PhongPhan
Thành viên O-H
Lần đầu tiên viết CV có thể khiến bạn lo lắng đủ điều, liệu ai sẽ muốn thuê một người chưa hề có kinh nghiệm làm việc?
Chưa có những kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí muốn làm là một vấn để thường gặp ở người mới, đặc biệt là sinh viên vừa tốt nghiệp. Người ta thường thấy yếu thế khi chưa có kinh nghiệm trong khi các nhà tuyển dụng lại đi tìm những người đã có kinh nghiệm.
Tuy vậy, bạn không nên quá buồn rầu về vấn đề này. Mỗi người đều cần có một khởi đầu, và ngay cả những người cực kỳ thành công cũng đã từng là một tay mơ không hề có chút kinh nghiệm nào.
Thiếu kinh nghiệm chưa hẳn đã là một trở ngại khi tìm việc, lại càng ít rắc rối hơn khi bạn chỉ đang viết CV mà thôi. Hơn nữa, các nhà tuyển dụng đều hiểu được việc này khi tuyển những sinh viên mới ra trường.
Viết ngay những điều sau thay cho kinh nghiệm làm
Chìa khóa để thành công khi viết đơn xin việc, và cả khi tìm việc, chính là việc biết rõ nên và không nên đưa những gì vào CV của bạn.
Thông tin cơ bản
CV đầu tiên của bạn nên có một nền tảng vững chắc. Nghĩa là, làm tốt những thứ cơ bản. Từ việc đưa đầy đủ thông tin cá nhân mới nhất cho đến liệt kê quá trình học tập, bạn nên đảm bảo rằng CV của bạn nên có tất cả những thông tin cơ bản nhất của một CV thông thường.
Thêm vào đó, đừng quên liệt kê những kỹ năng mềm và chuyên ngành có liên quan đến việc bạn sắp xin. Tuy nhiên, không nên đưa quá nhiều những thông tin không cần thiết vào. Nhiều ứng viên trẻ thường nhồi nhét vào CV của mình những chi tiết tưởng như cần thiết, nhưng thực ra lại hoàn toàn ngược lại, ví dụ như: chiều cao, cân nặng, ngày tháng năm sinh và tên trường tiểu học là những thứ mà nhà tuyển dụng thường không quan tâm và không muốn biết.
Có hàng tấn thông tin và hướng dẫn về CV trên mạng, nhưng cấu trúc cơ bản của nó vấn không hề thay đổi. Hãy cố tìm những lời khuyên bổ ích nhất cho việc xây dựng nền tảng cho CV của bạn, sau khi đã làm tốt căn bản, sẽ đến lúc bạn tự tùy chỉnh một CV cho riêng mình.
Tóm tắt
Trước đây, có thời điểm hầu hết các lời khuyên cho việc viết CV đều hướng đến một phần “Mục tiêu nghề nghiệp”. Suốt một thời gian dài, những người mới chưa có kinh nghiệm thường rất coi trọng mục này, vì họ cho rằng nó giúp họ bộc lộ rõ mục đích của mình khi xin vào một vị trí nào đó.
Chỉ đến vài năm trở lại đây khi các chuyên gia về CV coi “Mục tiêu nghề nghiệp” là một mục thừa thãi, và mức độ phổ biến của nó giảm dần. Đơn giản thì chỉ việc xin một công việc nào cũng đã thể hiện mục tiêu của một người. Chính điều này dẫn đến sự thông dụng của phần “Tóm tắt”.
Một phần tóm lược chỉ bao gồm 2 cho tới 3 câu, thể hiện tất cả những gì xuất sắc và phù hợp nhất của bạn cho công việc nào đó. Giả sử một ứng việc là sản phẩm, CV của người đó là thông tin tiếp thị, thì phần tóm tắt chính là câu khẳng định thương hiệu.
Trước đây, phần tóm tắt thường chỉ được dùng bởi những người có kinh nghiệm. Nhưng gần đây, nhiều người mới tìm việc cũng viết một phần tóm lược cho mình. Cho dù bạn thiếu kinh nghiệm, phần tóm lược này chính là một cách để các nhà tuyển dụng chú ý và thể hiện bạn là một người lý tưởng cho vị trí đó.
Kinh nghiệm trước khi làm việc
Việc thực tập, việc bán thời gian hay tình nguyện, và những dịp bạn làm chỉ huy – đừng lầm tưởng rằng những việc này không thể thay thế cho kinh nghiệm làm việc.
Những kinh nghiệm trên của bạn đều có thể được cho vào phần “Kinh nghiệm làm việc”, và cũng chính là một nhân tố quan trọng cho sự thành công của bạn khi xin việc. Những công ty nào đang tìm nhân viên cho những vị trí mới sẽ không hẳn là luôn tìm những người đã có kinh nghiệm làm việc. Thay vào đó, nếu bạn đã từng làm thực tập hay làm bán thời gian trong những công việc có liên quan, là bạn đã tương đối đạt yêu cầu rồi đấy. Ngay cả những việc tình nguyện từng tham gia cũng có thể tăng cơ hội thành công cho bạn.
Lưu ý, khi viết mục này, bạn nên đảm bảo trình tự thời gian. Quan trọng hơn, hãy viết rõ vị trí mà bạn đã từng làm, tên công ty hoặc tổ chức và cho biết bạn đã làm trong bao lâu. Ngoài ra, bạn có thể viết cụ thể hơn về những gì bạn đã làm.
Mục kinh nghiệm này, cùng với danh sách những kỹ năng của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng biết chính xác hơn về bạn và xem bạn có phù hợp với vị trí họ đang tuyển hay không. Thế nên, hãy cố gắng nhớ và đưa tất cả những kinh nghiệm có liên quan vào CV của bạn nhé.
Viết một CV hoàn chỉnh
Đôi khi phần khó nhất chính là viết một CV thật sự hoàn chỉnh. Ba phần ở trên hầu như đều là nhớ lại và viết mà thôi. Cái khó chính là làm sao cho chúng thật sự chặt chẽ, đó chính là yếu tố quyết định thành bại cho CV của bạn.
Để viết được một CV hoàn chỉnh, bạn không thể đơn thuần là chỉ viết tất cả vào theo trật tự thời gian và gạch đầu dòng. Đương nhiên, đó vẫn là những bộ phận tạo thành CV của bạn, nhưng chúng không quan trọng bằng việc bạn gắn kết chúng lại với nhau như thế nào.
Mỗi CV đều kể lại một câu chuyện. Câu chuyện như thế nào là phụ thuộc vào những kỹ năng, kinh nghiệm của riêng bạn và cả vị trí bạn đang ứng tuyển nữa. Cho dù thiếu kinh nghiệm, bạn cũng nên biết cách dùng những yếu tố đó để tạo thành một câu chuyện.
Cứ yên tâm vì không ai bắt một người mới như bạn có thể tạo nên một câu chuyện long trời lở đất. Hãy làm đơn giản thôi. Bạn là ai? Bạn đã làm gì? Bạn đang hướng tới điều gì và bạn sẽ làm gì để thực hiện điều đó? Có thể bạn là một ứng cử viên non trẻ nhưng đầy tiềm năng cho công việc, một người đang tự thách thức bản thân mình hoặc đơn giản chỉ là thử một điều gì đó mới mẻ.
Biết rõ câu chuyện của bản thân là gì và sắp xếp nội dung của nó như thế nào cho rõ ràng sẽ giúp kết nối tất cả những chi tiết. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng thường chỉ có vài giây để đọc qua một CV. Nếu làm tốt, bạn sẽ khiến họ phải chú ý và dành nhiều thời gian hơn cho CV của bạn.
Chưa có những kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí muốn làm là một vấn để thường gặp ở người mới, đặc biệt là sinh viên vừa tốt nghiệp. Người ta thường thấy yếu thế khi chưa có kinh nghiệm trong khi các nhà tuyển dụng lại đi tìm những người đã có kinh nghiệm.
Tuy vậy, bạn không nên quá buồn rầu về vấn đề này. Mỗi người đều cần có một khởi đầu, và ngay cả những người cực kỳ thành công cũng đã từng là một tay mơ không hề có chút kinh nghiệm nào.
Thiếu kinh nghiệm chưa hẳn đã là một trở ngại khi tìm việc, lại càng ít rắc rối hơn khi bạn chỉ đang viết CV mà thôi. Hơn nữa, các nhà tuyển dụng đều hiểu được việc này khi tuyển những sinh viên mới ra trường.
Viết ngay những điều sau thay cho kinh nghiệm làm
Chìa khóa để thành công khi viết đơn xin việc, và cả khi tìm việc, chính là việc biết rõ nên và không nên đưa những gì vào CV của bạn.
Thông tin cơ bản
CV đầu tiên của bạn nên có một nền tảng vững chắc. Nghĩa là, làm tốt những thứ cơ bản. Từ việc đưa đầy đủ thông tin cá nhân mới nhất cho đến liệt kê quá trình học tập, bạn nên đảm bảo rằng CV của bạn nên có tất cả những thông tin cơ bản nhất của một CV thông thường.
Thêm vào đó, đừng quên liệt kê những kỹ năng mềm và chuyên ngành có liên quan đến việc bạn sắp xin. Tuy nhiên, không nên đưa quá nhiều những thông tin không cần thiết vào. Nhiều ứng viên trẻ thường nhồi nhét vào CV của mình những chi tiết tưởng như cần thiết, nhưng thực ra lại hoàn toàn ngược lại, ví dụ như: chiều cao, cân nặng, ngày tháng năm sinh và tên trường tiểu học là những thứ mà nhà tuyển dụng thường không quan tâm và không muốn biết.
Có hàng tấn thông tin và hướng dẫn về CV trên mạng, nhưng cấu trúc cơ bản của nó vấn không hề thay đổi. Hãy cố tìm những lời khuyên bổ ích nhất cho việc xây dựng nền tảng cho CV của bạn, sau khi đã làm tốt căn bản, sẽ đến lúc bạn tự tùy chỉnh một CV cho riêng mình.
Tóm tắt
Trước đây, có thời điểm hầu hết các lời khuyên cho việc viết CV đều hướng đến một phần “Mục tiêu nghề nghiệp”. Suốt một thời gian dài, những người mới chưa có kinh nghiệm thường rất coi trọng mục này, vì họ cho rằng nó giúp họ bộc lộ rõ mục đích của mình khi xin vào một vị trí nào đó.
Chỉ đến vài năm trở lại đây khi các chuyên gia về CV coi “Mục tiêu nghề nghiệp” là một mục thừa thãi, và mức độ phổ biến của nó giảm dần. Đơn giản thì chỉ việc xin một công việc nào cũng đã thể hiện mục tiêu của một người. Chính điều này dẫn đến sự thông dụng của phần “Tóm tắt”.
Một phần tóm lược chỉ bao gồm 2 cho tới 3 câu, thể hiện tất cả những gì xuất sắc và phù hợp nhất của bạn cho công việc nào đó. Giả sử một ứng việc là sản phẩm, CV của người đó là thông tin tiếp thị, thì phần tóm tắt chính là câu khẳng định thương hiệu.
Trước đây, phần tóm tắt thường chỉ được dùng bởi những người có kinh nghiệm. Nhưng gần đây, nhiều người mới tìm việc cũng viết một phần tóm lược cho mình. Cho dù bạn thiếu kinh nghiệm, phần tóm lược này chính là một cách để các nhà tuyển dụng chú ý và thể hiện bạn là một người lý tưởng cho vị trí đó.
Kinh nghiệm trước khi làm việc
Việc thực tập, việc bán thời gian hay tình nguyện, và những dịp bạn làm chỉ huy – đừng lầm tưởng rằng những việc này không thể thay thế cho kinh nghiệm làm việc.
Những kinh nghiệm trên của bạn đều có thể được cho vào phần “Kinh nghiệm làm việc”, và cũng chính là một nhân tố quan trọng cho sự thành công của bạn khi xin việc. Những công ty nào đang tìm nhân viên cho những vị trí mới sẽ không hẳn là luôn tìm những người đã có kinh nghiệm làm việc. Thay vào đó, nếu bạn đã từng làm thực tập hay làm bán thời gian trong những công việc có liên quan, là bạn đã tương đối đạt yêu cầu rồi đấy. Ngay cả những việc tình nguyện từng tham gia cũng có thể tăng cơ hội thành công cho bạn.
Lưu ý, khi viết mục này, bạn nên đảm bảo trình tự thời gian. Quan trọng hơn, hãy viết rõ vị trí mà bạn đã từng làm, tên công ty hoặc tổ chức và cho biết bạn đã làm trong bao lâu. Ngoài ra, bạn có thể viết cụ thể hơn về những gì bạn đã làm.
Mục kinh nghiệm này, cùng với danh sách những kỹ năng của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng biết chính xác hơn về bạn và xem bạn có phù hợp với vị trí họ đang tuyển hay không. Thế nên, hãy cố gắng nhớ và đưa tất cả những kinh nghiệm có liên quan vào CV của bạn nhé.
Viết một CV hoàn chỉnh
Đôi khi phần khó nhất chính là viết một CV thật sự hoàn chỉnh. Ba phần ở trên hầu như đều là nhớ lại và viết mà thôi. Cái khó chính là làm sao cho chúng thật sự chặt chẽ, đó chính là yếu tố quyết định thành bại cho CV của bạn.
Để viết được một CV hoàn chỉnh, bạn không thể đơn thuần là chỉ viết tất cả vào theo trật tự thời gian và gạch đầu dòng. Đương nhiên, đó vẫn là những bộ phận tạo thành CV của bạn, nhưng chúng không quan trọng bằng việc bạn gắn kết chúng lại với nhau như thế nào.
Mỗi CV đều kể lại một câu chuyện. Câu chuyện như thế nào là phụ thuộc vào những kỹ năng, kinh nghiệm của riêng bạn và cả vị trí bạn đang ứng tuyển nữa. Cho dù thiếu kinh nghiệm, bạn cũng nên biết cách dùng những yếu tố đó để tạo thành một câu chuyện.
Cứ yên tâm vì không ai bắt một người mới như bạn có thể tạo nên một câu chuyện long trời lở đất. Hãy làm đơn giản thôi. Bạn là ai? Bạn đã làm gì? Bạn đang hướng tới điều gì và bạn sẽ làm gì để thực hiện điều đó? Có thể bạn là một ứng cử viên non trẻ nhưng đầy tiềm năng cho công việc, một người đang tự thách thức bản thân mình hoặc đơn giản chỉ là thử một điều gì đó mới mẻ.
Biết rõ câu chuyện của bản thân là gì và sắp xếp nội dung của nó như thế nào cho rõ ràng sẽ giúp kết nối tất cả những chi tiết. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng thường chỉ có vài giây để đọc qua một CV. Nếu làm tốt, bạn sẽ khiến họ phải chú ý và dành nhiều thời gian hơn cho CV của bạn.