Cho đến nay tỷ lệ nội địa hóa mới đạt từ 7-10%. Hơn 20 năm phát triển, công nghiệp ô tô đang trong giai đoạn khó khăn.
Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho rằng: Thời gian dài vừa qua, chúng ta tập trung bảo hộ cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước nhưng lại ưu đãi không đúng chỗ. Chẳng hạn, chúng ta duy trì đánh thuế rất cao với xe nhập khẩu nguyên chiếc, giúp các doanh nghiệp (DN) lắp ráp không phải lo cạnh tranh từ xe nhập.
Chúng ta duy trì thuế nhập linh kiện ở mức thấp trong một thời gian dài, khiến các DN có xu hướng nhập linh kiện về lắp ráp, dẫn đến sản xuất linh kiện trong nước không có cơ hội phát triển.
Công nghiệp hỗ trợ cho phát triển ô tô tại Việt Nam còn sơ khai.
Cho đến nay, tỷ lệ nội địa hóa với ô tô tại Việt Nam mới đạt từ 7-10% và chưa có đột phá. Khiến cho giá thành xe lắp ráp sản xuất trong nước cao hơn từ 10-20% so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia.
Trong khi đó, ngành sản xuất linh kiện ô tô trong nước đang phải đối mặt với thách thức lớn, khi linh kiện ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN được hưởng thuế 0% tràn vào từ đầu năm 2018.
Theo các DN, hiện sản xuất phụ tùng ô tô là ngành được ưu đãi đầu tư, nhưng những ưu đãi được hưởng cũng chỉ như các ngành nghề khác, nên chưa tạo ra sự cuốn hút.
Không những thế, sản xuất linh kiện cung cấp cho các DN ô tô, luôn đòi hỏi những yêu cầu rất khắt khe như: giá hợp lý, giao hàng đúng hẹn, chất lượng cao, chính xác về kỹ thuật và công nghệ,... nên hầu hết các DN nhỏ và vừa không đáp ứng được. Muốn đáp ứng phải đầu tư lớn với công nghệ hiện đại.
Trong khi đó, trên 60% DN nhỏ và vừa tại Việt Nam đang thiếu vốn. Lợi nhuận từ sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô chỉ dưới 10%/năm, nhưng ngân hàng lại cho vay với lãi suất lên tới trên 11%/năm, do vậy các DN không dám vay vốn bởi cầm chắc thua lỗ.
Theo các DN, để thúc đẩy sản xuất linh kiện trong nước, cần có chính sách đặc thù để phát triển như: miễn thuế nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô trong nước, như vậy mới giúp giảm chi phí và cạnh tranh với linh kiện nhập khẩu từ ASEAN hưởng thuế 0%; nhanh chóng thực hiện chính sách ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện sản xuất trong nước để khuyến khích các DN ô tô tăng nội địa hóa.
Giai đoạn khó khăn
Số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, hiện chỉ có 11 mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt sản lượng lớn hơn 6.000 xe/năm.
Chỉ 4 doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam với 11 thương hiệu xe lắp ráp trong nước là thỏa mãn được điều kiện để được hưởng mức thuế nhập khẩu linh kiện 0%.
Trong đó, Toyota Việt Nam có mẫu Vios đạt 27.000 chiếc/năm và Innova đạt 14.581 chiếc/năm. Công ty Trường Hải có mẫu Kia Morning đạt 11.158 chiếc/năm, Kia Cerato đạt 11.680 chiếc/năm, Mazda 3 đạt 13.400 chiếc/năm và Mazda CX5 đạt 12.200 chiếc/năm. Honda Việt Nam có mẫu City đạt 10.800 chiếc/năm. Hyundai Thành Công có mẫu Grand i10 đạt 22.000 chiếc/năm, Accent đạt 12.500 chiếc/năm, Elantra đạt 6.300 chiếc/năm và Tucson đạt 6.900 chiếc/năm.
Để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô, phải đạt sản lượng phụ tùng, linh kiện lớn. Các DN cho biết, một mẫu xe phải sản xuất được 50.000 chiếc/năm, gấp đôi doanh số tiêu thụ của những mẫu xe bán chạy nhất hiện nay, thì sản xuất linh kiện mới có hiệu quả.
Như vậy, chỉ có 4 doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam với 11 thương hiệu xe lắp ráp trong nước là thỏa mãn được điều kiện về doanh số bán ra, sản lượng sản xuất để được hưởng mức thuế nhập khẩu linh kiện 0% theo quy định tại Nghị định 125/2017 của Chính phủ.
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô trong giai đoạn hiện nay rất khó khăn do hoàn cảnh có nhiều thay đổi, thị trường ô tô đã mở cửa với khu vực. Muốn thành công phải có những chính sách ưu đãi lớn mới đủ sức thu hút các nhà đầu tư.
Trong khi đó, xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia ngày càng tràn về nhiều và giá giảm. Mới đây nhất, Toyota Việt Nam đã ngừng lắp ráp mẫu xe Camry trong nước, chuyển sang nhập khẩu. Xe nhập trang bị nhiều công nghệ mới hơn hẳn, nhưng giá bán lại giảm 70 triệu đồng so với xe lắp ráp trong nước.
Các DN ô tô than thở, hiện rất khó đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa để có thể hưởng ưu đãi do đang gặp phải những vấn đề về chất lượng và năng lực của nhà cung cấp trong nước. Nếu tình hình này vẫn tiếp diễn, sẽ có thêm nhiều mẫu ô tô chuyển từ sản xuất láp ráp sang nhập khẩu trong thời gian tới.
Tại cuộc họp với các DN ô tô đầu tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, quan điểm trong bối cảnh tự do hóa thương mại thì không cần sản xuất ô tô trong nước mà sẽ nhập khẩu toàn bộ là sai lầm, nhất là khi chúng ta tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế. Đối với ngành công nghiệp ô tô, cần đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ, sản xuất phụ tùng, linh kiện, kể cả động cơ, các phụ tùng quan trọng, để có giá trị gia tăng cao hơn.
Mới đây Chính phủ đã có chỉ dạo cho Bộ KH-CN xem xét điều chỉnh khái niệm "lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô và một số linh kiện ô tô" trở thành "ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao". Hy vọng với chính sách này, ngành công nghiệp ô tô sẽ được hưởng ưu đãi lớn.
Bộ Công Thương cho biết, sẽ phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho các ngành công nghiệp ưu tiên, trong đó có công nghiệp hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ các DN Việt Nam và kết nối vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
- VinFast sẽ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động vào tháng 6/2019
- Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang có những tín hiệu tích cực
Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho rằng: Thời gian dài vừa qua, chúng ta tập trung bảo hộ cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước nhưng lại ưu đãi không đúng chỗ. Chẳng hạn, chúng ta duy trì đánh thuế rất cao với xe nhập khẩu nguyên chiếc, giúp các doanh nghiệp (DN) lắp ráp không phải lo cạnh tranh từ xe nhập.
Chúng ta duy trì thuế nhập linh kiện ở mức thấp trong một thời gian dài, khiến các DN có xu hướng nhập linh kiện về lắp ráp, dẫn đến sản xuất linh kiện trong nước không có cơ hội phát triển.
Công nghiệp hỗ trợ cho phát triển ô tô tại Việt Nam còn sơ khai.
Cho đến nay, tỷ lệ nội địa hóa với ô tô tại Việt Nam mới đạt từ 7-10% và chưa có đột phá. Khiến cho giá thành xe lắp ráp sản xuất trong nước cao hơn từ 10-20% so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia.
Trong khi đó, ngành sản xuất linh kiện ô tô trong nước đang phải đối mặt với thách thức lớn, khi linh kiện ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN được hưởng thuế 0% tràn vào từ đầu năm 2018.
Theo các DN, hiện sản xuất phụ tùng ô tô là ngành được ưu đãi đầu tư, nhưng những ưu đãi được hưởng cũng chỉ như các ngành nghề khác, nên chưa tạo ra sự cuốn hút.
Không những thế, sản xuất linh kiện cung cấp cho các DN ô tô, luôn đòi hỏi những yêu cầu rất khắt khe như: giá hợp lý, giao hàng đúng hẹn, chất lượng cao, chính xác về kỹ thuật và công nghệ,... nên hầu hết các DN nhỏ và vừa không đáp ứng được. Muốn đáp ứng phải đầu tư lớn với công nghệ hiện đại.
Trong khi đó, trên 60% DN nhỏ và vừa tại Việt Nam đang thiếu vốn. Lợi nhuận từ sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô chỉ dưới 10%/năm, nhưng ngân hàng lại cho vay với lãi suất lên tới trên 11%/năm, do vậy các DN không dám vay vốn bởi cầm chắc thua lỗ.
Theo các DN, để thúc đẩy sản xuất linh kiện trong nước, cần có chính sách đặc thù để phát triển như: miễn thuế nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô trong nước, như vậy mới giúp giảm chi phí và cạnh tranh với linh kiện nhập khẩu từ ASEAN hưởng thuế 0%; nhanh chóng thực hiện chính sách ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện sản xuất trong nước để khuyến khích các DN ô tô tăng nội địa hóa.
Giai đoạn khó khăn
Số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, hiện chỉ có 11 mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt sản lượng lớn hơn 6.000 xe/năm.
Chỉ 4 doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam với 11 thương hiệu xe lắp ráp trong nước là thỏa mãn được điều kiện để được hưởng mức thuế nhập khẩu linh kiện 0%.
Trong đó, Toyota Việt Nam có mẫu Vios đạt 27.000 chiếc/năm và Innova đạt 14.581 chiếc/năm. Công ty Trường Hải có mẫu Kia Morning đạt 11.158 chiếc/năm, Kia Cerato đạt 11.680 chiếc/năm, Mazda 3 đạt 13.400 chiếc/năm và Mazda CX5 đạt 12.200 chiếc/năm. Honda Việt Nam có mẫu City đạt 10.800 chiếc/năm. Hyundai Thành Công có mẫu Grand i10 đạt 22.000 chiếc/năm, Accent đạt 12.500 chiếc/năm, Elantra đạt 6.300 chiếc/năm và Tucson đạt 6.900 chiếc/năm.
Để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô, phải đạt sản lượng phụ tùng, linh kiện lớn. Các DN cho biết, một mẫu xe phải sản xuất được 50.000 chiếc/năm, gấp đôi doanh số tiêu thụ của những mẫu xe bán chạy nhất hiện nay, thì sản xuất linh kiện mới có hiệu quả.
Như vậy, chỉ có 4 doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam với 11 thương hiệu xe lắp ráp trong nước là thỏa mãn được điều kiện về doanh số bán ra, sản lượng sản xuất để được hưởng mức thuế nhập khẩu linh kiện 0% theo quy định tại Nghị định 125/2017 của Chính phủ.
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô trong giai đoạn hiện nay rất khó khăn do hoàn cảnh có nhiều thay đổi, thị trường ô tô đã mở cửa với khu vực. Muốn thành công phải có những chính sách ưu đãi lớn mới đủ sức thu hút các nhà đầu tư.
Trong khi đó, xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia ngày càng tràn về nhiều và giá giảm. Mới đây nhất, Toyota Việt Nam đã ngừng lắp ráp mẫu xe Camry trong nước, chuyển sang nhập khẩu. Xe nhập trang bị nhiều công nghệ mới hơn hẳn, nhưng giá bán lại giảm 70 triệu đồng so với xe lắp ráp trong nước.
Các DN ô tô than thở, hiện rất khó đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa để có thể hưởng ưu đãi do đang gặp phải những vấn đề về chất lượng và năng lực của nhà cung cấp trong nước. Nếu tình hình này vẫn tiếp diễn, sẽ có thêm nhiều mẫu ô tô chuyển từ sản xuất láp ráp sang nhập khẩu trong thời gian tới.
Tại cuộc họp với các DN ô tô đầu tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, quan điểm trong bối cảnh tự do hóa thương mại thì không cần sản xuất ô tô trong nước mà sẽ nhập khẩu toàn bộ là sai lầm, nhất là khi chúng ta tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế. Đối với ngành công nghiệp ô tô, cần đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ, sản xuất phụ tùng, linh kiện, kể cả động cơ, các phụ tùng quan trọng, để có giá trị gia tăng cao hơn.
Mới đây Chính phủ đã có chỉ dạo cho Bộ KH-CN xem xét điều chỉnh khái niệm "lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô và một số linh kiện ô tô" trở thành "ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao". Hy vọng với chính sách này, ngành công nghiệp ô tô sẽ được hưởng ưu đãi lớn.
Bộ Công Thương cho biết, sẽ phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho các ngành công nghiệp ưu tiên, trong đó có công nghiệp hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ các DN Việt Nam và kết nối vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Nguồn: Vietnamnet