MyS2Love
Tài xế O-H
Từ những hệ thống nền tảng ban đầu như ABS, ESP... ngày nay Mercedes-Benz đang tiếp tục dẫn hướng tương lai trong lĩnh vực công nghệ an toàn chủ động trên xe hơi.
Mercedes-Benz đã tạo ra một chuẩn mực về An toàn Chủ động cho xe hơi từ những năm 70 của thế kỉ trước. Mỗi giải pháp mà họ đưa ra đều giúp hỗ trợ tài xế trong việc giảm thiểu rủi ro tai nạn. Những tính năng nổi bật có thể kể đến như hệ thống chống bó cứng phanh ABS (1978), hệ thống ổn định điện tử ESP (1995) và hệ thống kiểm soát hành trình chủ động ACC DISTRONIC (1998). Hệ thống Kiểm Soát Thân xe Chủ động ABC (Active Body Control) được giới thiệu lần đầu vào 20 năm trước trên mẫu xe CL của dòng sản phẩm C 215 và đây cũng là sự phát triển của công nghệ an toàn chủ động bởi Mercedes-Benz. Vô số công nghệ thông minh được sử dụng ngày hôm nay, tất cả tạo nên một khái niệm đặc trưng “Lái xe Thông minh của Mercedes-Benz.”
Chiếc xe làm người bạn đồng hành với hành khách, giúp họ tránh được những rủ ro về tai nạn: đây chính là phương châm tiên phong trong quãng thời gian phát triển công nghệ an toàn chủ động. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu vào khoảng đầu những năm 1960 bằng tiếng Ý (Sicurezza Attiva). Nhưng cũng vẫn có một vài ý kiến cho rằng Mercedes-Benz đã đưa ra khái niệm này vào những năm gần cuối thập niên 1940. Khoảng giữa những năm 1960, hãng đã lập nên một khái niệm mới mà cho tới ngày nay vẫn được áp dụng nhờ vào những người quản lí những phát triển quan trọng - Hans Schenrenberg, Karl Wilfert và Béla Barényi. Dựa vào miêu tả, hệ thống an toàn chủ động bao gồm các hạng mục: “lái xe an toàn” (driving safety), “sức khoẻ của người lái” (driver fitness), và “vận hành an toàn” (operating safety).
Công nghệ kỹ thuật số tạo đột phá cho hệ thống an toàn chủ động
An toàn chủ động tạo ra một bước nhảy vọt quyết định từ giai đoạn triển khai ý tưởng và nghiên cứu cho đến hàng loạt công nghệ được ra mắt vào năm 1978. Trước đó, Mercedes-Benz đã giới thiệu hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) được phát triển cùng với đối tác Bosch. Ngay cả với một ứng dụng phanh đầy đủ, người lái giờ đây có thể duy trì toàn bộ kiểm soát của xe.
Thông cáo báo chí của Mercedes-Benz công bố ngày 21/8/1978 nêu rõ: “Nhờ việc phối hợp tức thời các hoạt động điều khiển khác nhau trong A.B.S (Anti-lock Braking System), người lái xe cảm nhận rõ ràng và nghe thấy khi phanh, bánh xe được nhả ra một chút trước khi bị khoá hoàn toàn. Khi làm như vậy, chúng di chuyển trong điều kiện có độ trễ lý tưởng để cho phép khoảng cách phanh tốt nhất. ABS đã trở thành một câu chuyện thành công vượt xa cả những mẫu xe của thương hiệu đến từ Stuttgart. Ngày nay, hệ thống hỗ trợ này đều được trang bị ở tất cả những chiếc xe của tất cả các nhà sản xuất trên toàn thế giới như một điều tất nhiên.
Nguồn gốc của hệ thống chống bó cứng phanh tại Mercedes-Benz xuất hiện từ đầu những năm 1950. Những gì tiếp theo là một sự phát triển chuyên sâu, cũng hợp tác với các đối tác. Vào năm 1970, hệ thống “Mercedes-Benz/Teldix Anti-Bloc-System” được giới thiệu. Hệ thống điện tử tương tự hoạt động nhưng chưa đủ tin cậy để sử dụng hàng loạt. Do đó, đến năm 1978, ABS với điều khiển kỹ thuật số đã được tạo ra. Trong một thời đại vẫn được đặc trưng bởi điện và điện tử tương tự, đó là một giải pháp hoàn toàn thiết lập xu hướng.
Đa dạng các hệ thống hỗ trợ: ABS, ASR, ASD, BAS, 4MATIC…
Hệ thống cảm biến ABS kỹ thuật số là chìa khóa cho sự phát triển hơn nữa về an toàn chủ động tại Mercedes-Benz vì dữ liệu mà ABS cung cấp cũng được sử dụng bởi các hệ thống hỗ trợ khác. Chúng bao gồm kiểm soát trượt khi tăng tốc ASR, khóa vi sai tự động ASD, hỗ trợ phanh BAS, hệ thống cân bằng điện tử ESP, hộp số tự động điều khiển điện tử, kiểm soát hành trình thích ứng DISTRONIC và nhiều hơn nữa. Tùy thuộc vào chức năng và nhiệm vụ, các cảm biến và điều khiển tiếp theo cũng được sử dụng.
ASR và ASD đã được trình làng vào năm 1985 - chúng là những hệ thống đầu tiên có phần mềm xuất phát từ bộ phận phát triển điện/điện tử của Mercedes-Benz. Khi một bánh xe quay, ASR không chỉ kích hoạt phanh, nó còn cắt giảm mô-men xoắn động cơ bằng cách giảm ga với một lượng cụ thể. Cả hai hệ thống đều thực sự phát huy tác dụng trên những mẫu xe dẫn động cầu sau khi hoạt động trên đường trơn trượt. ASD giới hạn chuyển động bù của bánh xe khác trong vi sai, tương ứng với việc khóa đĩa phanh ngay khi các thiết bị điện tử ghi nhận thấy một bánh xe dẫn động đang quay trượt.
Hệ thống kiểm soát lực bám 4MATIC mới được phát triển - một hệ thống dẫn động bốn bánh phản hồi nhanh nhạy được ra mắt vào năm 1985. Nếu có hiện tượng bị mất lực bám, sẽ xảy ra diễn tiến trong ba bước: 4MATIC sẽ kích hoạt hệ dẫn động 4 bánh toàn phần, sau đó là khóa vi trung tâm và cuối cùng là khóa vi sai cầu sau. Hệ thống chuyển sang chế độ dẫn động 1 cầu với ABS tự động kích hoạt lại khi phanh.
Hỗ trợ thông minh: ESP và DISTRONIC trở thành chuẩn mực ngành
Để đảm bảo chiếc xe luôn có thể cung cấp cho người lái sự hỗ trợ toàn diện và thông minh, Mercedes-Benz tiếp tục phát triển hệ thống cảm biến dành do các hệ thống hỗ trợ. Vào những năm 1990, hai giải pháp tiên phong đã được công bố, trở thành tiêu chuẩn cho toàn ngành: Chương trình Ổn định Điện tử ESP (Electronic Stability Programme, 1995 – một số hãng khác gọi phổ biến là Cân bằng điện tử) và Kiểm soát hành trình thích ứng ACC DISTRONIC (1998; ACC – Adaptive Cruise Control). Hệ thống hỗ trợ phanh BAS cũng đã được ra mắt trong giai đoạn này. Được giới thiệu vào năm 1996, hệ thống đoán nhận ra tình huống phanh khẩn cấp và ngay lập tức can thiệp đưa ra kích hoạt lực phanh tối đa để hỗ trợ. Năm 1999, hệ thống khung gầm chủ động ABC (Active Body Control) đã ra mắt thế giới.
ESP® xuất hiện vào năm 1995 trong dòng sản phẩm S-Class Coupé 140. Nó hỗ trợ người lái trong các tình huống lái xe rất quan trọng bằng cách áp dụng lực phanh cụ thể lên một hoặc nhiều bánh xe và - nếu cần - bằng cách điều chỉnh cả mô-men xoắn động cơ. Tình trạng lái xe cũng được xác định bởi góc lái, gia tốc bên và cảm biến tốc độ, cùng một vài tham số khác. Hệ thống truyền dẫn tín hiệu CAN-bus kỹ thuật số tạo điều kiện trao đổi dữ liệu nhanh chóng giữa vô số cảm biến và bộ điều khiển. ESP® đã trở thành một tiêu chuẩn công nghệ cao hơn cho ngành công nghiệp ô tô, không chỉ vì từ năm 1999, Mercedes-Benz luôn trang bị ESP cho tất cả các loại xe của mình như một tính năng an toàn tiêu chuẩn.
Chiếc xe ngày càng giàu cảm xúc, thấu hiểu con người
(DISTRONIC PLUS, ABC, PARKTRONIC, APS, Linguatronic, COMAND, MBUX…)
Kiểm soát hành trình thích ứng DISTRONIC đã ra mắt thế giới vào năm 1998 trong dòng S-Class của thế hệ 220. Hệ thống sử dụng radar để liên tục theo dõi hiện trạng các phương tiện giao thông và từ đó tính toán khoảng cách đến phương tiện phía trước cũng như tốc độ của nó. Sử dụng dữ liệu này, với kiểm soát hành trình được kích hoạt, hệ thống đưa ra các lệnh lái xe để liên tục giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước: nếu khoảng cách giảm, DISTRONIC giảm tốc độ xe lại bằng cách can thiệp vào động cơ, phanh và hộp số tự động. Ngay khi làn đường thông thoáng trở lại, DISTRONIC tăng tốc cho xe trở lại tốc độ đã đặt trước đó.
Công nghệ An toàn Chủ động cũng được hỗ trợ bởi nhiều hệ thống hỗ trợ khác nhau giúp cho việc vận hành điều khiển xe thoải mái hơn. Mercedes-Benz đã sớm dẫn đầu với công nghệ hỗ trợ đỗ xe thông minh PARKTRONIC và hệ thống định vị dẫn đường kỹ thuật số APS (Auto Pilot System) (đều giới thiệu năm 1995), cũng như điều khiển giọng nói SBS (1996, hệ thống này được gọi là Linguatronic từ năm 1997). Là giao diện giữa người và máy có hiệu năng cao như trực quan, Mercedes-Benz COMAND (Hệ thống dữ liệu và quản lý buồng lái) ra mắt vào năm 1998. Năm 2018, Trải nghiệm người dùng MBUX của Mercedes-Benz đã tiếp nối. Hệ thống đa phương tiện hoàn toàn mới có thể dạy được và tương tác với người lái nhờ trí thông minh nhân tạo và tạo ra một kết nối giàu cảm xúc giữa chiếc xe, người lái và hành khách.
Các hệ thống an toàn chủ động của Mercedes-Benz đã trở nên ngày càng hiệu quả và linh hoạt hơn trong những năm qua. Để mô tả chính xác độ phổ biến của sự phát triển và đa dạng hóa công nghệ này, vào năm 1999, Mercedes-Benz đã tập hợp các giải pháp theo thuật ngữ “Integral Safety” (tạm dịch: An toàn hợp nhất). Khái niệm này đã được triển khai rộng rãi trong sản xuất hàng loạt vào năm 2005. Tuy nhiên, ngay từ năm 2002, các ý tưởng trung tâm của triết lý đã được đưa vào hệ thống PRE-SAFE® để bảo vệ người xung quanh. Tại đây, chiếc xe thông minh nhận ra các dấu hiệu điển hình của một vụ tai nạn sắp xảy ra thông qua các cảm biến của nó và tự chuẩn bị cho điều này cũng như hạn chế các trường hợp xấu tiềm ẩn.
Thiên niên kỷ mới mang lại sự năng động to lớn trong việc phát triển các hệ thống hỗ trợ mới và các hệ thống hoàn thiện nâng cao, cũng đều thực hiện các mục tiêu quan trọng trong lĩnh vực an toàn chủ động. Hàng loạt công nghệ mới bao gồm Đèn phanh thích ứng (ABL) và Hỗ trợ phanh nâng cao BAS PLUS (2005), Hệ thống chiếu sáng thông minh và phanh PRE-SAFE® (năm 2006), Hỗ trợ điểm mù BSA (2007), Hỗ trợ đỗ xe chủ động (2009), Hỗ trợ sự tập trung người lái ATTENTION ASSIST, Hỗ trợ pha/cốt thích ứng AHA (Adaptive Highbeam Assist), Hỗ trợ giữ làn đường LKA (đồng loạt ra mắt năm 2009), Hỗ trợ điểm mù chủ động ABSA và Hỗ trợ giữ làn đường chủ động ALKA (cả hai xuất hiện trong năm 2010). Mercedes-Benz đã đưa tất cả các giải pháp hỗ trợ an toàn này vào dây chuyền sản xuất hàng loạt như là một phần tổng thể hài hòa của một chiếc xe.
Hướng đến tương lai: INTELLIGENT DRIVE Next Level
Trong những năm 2010, tương lai của công nghệ an toàn cho xe hơi đã đón nhận một cái tên mới: “Hệ thống Lái xe Thông minh - Intelligent Drive”. Chiếc xe thử nghiệm Mercedes-Benz S 500 INTELLIGENT DRIVE được trình làng vào 2013 cho thấy tương lai của lái xe tự động có thể được hình dung như thế nào trong các khu vực giao thông rất phức tạp, đặc biệt là ở các thành phố và trên đường quốc lộ. Trong năm 2017 và 2018, chương trình Mercedes-Benz Intelligence World Drive tiếp tục gắn liền với điều này. Một chiếc xe thử nghiệm dựa trên S-Class mới nhất đã được đưa đi nghiên cứu thử nghiệm trên tất cả 5 châu lục, lái xe tự động trong điều kiện giao thông thực tế.
Kể từ năm 2013, Intelligent Drive cũng là cái tên được đặt cho triết lý mới của Mercedes-Benz để kết nối tất cả các hệ thống hỗ trợ lái và an toàn cho người lái trong xe.
Năm 2017, Mercedes-Benz đã giới thiệu cấp độ cao hơn cho mạng lưới hợp nhất các hệ thống này, với tiêu đề “Intelligent Drive Next Level” để tiếp tục hoàn thiện khả năng hỗ trợ toàn diện cho người lái – và đó cũng là an toàn chủ động cho tương lai.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Mercedes-Benz đã tạo ra một chuẩn mực về An toàn Chủ động cho xe hơi từ những năm 70 của thế kỉ trước. Mỗi giải pháp mà họ đưa ra đều giúp hỗ trợ tài xế trong việc giảm thiểu rủi ro tai nạn. Những tính năng nổi bật có thể kể đến như hệ thống chống bó cứng phanh ABS (1978), hệ thống ổn định điện tử ESP (1995) và hệ thống kiểm soát hành trình chủ động ACC DISTRONIC (1998). Hệ thống Kiểm Soát Thân xe Chủ động ABC (Active Body Control) được giới thiệu lần đầu vào 20 năm trước trên mẫu xe CL của dòng sản phẩm C 215 và đây cũng là sự phát triển của công nghệ an toàn chủ động bởi Mercedes-Benz. Vô số công nghệ thông minh được sử dụng ngày hôm nay, tất cả tạo nên một khái niệm đặc trưng “Lái xe Thông minh của Mercedes-Benz.”
Chiếc xe làm người bạn đồng hành với hành khách, giúp họ tránh được những rủ ro về tai nạn: đây chính là phương châm tiên phong trong quãng thời gian phát triển công nghệ an toàn chủ động. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu vào khoảng đầu những năm 1960 bằng tiếng Ý (Sicurezza Attiva). Nhưng cũng vẫn có một vài ý kiến cho rằng Mercedes-Benz đã đưa ra khái niệm này vào những năm gần cuối thập niên 1940. Khoảng giữa những năm 1960, hãng đã lập nên một khái niệm mới mà cho tới ngày nay vẫn được áp dụng nhờ vào những người quản lí những phát triển quan trọng - Hans Schenrenberg, Karl Wilfert và Béla Barényi. Dựa vào miêu tả, hệ thống an toàn chủ động bao gồm các hạng mục: “lái xe an toàn” (driving safety), “sức khoẻ của người lái” (driver fitness), và “vận hành an toàn” (operating safety).
Công nghệ kỹ thuật số tạo đột phá cho hệ thống an toàn chủ động
An toàn chủ động tạo ra một bước nhảy vọt quyết định từ giai đoạn triển khai ý tưởng và nghiên cứu cho đến hàng loạt công nghệ được ra mắt vào năm 1978. Trước đó, Mercedes-Benz đã giới thiệu hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) được phát triển cùng với đối tác Bosch. Ngay cả với một ứng dụng phanh đầy đủ, người lái giờ đây có thể duy trì toàn bộ kiểm soát của xe.
Thông cáo báo chí của Mercedes-Benz công bố ngày 21/8/1978 nêu rõ: “Nhờ việc phối hợp tức thời các hoạt động điều khiển khác nhau trong A.B.S (Anti-lock Braking System), người lái xe cảm nhận rõ ràng và nghe thấy khi phanh, bánh xe được nhả ra một chút trước khi bị khoá hoàn toàn. Khi làm như vậy, chúng di chuyển trong điều kiện có độ trễ lý tưởng để cho phép khoảng cách phanh tốt nhất. ABS đã trở thành một câu chuyện thành công vượt xa cả những mẫu xe của thương hiệu đến từ Stuttgart. Ngày nay, hệ thống hỗ trợ này đều được trang bị ở tất cả những chiếc xe của tất cả các nhà sản xuất trên toàn thế giới như một điều tất nhiên.
thử nghiệm hệ thống “Mercedes-Benz/Teldix Anti-Bloc-System"
Nguồn gốc của hệ thống chống bó cứng phanh tại Mercedes-Benz xuất hiện từ đầu những năm 1950. Những gì tiếp theo là một sự phát triển chuyên sâu, cũng hợp tác với các đối tác. Vào năm 1970, hệ thống “Mercedes-Benz/Teldix Anti-Bloc-System” được giới thiệu. Hệ thống điện tử tương tự hoạt động nhưng chưa đủ tin cậy để sử dụng hàng loạt. Do đó, đến năm 1978, ABS với điều khiển kỹ thuật số đã được tạo ra. Trong một thời đại vẫn được đặc trưng bởi điện và điện tử tương tự, đó là một giải pháp hoàn toàn thiết lập xu hướng.
Đa dạng các hệ thống hỗ trợ: ABS, ASR, ASD, BAS, 4MATIC…
Hệ thống cảm biến ABS kỹ thuật số là chìa khóa cho sự phát triển hơn nữa về an toàn chủ động tại Mercedes-Benz vì dữ liệu mà ABS cung cấp cũng được sử dụng bởi các hệ thống hỗ trợ khác. Chúng bao gồm kiểm soát trượt khi tăng tốc ASR, khóa vi sai tự động ASD, hỗ trợ phanh BAS, hệ thống cân bằng điện tử ESP, hộp số tự động điều khiển điện tử, kiểm soát hành trình thích ứng DISTRONIC và nhiều hơn nữa. Tùy thuộc vào chức năng và nhiệm vụ, các cảm biến và điều khiển tiếp theo cũng được sử dụng.
ASR và ASD đã được trình làng vào năm 1985 - chúng là những hệ thống đầu tiên có phần mềm xuất phát từ bộ phận phát triển điện/điện tử của Mercedes-Benz. Khi một bánh xe quay, ASR không chỉ kích hoạt phanh, nó còn cắt giảm mô-men xoắn động cơ bằng cách giảm ga với một lượng cụ thể. Cả hai hệ thống đều thực sự phát huy tác dụng trên những mẫu xe dẫn động cầu sau khi hoạt động trên đường trơn trượt. ASD giới hạn chuyển động bù của bánh xe khác trong vi sai, tương ứng với việc khóa đĩa phanh ngay khi các thiết bị điện tử ghi nhận thấy một bánh xe dẫn động đang quay trượt.
4MATIC
Hệ thống kiểm soát lực bám 4MATIC mới được phát triển - một hệ thống dẫn động bốn bánh phản hồi nhanh nhạy được ra mắt vào năm 1985. Nếu có hiện tượng bị mất lực bám, sẽ xảy ra diễn tiến trong ba bước: 4MATIC sẽ kích hoạt hệ dẫn động 4 bánh toàn phần, sau đó là khóa vi trung tâm và cuối cùng là khóa vi sai cầu sau. Hệ thống chuyển sang chế độ dẫn động 1 cầu với ABS tự động kích hoạt lại khi phanh.
Hỗ trợ thông minh: ESP và DISTRONIC trở thành chuẩn mực ngành
Để đảm bảo chiếc xe luôn có thể cung cấp cho người lái sự hỗ trợ toàn diện và thông minh, Mercedes-Benz tiếp tục phát triển hệ thống cảm biến dành do các hệ thống hỗ trợ. Vào những năm 1990, hai giải pháp tiên phong đã được công bố, trở thành tiêu chuẩn cho toàn ngành: Chương trình Ổn định Điện tử ESP (Electronic Stability Programme, 1995 – một số hãng khác gọi phổ biến là Cân bằng điện tử) và Kiểm soát hành trình thích ứng ACC DISTRONIC (1998; ACC – Adaptive Cruise Control). Hệ thống hỗ trợ phanh BAS cũng đã được ra mắt trong giai đoạn này. Được giới thiệu vào năm 1996, hệ thống đoán nhận ra tình huống phanh khẩn cấp và ngay lập tức can thiệp đưa ra kích hoạt lực phanh tối đa để hỗ trợ. Năm 1999, hệ thống khung gầm chủ động ABC (Active Body Control) đã ra mắt thế giới.
ESP® xuất hiện vào năm 1995 trong dòng sản phẩm S-Class Coupé 140. Nó hỗ trợ người lái trong các tình huống lái xe rất quan trọng bằng cách áp dụng lực phanh cụ thể lên một hoặc nhiều bánh xe và - nếu cần - bằng cách điều chỉnh cả mô-men xoắn động cơ. Tình trạng lái xe cũng được xác định bởi góc lái, gia tốc bên và cảm biến tốc độ, cùng một vài tham số khác. Hệ thống truyền dẫn tín hiệu CAN-bus kỹ thuật số tạo điều kiện trao đổi dữ liệu nhanh chóng giữa vô số cảm biến và bộ điều khiển. ESP® đã trở thành một tiêu chuẩn công nghệ cao hơn cho ngành công nghiệp ô tô, không chỉ vì từ năm 1999, Mercedes-Benz luôn trang bị ESP cho tất cả các loại xe của mình như một tính năng an toàn tiêu chuẩn.
(DISTRONIC PLUS, ABC, PARKTRONIC, APS, Linguatronic, COMAND, MBUX…)
Kiểm soát hành trình thích ứng DISTRONIC đã ra mắt thế giới vào năm 1998 trong dòng S-Class của thế hệ 220. Hệ thống sử dụng radar để liên tục theo dõi hiện trạng các phương tiện giao thông và từ đó tính toán khoảng cách đến phương tiện phía trước cũng như tốc độ của nó. Sử dụng dữ liệu này, với kiểm soát hành trình được kích hoạt, hệ thống đưa ra các lệnh lái xe để liên tục giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước: nếu khoảng cách giảm, DISTRONIC giảm tốc độ xe lại bằng cách can thiệp vào động cơ, phanh và hộp số tự động. Ngay khi làn đường thông thoáng trở lại, DISTRONIC tăng tốc cho xe trở lại tốc độ đã đặt trước đó.
DISTRONIC
Hệ thống này hoạt động hoàn toàn tự động, ban đầu ở dải tốc độ từ 160 đến 40km/h. Năm 2005, Mercedes-Benz tiếp tục phát triển hệ thống thành DISTRONIC PLUS, hiện đang hoạt động ở tốc độ từ 200km/h đến khi xe dừng hẳn. Điều này đạt được là nhờ vào radar tầm ngắn mới, hoạt động trong phạm vi 24-gigahertz với góc bao quát rất rộng.
DISTRONIC PLUS
Một cảm giác lái như thể bạn đang lơ lửng: ABC - Active Body Control chính là nguồn cảm hứng. Hệ thống kiểm soát thân xe chủ động (bản chất là kiểm soát khung gầm chủ động – Active Chassis Control) do Mercedes-Benz phát triển giúp giảm thiểu tối đa việc xóc nảy và xoắn vặn nghiêng lắc của thân xe, làm tăng độ an toàn và tăng cường sự thoải mái cho người lái. Hệ thống ABC được giới thiệu vào năm 1999, trên mẫu coupe hạng sang series C 215 của Mercedes-Benz như một tính năng tiêu chuẩn.
Công nghệ An toàn Chủ động cũng được hỗ trợ bởi nhiều hệ thống hỗ trợ khác nhau giúp cho việc vận hành điều khiển xe thoải mái hơn. Mercedes-Benz đã sớm dẫn đầu với công nghệ hỗ trợ đỗ xe thông minh PARKTRONIC và hệ thống định vị dẫn đường kỹ thuật số APS (Auto Pilot System) (đều giới thiệu năm 1995), cũng như điều khiển giọng nói SBS (1996, hệ thống này được gọi là Linguatronic từ năm 1997). Là giao diện giữa người và máy có hiệu năng cao như trực quan, Mercedes-Benz COMAND (Hệ thống dữ liệu và quản lý buồng lái) ra mắt vào năm 1998. Năm 2018, Trải nghiệm người dùng MBUX của Mercedes-Benz đã tiếp nối. Hệ thống đa phương tiện hoàn toàn mới có thể dạy được và tương tác với người lái nhờ trí thông minh nhân tạo và tạo ra một kết nối giàu cảm xúc giữa chiếc xe, người lái và hành khách.
MBUX
Khái niệm an toàn hợp nhất: Integral Safety
Các hệ thống an toàn chủ động của Mercedes-Benz đã trở nên ngày càng hiệu quả và linh hoạt hơn trong những năm qua. Để mô tả chính xác độ phổ biến của sự phát triển và đa dạng hóa công nghệ này, vào năm 1999, Mercedes-Benz đã tập hợp các giải pháp theo thuật ngữ “Integral Safety” (tạm dịch: An toàn hợp nhất). Khái niệm này đã được triển khai rộng rãi trong sản xuất hàng loạt vào năm 2005. Tuy nhiên, ngay từ năm 2002, các ý tưởng trung tâm của triết lý đã được đưa vào hệ thống PRE-SAFE® để bảo vệ người xung quanh. Tại đây, chiếc xe thông minh nhận ra các dấu hiệu điển hình của một vụ tai nạn sắp xảy ra thông qua các cảm biến của nó và tự chuẩn bị cho điều này cũng như hạn chế các trường hợp xấu tiềm ẩn.
Thiên niên kỷ mới mang lại sự năng động to lớn trong việc phát triển các hệ thống hỗ trợ mới và các hệ thống hoàn thiện nâng cao, cũng đều thực hiện các mục tiêu quan trọng trong lĩnh vực an toàn chủ động. Hàng loạt công nghệ mới bao gồm Đèn phanh thích ứng (ABL) và Hỗ trợ phanh nâng cao BAS PLUS (2005), Hệ thống chiếu sáng thông minh và phanh PRE-SAFE® (năm 2006), Hỗ trợ điểm mù BSA (2007), Hỗ trợ đỗ xe chủ động (2009), Hỗ trợ sự tập trung người lái ATTENTION ASSIST, Hỗ trợ pha/cốt thích ứng AHA (Adaptive Highbeam Assist), Hỗ trợ giữ làn đường LKA (đồng loạt ra mắt năm 2009), Hỗ trợ điểm mù chủ động ABSA và Hỗ trợ giữ làn đường chủ động ALKA (cả hai xuất hiện trong năm 2010). Mercedes-Benz đã đưa tất cả các giải pháp hỗ trợ an toàn này vào dây chuyền sản xuất hàng loạt như là một phần tổng thể hài hòa của một chiếc xe.
Hướng đến tương lai: INTELLIGENT DRIVE Next Level
Trong những năm 2010, tương lai của công nghệ an toàn cho xe hơi đã đón nhận một cái tên mới: “Hệ thống Lái xe Thông minh - Intelligent Drive”. Chiếc xe thử nghiệm Mercedes-Benz S 500 INTELLIGENT DRIVE được trình làng vào 2013 cho thấy tương lai của lái xe tự động có thể được hình dung như thế nào trong các khu vực giao thông rất phức tạp, đặc biệt là ở các thành phố và trên đường quốc lộ. Trong năm 2017 và 2018, chương trình Mercedes-Benz Intelligence World Drive tiếp tục gắn liền với điều này. Một chiếc xe thử nghiệm dựa trên S-Class mới nhất đã được đưa đi nghiên cứu thử nghiệm trên tất cả 5 châu lục, lái xe tự động trong điều kiện giao thông thực tế.
Kể từ năm 2013, Intelligent Drive cũng là cái tên được đặt cho triết lý mới của Mercedes-Benz để kết nối tất cả các hệ thống hỗ trợ lái và an toàn cho người lái trong xe.
Năm 2017, Mercedes-Benz đã giới thiệu cấp độ cao hơn cho mạng lưới hợp nhất các hệ thống này, với tiêu đề “Intelligent Drive Next Level” để tiếp tục hoàn thiện khả năng hỗ trợ toàn diện cho người lái – và đó cũng là an toàn chủ động cho tương lai.
Theo Nghe nhìn Việt Nam