nhotnhapkhau123
Tài xế O-H
Độ êm ái và thoải mái là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu của nhiều khách hàng khi chọn mua ô tô.
Có nhiều tác nhân và thành phần ảnh hưởng đến độ thoải mái của một chiếc xe, trong đó tác nhân đầu tiên và quan trọng nhất chính là hệ thống treo của xe. Khi mua xe, bạn có thể được người bán hàng giới thiệu về những mẫu xe sử dụng hệ thống treo MacPherson, tay đòn kép và rất nhiều loại khác. Đã bao giờ bạn tự hỏi chúng là gì, hoạt động như thế nào và khác nhau ra sao chưa?
Bài viết này do mình sưu tầm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin cơ bản và dễ hiểu nhất về hệ thống treo cũng như sự khác nhau giữa các cấu hình hệ thống treo phổ biến hiện nay trên thị trường.
Những kiến thức cơ bản về hệ thống treo trên ô tô
Hệ thống treo dùng để kết nối đàn hồi khung hoặc vỏ ô tô với các cầu. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống treo là giúp ô tô chuyển động êm dịu khi đi qua các mặt đường không bằng phẳng. Ngoài ra hệ thống treo còn dùng để truyền các lực và mômen từ bánh xe lên khung hoặc vỏ xe, đảm bảo đúng động học bánh xe.
Để làm được điều đó, hệ thống treo cần có 3 thành phần cơ bản sau: bộ phận đàn hồi, bộ phận giảm chấn và bộ phận dẫn hướng.
1. Bộ phận đàn hồi:
Bộ phận đàn hồi giúp hấp thụ dao động từ mặt đường, giảm nhẹ tải trọng động lên khung xe, tạo điều kiện cho bánh xe dao động, đảm bảo độ êm dịu cho xe. Hiện nay, bộ phận đàn hồi có các kiểu chính sau:
- Nhíp: đóng vai trò của cả ba bộ phận trong hệ thống treo, có khả năng chịu tải cao nhưng độ êm dịu thấp (sử dụng chủ yếu trên xe tải).
- Lò xo: công nghệ chế tạo đơn giản, độ êm dịu tốt nhưng khó bố trí (thường sử dụng phổ biến trên hầu hết các dòng xe con như Hyundai Grand i10, Honda Civic, Toyota Camry,…).
- Thanh xoắn: công nghệ chế tạo phức tạp nhưng dễ bố trí (vẫn sử dụng trên nhiều dòng xe).
- Khí nén: dùng cho những dòng xe cần tải lớn và độ êm dịu cao như xe khách trên 29 chỗ, xe bus,.. Bên cạnh đó, hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử còn được ứng dụng trên những dòng xe sang đầu bảng như Mercedes S-Class, BMW 7-series,…)
2. Bộ phận giảm chấn:
Bộ phận giảm chấn có tác dụng dập tắt nhanh dao động của bánh xe và thân xe để đảm bảo cho bánh xe bám đường tốt hơn,tăng tính êm dịu và độ ổn định trong quá trình vận hành.
Có hai loại giảm chấn là giảm chấn thủy lực và giảm chấn dùng ma sát:
- Giảm chấn thủy lực:
+ Lợi dụng ma sát giữa các lớp chất lỏng (dầu) để dập tắt dao động.
+ Có hai loại giảm chấn thủy lực là giảm chấn dạng ống (dẫn động trực tiếp, được sử dụng phổ biến) và giảm chấn dạng đòn (dẫn động gián tiếp qua hệ thống đòn nên phức tạp và vì thế ít dùng cho ô tô hiện nay).
- Giảm chấn ma sát:
+ Như đã đề cập ở trên, nhíp cũng đóng vai trò giảm chấn cho xe thông qua ma sát giữa các lá nhíp.
3. Bộ phận dẫn hướng:
Bộ phận dẫn hướng đây là bộ phận có phần trừu tượng và khó hình dung với nhiều người do khi nhắc đến hệ thống treo, chúng ta thường chỉ nghĩ ngay đến lò xo và các ống giảm chấn. Tuy nhiên, bộ phận dẫn hướng lại đóng một vai trò rất quan trọng.
Đúng như tên gọi, bộ phận này giúp dẫn hướng, đảm bảo đúng động học bánh xe, hướng cho xe chỉ dao động trong mặt phẳng thẳng đứng. Bên cạnh đó, bộ phận dẫn hướng còn tiếp nhận và truyền lực, moment giữa bánh xe với phần khung vỏ của xe.
Có hai kiểu dẫn hướng chính là dùng nhíp (đối với xe tải) và dùng các cơ cấu tay đòn (xe con). Cũng chính việc bố trí và sắp xếp các tay đòn này mà nhà thiết kế có thể tạo ra những kiểu hệ thống treo khác nhau như hệ thống treo MacPherson, hệ thống treo tay đòn kép (double wishbone), hệ thống treo đa liên kết (multi-link),…
Các loại hệ thống treo cơ bản trên ô tô
Có thể dựa vào các yếu tố về thành phần cấu tạo để phân loại các hệ thống treo khác nhau. Tuy nhiên, trong bài viết này sẽ đề cập đến cách phân loại cơ bản và tổng quát nhất đó là phân loại theo bộ phận dẫn hướng. Xét theo bộ phận dẫn hướng thì hệ thống treo có thể được chia thành hai loại chính là hệ thống treo phụ thuộc và hệ thống treo độc lập.
1. Hệ thống treo phụ thuộc:
- Ở hệ thống này, các bánh xe được nối trên 1 dầm cầu liền, các chi tiết hệ thống treo sẽ nối dầm cầu với thân xe. Cái tên “phụ thuộc” cũng xuất phát từ đó, vì ở hệ thống này, dao động của hai bánh xe ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau. Các kiểu hệ thống treo phụ thuộc có thể kể đến là treo liên kết Satchell, liên kết Watt, nhíp lá,…
- So với hệ thống treo độc lập thì các chi tiết ở hệ thống treo phụ thuộc ít và đơn giản hơn, độ bền cao, chịu tải tốt và đặc biệt phù hợp với các loại ô tô tải cũng như ô tô con sử dụng kết cấu khung vỏ rời (body-on-frame). Tuy nhiên, do khối lượng phần không được treo lớn nên hệ thống này kém êm dịu và ổn định, xe dễ bị rung động,…
- Đối với xe con, hệ thống treo phụ thuộc thường được sử dụng ở cầu sau của các mẫu SUV quen thuộc như Toyota Fortuner, Chevrolet Trailblazer, Ford Everest, Ford Explorer,… và những chiếc bán tải sử dụng chung khung gầm như Toyota Hilux, Chevrolet Colorado hay Ford Ranger,…
2. Hệ thống treo độc lập:
- Khác với hệ thống treo phụ thuộc, ở hệ thống này, các bánh xe được gắn với thân xe một cách “độc lập” với nhau. Qua đó, hai đầu bánh xe có thể chuyển động riêng lẻ, dịch chuyển tự do mà không gây ảnh hưởng lẫn nhau. Nhờ vậy, các dao động từ mặt đường lên khung vỏ xe có thể được kiểm soát tốt hơn. Các kiểu hệ thống treo độc lập tiêu biểu là hệ thống treo MacPherson, hệ thống treo tay đòn kép (double wishbone), hệ thống treo đa liên kết (multi-link),…
So với hệ thống treo phụ thuộc, phần không được treo nhỏ nên khả năng bám đường của bánh xe cao, tính êm dịu chuyển động cao. Do không có dầm cầu liền nối thân xe nên có thể bố trị trọng tâm xe thấp đi, nhưng ngược lại hệ thống treo độc lập có cấu trúc và thành phần phức tạp hơn,…
Hệ thống treo độc lập được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trên ô tô. Những mẫu xe tiêu biểu có thể kể đến như Honda Civic, Honda CR-V, Toyota Camry (đều dùng cấu hình treo trước MacPherson/treo sau đa liên kết multi-link), Mercedes C-class (đa liên kết trước sau), Mercedes GLE-class (treo trước tay đòn kép/treo sau đa liên kết),…
3. Hệ thống treo bán độc lập:
Đúng như tên gọi của mình, cấu hình hệ thống treo này vẫn cho phép hai bánh xe chuyển động tương đối với nhau, tuy nhiên chuyển động của chúng vẫn có ảnh hưởng đến nhau. Ngày nay, hệ thống treo này xuất hiện phổ biến nhất dưới dạng thanh xoắn (torsion beam) kết hợp với thanh cân bằng (stablizer bar). Hệ thống này thường được sử dụng ở cầu sau một số mẫu xe như Toyota Corolla Altis, Toyota Vios.
So sánh ba cấu hình hệ thống treo phổ biến nhất trên ô tô hiện nay
1. Hệ thống treo MacPherson (1 càng chữ A)
- Ưu điểm:
+ Thiết kế đơn giản hơn so với những loại hệ thống treo độc lập khác.
+ Tương đối nhẹ và nhỏ gọn (cấu tạo chỉ gồm giảm xóc, lò xo, cánh tay điều chỉnh hướng và đệm cao su giảm chấn).
+ Tiết kiệm được diện tích cho các thành phần truyền động khác nên đặc biệt thích hợp với những xe dẫn động cầu trước (FWD)..
+ Độ ma sát và mài mòn của bộ phận giảm chấn được giảm, do đó không phải bảo trì quá nhiều.
- Nhược điểm:
+ Độ chụm và góc đặt bánh xe không ổn định, bánh xe và thân xe vẫn lắc ngang so với mặt đường. Không thích hợp với những xe yêu cầu cao về trải nghiệm lái.
2. Hệ thống treo tay đòn kép (double wishbone) (2 càng chữ A)
- Ưu điểm:
+ Góc đặt bánh xe được ổn định, hạn chế lắc ngang thân xe khi vào cua, qua đó giúp cảm giác lái của xe tốt hơn.
+ Tạo sự linh hoạt trong việc sắp xếp các thành phần như lò xo, giảm chấn,…
+ Dễ dàng điều chỉnh động học của hệ thống treo, qua đó tối ưu hóa quá trình vận hành của xe.
- Nhược điểm:
+ Cấu tạo gồm nhiều thành phần và phức tạp hơn so với MacPherson.
+ Do đó, giá cũng cao hơn, khâu sửa chữa và bảo trì cũng tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
3. Hệ thống treo đa liên kết (multi-link)
- Ưu điểm:
+ Sự đa dạng trong thiết kế và điều chỉnh các liên kết giúp mang đến cảm giác điều khiển và xử lý còn tốt hơn so với kiểu tay đòn kép.
- Nhược điểm:
+ Việc phát triển và thiết kế rất phức tạp.
+ Do đó, hệ thống này có giá thành cũng như độ phức tạp trong khâu sửa chữa và bảo dưỡng cao.
Trên đây là một vài thông tin do mình sưu tầm xin gửi đến các bạn tham khảo khi sử dụng một chiếc xe. Hãy “Yêu xe như con, quý xe như máu - Phía trước tay lái là sự sống”. Chúc các bác tài vạn dặm bình an.
Có nhiều tác nhân và thành phần ảnh hưởng đến độ thoải mái của một chiếc xe, trong đó tác nhân đầu tiên và quan trọng nhất chính là hệ thống treo của xe. Khi mua xe, bạn có thể được người bán hàng giới thiệu về những mẫu xe sử dụng hệ thống treo MacPherson, tay đòn kép và rất nhiều loại khác. Đã bao giờ bạn tự hỏi chúng là gì, hoạt động như thế nào và khác nhau ra sao chưa?
Bài viết này do mình sưu tầm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin cơ bản và dễ hiểu nhất về hệ thống treo cũng như sự khác nhau giữa các cấu hình hệ thống treo phổ biến hiện nay trên thị trường.
Những kiến thức cơ bản về hệ thống treo trên ô tô
Hệ thống treo dùng để kết nối đàn hồi khung hoặc vỏ ô tô với các cầu. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống treo là giúp ô tô chuyển động êm dịu khi đi qua các mặt đường không bằng phẳng. Ngoài ra hệ thống treo còn dùng để truyền các lực và mômen từ bánh xe lên khung hoặc vỏ xe, đảm bảo đúng động học bánh xe.
Để làm được điều đó, hệ thống treo cần có 3 thành phần cơ bản sau: bộ phận đàn hồi, bộ phận giảm chấn và bộ phận dẫn hướng.
1. Bộ phận đàn hồi:
Bộ phận đàn hồi giúp hấp thụ dao động từ mặt đường, giảm nhẹ tải trọng động lên khung xe, tạo điều kiện cho bánh xe dao động, đảm bảo độ êm dịu cho xe. Hiện nay, bộ phận đàn hồi có các kiểu chính sau:
- Nhíp: đóng vai trò của cả ba bộ phận trong hệ thống treo, có khả năng chịu tải cao nhưng độ êm dịu thấp (sử dụng chủ yếu trên xe tải).
- Lò xo: công nghệ chế tạo đơn giản, độ êm dịu tốt nhưng khó bố trí (thường sử dụng phổ biến trên hầu hết các dòng xe con như Hyundai Grand i10, Honda Civic, Toyota Camry,…).
- Thanh xoắn: công nghệ chế tạo phức tạp nhưng dễ bố trí (vẫn sử dụng trên nhiều dòng xe).
- Khí nén: dùng cho những dòng xe cần tải lớn và độ êm dịu cao như xe khách trên 29 chỗ, xe bus,.. Bên cạnh đó, hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử còn được ứng dụng trên những dòng xe sang đầu bảng như Mercedes S-Class, BMW 7-series,…)
2. Bộ phận giảm chấn:
Bộ phận giảm chấn có tác dụng dập tắt nhanh dao động của bánh xe và thân xe để đảm bảo cho bánh xe bám đường tốt hơn,tăng tính êm dịu và độ ổn định trong quá trình vận hành.
Có hai loại giảm chấn là giảm chấn thủy lực và giảm chấn dùng ma sát:
- Giảm chấn thủy lực:
+ Lợi dụng ma sát giữa các lớp chất lỏng (dầu) để dập tắt dao động.
+ Có hai loại giảm chấn thủy lực là giảm chấn dạng ống (dẫn động trực tiếp, được sử dụng phổ biến) và giảm chấn dạng đòn (dẫn động gián tiếp qua hệ thống đòn nên phức tạp và vì thế ít dùng cho ô tô hiện nay).
- Giảm chấn ma sát:
+ Như đã đề cập ở trên, nhíp cũng đóng vai trò giảm chấn cho xe thông qua ma sát giữa các lá nhíp.
3. Bộ phận dẫn hướng:
Bộ phận dẫn hướng đây là bộ phận có phần trừu tượng và khó hình dung với nhiều người do khi nhắc đến hệ thống treo, chúng ta thường chỉ nghĩ ngay đến lò xo và các ống giảm chấn. Tuy nhiên, bộ phận dẫn hướng lại đóng một vai trò rất quan trọng.
Đúng như tên gọi, bộ phận này giúp dẫn hướng, đảm bảo đúng động học bánh xe, hướng cho xe chỉ dao động trong mặt phẳng thẳng đứng. Bên cạnh đó, bộ phận dẫn hướng còn tiếp nhận và truyền lực, moment giữa bánh xe với phần khung vỏ của xe.
Có hai kiểu dẫn hướng chính là dùng nhíp (đối với xe tải) và dùng các cơ cấu tay đòn (xe con). Cũng chính việc bố trí và sắp xếp các tay đòn này mà nhà thiết kế có thể tạo ra những kiểu hệ thống treo khác nhau như hệ thống treo MacPherson, hệ thống treo tay đòn kép (double wishbone), hệ thống treo đa liên kết (multi-link),…
Các loại hệ thống treo cơ bản trên ô tô
Có thể dựa vào các yếu tố về thành phần cấu tạo để phân loại các hệ thống treo khác nhau. Tuy nhiên, trong bài viết này sẽ đề cập đến cách phân loại cơ bản và tổng quát nhất đó là phân loại theo bộ phận dẫn hướng. Xét theo bộ phận dẫn hướng thì hệ thống treo có thể được chia thành hai loại chính là hệ thống treo phụ thuộc và hệ thống treo độc lập.
1. Hệ thống treo phụ thuộc:
- Ở hệ thống này, các bánh xe được nối trên 1 dầm cầu liền, các chi tiết hệ thống treo sẽ nối dầm cầu với thân xe. Cái tên “phụ thuộc” cũng xuất phát từ đó, vì ở hệ thống này, dao động của hai bánh xe ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau. Các kiểu hệ thống treo phụ thuộc có thể kể đến là treo liên kết Satchell, liên kết Watt, nhíp lá,…
- So với hệ thống treo độc lập thì các chi tiết ở hệ thống treo phụ thuộc ít và đơn giản hơn, độ bền cao, chịu tải tốt và đặc biệt phù hợp với các loại ô tô tải cũng như ô tô con sử dụng kết cấu khung vỏ rời (body-on-frame). Tuy nhiên, do khối lượng phần không được treo lớn nên hệ thống này kém êm dịu và ổn định, xe dễ bị rung động,…
- Đối với xe con, hệ thống treo phụ thuộc thường được sử dụng ở cầu sau của các mẫu SUV quen thuộc như Toyota Fortuner, Chevrolet Trailblazer, Ford Everest, Ford Explorer,… và những chiếc bán tải sử dụng chung khung gầm như Toyota Hilux, Chevrolet Colorado hay Ford Ranger,…
2. Hệ thống treo độc lập:
- Khác với hệ thống treo phụ thuộc, ở hệ thống này, các bánh xe được gắn với thân xe một cách “độc lập” với nhau. Qua đó, hai đầu bánh xe có thể chuyển động riêng lẻ, dịch chuyển tự do mà không gây ảnh hưởng lẫn nhau. Nhờ vậy, các dao động từ mặt đường lên khung vỏ xe có thể được kiểm soát tốt hơn. Các kiểu hệ thống treo độc lập tiêu biểu là hệ thống treo MacPherson, hệ thống treo tay đòn kép (double wishbone), hệ thống treo đa liên kết (multi-link),…
So với hệ thống treo phụ thuộc, phần không được treo nhỏ nên khả năng bám đường của bánh xe cao, tính êm dịu chuyển động cao. Do không có dầm cầu liền nối thân xe nên có thể bố trị trọng tâm xe thấp đi, nhưng ngược lại hệ thống treo độc lập có cấu trúc và thành phần phức tạp hơn,…
Hệ thống treo độc lập được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trên ô tô. Những mẫu xe tiêu biểu có thể kể đến như Honda Civic, Honda CR-V, Toyota Camry (đều dùng cấu hình treo trước MacPherson/treo sau đa liên kết multi-link), Mercedes C-class (đa liên kết trước sau), Mercedes GLE-class (treo trước tay đòn kép/treo sau đa liên kết),…
3. Hệ thống treo bán độc lập:
Đúng như tên gọi của mình, cấu hình hệ thống treo này vẫn cho phép hai bánh xe chuyển động tương đối với nhau, tuy nhiên chuyển động của chúng vẫn có ảnh hưởng đến nhau. Ngày nay, hệ thống treo này xuất hiện phổ biến nhất dưới dạng thanh xoắn (torsion beam) kết hợp với thanh cân bằng (stablizer bar). Hệ thống này thường được sử dụng ở cầu sau một số mẫu xe như Toyota Corolla Altis, Toyota Vios.
So sánh ba cấu hình hệ thống treo phổ biến nhất trên ô tô hiện nay
1. Hệ thống treo MacPherson (1 càng chữ A)
- Ưu điểm:
+ Thiết kế đơn giản hơn so với những loại hệ thống treo độc lập khác.
+ Tương đối nhẹ và nhỏ gọn (cấu tạo chỉ gồm giảm xóc, lò xo, cánh tay điều chỉnh hướng và đệm cao su giảm chấn).
+ Tiết kiệm được diện tích cho các thành phần truyền động khác nên đặc biệt thích hợp với những xe dẫn động cầu trước (FWD)..
+ Độ ma sát và mài mòn của bộ phận giảm chấn được giảm, do đó không phải bảo trì quá nhiều.
- Nhược điểm:
+ Độ chụm và góc đặt bánh xe không ổn định, bánh xe và thân xe vẫn lắc ngang so với mặt đường. Không thích hợp với những xe yêu cầu cao về trải nghiệm lái.
2. Hệ thống treo tay đòn kép (double wishbone) (2 càng chữ A)
- Ưu điểm:
+ Góc đặt bánh xe được ổn định, hạn chế lắc ngang thân xe khi vào cua, qua đó giúp cảm giác lái của xe tốt hơn.
+ Tạo sự linh hoạt trong việc sắp xếp các thành phần như lò xo, giảm chấn,…
+ Dễ dàng điều chỉnh động học của hệ thống treo, qua đó tối ưu hóa quá trình vận hành của xe.
- Nhược điểm:
+ Cấu tạo gồm nhiều thành phần và phức tạp hơn so với MacPherson.
+ Do đó, giá cũng cao hơn, khâu sửa chữa và bảo trì cũng tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
3. Hệ thống treo đa liên kết (multi-link)
- Ưu điểm:
+ Sự đa dạng trong thiết kế và điều chỉnh các liên kết giúp mang đến cảm giác điều khiển và xử lý còn tốt hơn so với kiểu tay đòn kép.
- Nhược điểm:
+ Việc phát triển và thiết kế rất phức tạp.
+ Do đó, hệ thống này có giá thành cũng như độ phức tạp trong khâu sửa chữa và bảo dưỡng cao.
Trên đây là một vài thông tin do mình sưu tầm xin gửi đến các bạn tham khảo khi sử dụng một chiếc xe. Hãy “Yêu xe như con, quý xe như máu - Phía trước tay lái là sự sống”. Chúc các bác tài vạn dặm bình an.
Nguồn: (Quang Thien – danhgiaxe.com)