DiecKhongSoSung
Tài xế O-H
Khi đi mua ô tô, hầu hết người tiêu dùng thường không quan tâm đến hệ dẫn động, tuy nhiên sau một thời gian sử dụng không ít người mang tâm lý hối hận vì mua xe một cầu mà không mua xe hai cầu hay ngược lại. Do đó, để tránh khỏi việc này nên tìm hiểu về hệ dẫn động dễ đưa ra quyết định sáng suốt, đúng với nhu cầu sử dụng.
Trên thị trường hiện nay có 4 loại hình dẫn động phổ biến, đó là dẫn động cầu trước và cầu sau (hay còn gọi là xe một cầu) và hệ dẫn động toàn thời gian và bán thời gian (gọi chung là 2 cầu). Ngoài ra còn một số hệ dẫn động khác nhưng không phổ biến nên bài viết không đề cập trong bài viết này.
Hệ dẫn động cầu trước (1 cầu)
Đối với loại hình này thường được các dòng xe cỡ nhỏ như xe đô thị, hatchback, sedan cỡ nhỏ, trung và các dòng crossover cỡ nhỏ… không chú trọng quá nhiều vào tính thể thao và khả năng vận hành. Đa số người Việt Nam lựa chọn loại này, bởi những dòng xe cầu trước thường có giá dễ chịu hơn cả.
Đối với hệ dẫn động này, động cơ và hộp số đặt phía trước và truyền thẳng ra bánh xe trước. Do đó yêu cầu kết cấu của xe không phức tạp (vì không cần các linh kiện truyền động ra bánh sau) tiết kiệm được không gian nội thất và việc chế tạo khung gầm của xe đơn giản hơn... Chính vì thế, chi phí chế tạo xe dẫn động cầu trước thấp hơn những cấu hình khác, điều này giúp cho những chiếc xe sử dụng cầu trước có giá rẻ hơn.
Hệ dẫn động cầu sau (1 cầu)
Khác với hệ dẫn động cầu trước (FWD), hệ dẫn động cầu sau (RWD) có kết cấu phức tạp hơn. Hệ dẫn động cầu sau mang đến khả năng vận hành vượt trội và cảm giác lái hấp dẫn hơn.
Với hệ dẫn động cầu sau, ta sẽ cần phải có những chi tiết truyền động như trục căc-đăng, vi-sai cầu sau… để truyền mô-men xoắn từ động cơ xuống 2 bánh sau. Khi đó chiếc xe sẽ được cân bằng tốt hơn (vì trọng lượng được chuyển về bánh sau) giúp xe ổn định hơn khi vận hành. Mặt khác xét về đặc tính vật lý, khi lực chủ động được đặt ở cầu sau sẽ cung cấp lực “đẩy” thay vì lực “kéo” như cầu trước do đó, khi xe tăng tốc, lực quán tính nghỉ sẽ dồn về bánh sau tăng thêm độ bám đường cho bánh xe dẫn động.
RWD có cấu tạo phức tạp và chi phí sản xuất cao.
Hơn nữa, với kiểu dẫn động này, bánh trước xe được giải phóng khỏi chức năng truyền động, giúp nó ưu việt hơn trong nhiệm vụ dẫn hướng và có góc đánh lái rộng hơn. Điều này mang lại cảm giác điều khiển vô lăng của tài xế êm dịu, chắc và đầm hơn bởi nó được giải phóng khỏi các chi tiết gây rung động.
Đó chính là lý do cấu hình dẫn động cầu sau được người ta áp dụng cho các dòng siêu xe hay xe đua tốc độ như Lamborghini hay Ferrari, phổ biến hơn là các dòng xe thương mại nhưng chú trọng đến khả năng vận hành như BMW Z4, Mercedes-Benz SLK/SLC, Toyota 86/Subaru BRZ, Hyundai Genesis, Nissan 370Z, Ford Mustang….
Ngoài ra, các dòng xe sedan thể thao, sedan hạng sang của Đức như Mercedes-Benz C-Class, E-Class, BMW 3 Series, 5 Series, 6 Series… nếu là phiên bản dẫn động 1 cầu, thì hầu hết đều được sử dụng hệ dẫn động cầu sau.
Cần nhiều chi tiết để truyền mô-men từ động cơ xuống bánh sau.
Bên cạnh tính năng thể thao, hệ thống dẫn động cầu sau còn có độ bền và độ tin cậy cao hơn, dễ bảo dưỡng, sửa chữa, nên ngoài xe thể thao và xe sang, hệ thống dẫn động này còn được sử dụng nhiều trên những chiếc crossover/SUV 7 chỗ, các dòng MPV, minivan, pickup, vốn có tải trọng lớn, khối lượng lớn vẫn sử dụng (RWD).
Các dòng xe điển hình trong số đó là Toyota Innova hay các phiên bản 1 cầu của dòng SUV cỡ trung như Mitsubishi Pajero, Toyota Fortune, Ford Everest hay với bán tải Mitsubishi Triton, Toyota Hilux và Ford Ranger (nếu phiên bản 1 cầu) cũng là các mẫu xe kích thước lớn trọng lượng lớn và hầu hết dồn về bánh sau nhưng vẫn sử dụng hệ dẫn động cầu sau.
Ưu điểm nhiều là thế nhưng RWD không phải là không có nhược điểm. Chi phí cao, khối lượng lớn, tiêu hao nhiên liệu, chiếm không gian, chế tạo phức tạp… là những đặc điểm mang tính định mệnh của (RWD) mà người tiêu dùng phải chấp nhận khi lựa chọn một chiếc (RWD).
Trên thị trường hiện nay có 4 loại hình dẫn động phổ biến, đó là dẫn động cầu trước và cầu sau (hay còn gọi là xe một cầu) và hệ dẫn động toàn thời gian và bán thời gian (gọi chung là 2 cầu). Ngoài ra còn một số hệ dẫn động khác nhưng không phổ biến nên bài viết không đề cập trong bài viết này.
Hệ dẫn động cầu trước (1 cầu)
Đối với loại hình này thường được các dòng xe cỡ nhỏ như xe đô thị, hatchback, sedan cỡ nhỏ, trung và các dòng crossover cỡ nhỏ… không chú trọng quá nhiều vào tính thể thao và khả năng vận hành. Đa số người Việt Nam lựa chọn loại này, bởi những dòng xe cầu trước thường có giá dễ chịu hơn cả.
FWD có cấu tạo đơn giản hơn so với RWD.
Tại thị trường Việt Nam có một số dòng xe chỉ có tùy chọn cầu trước chẳng hạn các mẫu sedan hạng B, C và D như Toyota Vios, Corolla Altis, Camry…. Ngoài ra, một số dòng Crossover và SUV như Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero, Outlander, Honda CR-V, Hyundai Tucson, Mazda CX-5 cũng có phiên bản dẫn động cầu trước.
Đối với hệ dẫn động này, động cơ và hộp số đặt phía trước và truyền thẳng ra bánh xe trước. Do đó yêu cầu kết cấu của xe không phức tạp (vì không cần các linh kiện truyền động ra bánh sau) tiết kiệm được không gian nội thất và việc chế tạo khung gầm của xe đơn giản hơn... Chính vì thế, chi phí chế tạo xe dẫn động cầu trước thấp hơn những cấu hình khác, điều này giúp cho những chiếc xe sử dụng cầu trước có giá rẻ hơn.
Mô-men truyền từ động cơ đặt phía trước, thông qua hộp số và xuống 2 bánh dẫn động trước.
Tuy nhiên, hệ dẫn động này cũng có những hạn chế mang tính định mệnh. Chính vì gần như dồn hết toàn bộ sức mạnh và trọng lượng lên các bánh xe phía trước và “kéo” theo 2 bánh sau để xe chuyển động nên xe sử dụng FWD rất khó tăng tốc và luôn thất thế trên các đoạn đường thẳng. Hơn nữa, điều khiển các xe sử dụng cầu trước dễ bị hiện tượng "oversteer", tức bánh sau bị trượt và không còn ma sát bởi trọng lượng hầu hết được dồn về phía trước.
Hệ dẫn động cầu sau (1 cầu)
Khác với hệ dẫn động cầu trước (FWD), hệ dẫn động cầu sau (RWD) có kết cấu phức tạp hơn. Hệ dẫn động cầu sau mang đến khả năng vận hành vượt trội và cảm giác lái hấp dẫn hơn.
Với hệ dẫn động cầu sau, ta sẽ cần phải có những chi tiết truyền động như trục căc-đăng, vi-sai cầu sau… để truyền mô-men xoắn từ động cơ xuống 2 bánh sau. Khi đó chiếc xe sẽ được cân bằng tốt hơn (vì trọng lượng được chuyển về bánh sau) giúp xe ổn định hơn khi vận hành. Mặt khác xét về đặc tính vật lý, khi lực chủ động được đặt ở cầu sau sẽ cung cấp lực “đẩy” thay vì lực “kéo” như cầu trước do đó, khi xe tăng tốc, lực quán tính nghỉ sẽ dồn về bánh sau tăng thêm độ bám đường cho bánh xe dẫn động.
RWD có cấu tạo phức tạp và chi phí sản xuất cao.
Đó chính là lý do cấu hình dẫn động cầu sau được người ta áp dụng cho các dòng siêu xe hay xe đua tốc độ như Lamborghini hay Ferrari, phổ biến hơn là các dòng xe thương mại nhưng chú trọng đến khả năng vận hành như BMW Z4, Mercedes-Benz SLK/SLC, Toyota 86/Subaru BRZ, Hyundai Genesis, Nissan 370Z, Ford Mustang….
Ngoài ra, các dòng xe sedan thể thao, sedan hạng sang của Đức như Mercedes-Benz C-Class, E-Class, BMW 3 Series, 5 Series, 6 Series… nếu là phiên bản dẫn động 1 cầu, thì hầu hết đều được sử dụng hệ dẫn động cầu sau.
Cần nhiều chi tiết để truyền mô-men từ động cơ xuống bánh sau.
Bên cạnh tính năng thể thao, hệ thống dẫn động cầu sau còn có độ bền và độ tin cậy cao hơn, dễ bảo dưỡng, sửa chữa, nên ngoài xe thể thao và xe sang, hệ thống dẫn động này còn được sử dụng nhiều trên những chiếc crossover/SUV 7 chỗ, các dòng MPV, minivan, pickup, vốn có tải trọng lớn, khối lượng lớn vẫn sử dụng (RWD).
Các dòng xe điển hình trong số đó là Toyota Innova hay các phiên bản 1 cầu của dòng SUV cỡ trung như Mitsubishi Pajero, Toyota Fortune, Ford Everest hay với bán tải Mitsubishi Triton, Toyota Hilux và Ford Ranger (nếu phiên bản 1 cầu) cũng là các mẫu xe kích thước lớn trọng lượng lớn và hầu hết dồn về bánh sau nhưng vẫn sử dụng hệ dẫn động cầu sau.
Ưu điểm nhiều là thế nhưng RWD không phải là không có nhược điểm. Chi phí cao, khối lượng lớn, tiêu hao nhiên liệu, chiếm không gian, chế tạo phức tạp… là những đặc điểm mang tính định mệnh của (RWD) mà người tiêu dùng phải chấp nhận khi lựa chọn một chiếc (RWD).
Nguồn: cafeauto