hdvuong044
Tài xế O-H
Trên xe Toyota, cảm biến vị trí trục khuỷu có 2 loại chân tín hiệu ECU:
Mình thấy trên nhiều diễn đàn có nhiều người thắc mắc về viết tắt của NE và G nên mới viết bài này. Các bạn sinh viên có thể tự học các từ viết tắt chân ECU khác (như: IGT, ISC, B, BRK, OX,...) trên hệ thống điện tử Toyota qua tài liệu của hãng. Ví dụ một tập của Toyota TCCS này: https://www.scribd.com/document/357047565/TCCS-TOYOTA-COMPUTER-CONTROLLED-SYSTEM-pdf
- Tín hiệu tốc độ động cơ, có tên là NE signal (chân NE). Với NE là viết tắt của Number of Engine Revolutions Signal. Đôi khi có thêm chân NEO là viết tắt của Number of Engine Revolutions Signal Output
- Tín hiệu góc hiện tại của trục khuỷu (Crankshaft Angle Signal), có tên là G signal. Với G là viết tắt của Group. Gọi như vậy là vì một số xe đời cũ không đánh lửa độc lập riêng từng xy lanh, mà đánh lửa theo nhóm xy lanh (group) song hành (gọi là: wasted spark system). Ví dụ: khi máy 1 (đang kỳ nổ) đánh lửa thì máy 4 (đang kỳ hút) cũng đánh lửa. Các nhóm/cặp xy lanh song hành dùng chung bô bin với nhau. Một máy 4 xy lanh có 2 bô bin thì có 2 cảm biến khác nhau (gọi là G1 và G2 - Group 1 và Group 2) cùng đọc chung 1 bánh răng kích hoạt trong bộ chia điện. (Xem hình)
Mình thấy trên nhiều diễn đàn có nhiều người thắc mắc về viết tắt của NE và G nên mới viết bài này. Các bạn sinh viên có thể tự học các từ viết tắt chân ECU khác (như: IGT, ISC, B, BRK, OX,...) trên hệ thống điện tử Toyota qua tài liệu của hãng. Ví dụ một tập của Toyota TCCS này: https://www.scribd.com/document/357047565/TCCS-TOYOTA-COMPUTER-CONTROLLED-SYSTEM-pdf