Hiện nay, hệ thống điều hòa không khí (AC) là một trang bị bắt buộc trên các dòng xe hơi. Về cơ bản, hệ thống AC trên xe ô tô rất giống với hệ thống điều hòa trong nhà của bạn và chúng sử dụng nhiều bộ phận tương tự nhau. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu tạo của hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô.
I. Nguyên lý hoạt động của hệ thống AC
Điều hòa dùng trong gia đình, các công trình xây dựng và trong xe hơi hoạt động tương tự nhau, tác dụng chính của điều hòa ngoài việc giúp luồng không khí bên trong cabin kín lưu thông còn điều khiển nhiệt độ và làm giảm độ ẩm trong không khí, giúp hành khách trong xe được thoải mái hơn và tránh được các mầm mống gây bệnh.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí như sau:
Nguyên lý hoạt động có thể tóm gọn thành các bước như sau: Đầu tiên, máy nén, được nối với động cơ thông qua dây cua-roa, hút chất làm lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ chất làm lạnh tăng lên và nó được đẩy sang giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng. Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu).
Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi vào ca-bin. Gió thổi ta từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.
Trong nhiều năm, môi chất được sử dụng là freon, vốn rất khó xử lý. Nhưng kể từ khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng freon (R-12) có hại cho tầng ôzôn của Trái Đất thì nó đã được loại bỏ và thay thế bằng môi chất lạnh R-134a, tuy ít hiệu quả hơn nhưng vô hại.
II. Cấu tạo của hệ thống AC
1. Máy nén
Máy nén hệ thống điều hòa được dẫn động bằng dây đai từ động cơ và ly hợp từ, điều khiển thông qua công tắc A/C, khi bạn nhấn công tắc A/C lập tức ly hợp từ sẽ kích hoạt quay puly máy nén. Gas điều hòa có nhiệt độ và áp suất thấp đã được hóa hơi thông qua sự lấy nhiệt từ bên trong xe đã được hút và nén bởi máy nén. Máy nén bơm môi chất có nhiệt độ và áp suất cao vào giàn nóng là nơi có thể dễ dàng hóa lỏng.
2. Giàn nóng
Giàn nóng bao gồm các ống và cánh tản nhiệt bằng nhôm và được lắp phía trước của két nước. Khi xe chạy, không khí sẽ đi qua giàn nóng giúp làm mát, kèm theo một quạt làm mát để làm giảm nhiệt độ của môi chất. Giàn nóng có nhiệm vụ chuyển đổi môi chất lạnh dạng hơi thành môi chất lạnh dạng lỏng có nhiệt độ và áp suất cao.
3. Giàn lạnh
Giàn lạnh có kết cấu tương tự như giàn nóng nhưng được thiết kế nhỏ hơn, có nhiệm vụ làm bay hơi môi chất lạnh dưới dạng hơi sương với nhiệt độ thấp và áp suất thấp thông qua van tiết lưu. Môi chất giảm nhiệt độ đột ngột sẽ toả lạnh ra môi trường bên ngoài.
4. Van tiết lưu
Van tiết lưu có 2 nhiệm vụ:
● Sau khi đi qua giàn nóng, môi chất lạnh dạng lỏng với nhiệt độ cao, áp suất cao sẽ được phun qua các lỗ nhỏ trong van tiết lưu. Kết quả là sau khi qua van tiết lưu, môi chất lạnh sẽ có nhiệt độ thấp và áp suất thấp.
● Van tiết lưu sẽ điều chỉnh lượng môi chất lạnh được phun vào giàn lạnh, tùy thuộc vào nhiệt độ trong xe.
5. Quạt lồng sóc
Quạt lồng sóc có nhiệm vụ đưa hơi lạnh từ giàn lạnh vào bên trong cabin xe. Tùy theo cách thiết kế, vị trí khe gió của mỗi mẫu xe mà quạt lồng sóc được hãng xe bố trí với số lượng khác nhau.
6. Bộ lọc khô
Bộ lọc khô (hút ẩm) có tác dụng loại bỏ hơi nước trong môi chất, tránh tình trạng nước bị đóng băng thành tinh thể phá hủy hệ thống. Ngoài ra, bộ lọc khô cũng có một bộ lọc giúp giữ các chất ô nhiễm có thể có trong hệ thống.
Tất cả các hệ thống điều hòa không khí đều bao gồm những bộ phận cơ bản này, mặc dù các hệ thống khác nhau có thể sử dụng các loại cảm biến khác nhau để theo dõi áp suất và nhiệt độ. Những sự khác biệt này đặc trưng cho các dòng xe và kiểu xe. Vì vậy, nếu bạn cần sửa hệ thống điều hòa không khí trên xe hơi hoặc xe tải thì hãy sử dụng cẩm nang sửa chữa để có thể thực hiện công việc đúng cách.
Nguồn: thoughtco
I. Nguyên lý hoạt động của hệ thống AC
Điều hòa dùng trong gia đình, các công trình xây dựng và trong xe hơi hoạt động tương tự nhau, tác dụng chính của điều hòa ngoài việc giúp luồng không khí bên trong cabin kín lưu thông còn điều khiển nhiệt độ và làm giảm độ ẩm trong không khí, giúp hành khách trong xe được thoải mái hơn và tránh được các mầm mống gây bệnh.
Nguyên lý hoạt động có thể tóm gọn thành các bước như sau: Đầu tiên, máy nén, được nối với động cơ thông qua dây cua-roa, hút chất làm lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ chất làm lạnh tăng lên và nó được đẩy sang giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng. Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu).
Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi vào ca-bin. Gió thổi ta từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.
Trong nhiều năm, môi chất được sử dụng là freon, vốn rất khó xử lý. Nhưng kể từ khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng freon (R-12) có hại cho tầng ôzôn của Trái Đất thì nó đã được loại bỏ và thay thế bằng môi chất lạnh R-134a, tuy ít hiệu quả hơn nhưng vô hại.
II. Cấu tạo của hệ thống AC
1. Máy nén
Máy nén hệ thống điều hòa được dẫn động bằng dây đai từ động cơ và ly hợp từ, điều khiển thông qua công tắc A/C, khi bạn nhấn công tắc A/C lập tức ly hợp từ sẽ kích hoạt quay puly máy nén. Gas điều hòa có nhiệt độ và áp suất thấp đã được hóa hơi thông qua sự lấy nhiệt từ bên trong xe đã được hút và nén bởi máy nén. Máy nén bơm môi chất có nhiệt độ và áp suất cao vào giàn nóng là nơi có thể dễ dàng hóa lỏng.
2. Giàn nóng
3. Giàn lạnh
Giàn lạnh có kết cấu tương tự như giàn nóng nhưng được thiết kế nhỏ hơn, có nhiệm vụ làm bay hơi môi chất lạnh dưới dạng hơi sương với nhiệt độ thấp và áp suất thấp thông qua van tiết lưu. Môi chất giảm nhiệt độ đột ngột sẽ toả lạnh ra môi trường bên ngoài.
4. Van tiết lưu
Van tiết lưu có 2 nhiệm vụ:
● Sau khi đi qua giàn nóng, môi chất lạnh dạng lỏng với nhiệt độ cao, áp suất cao sẽ được phun qua các lỗ nhỏ trong van tiết lưu. Kết quả là sau khi qua van tiết lưu, môi chất lạnh sẽ có nhiệt độ thấp và áp suất thấp.
● Van tiết lưu sẽ điều chỉnh lượng môi chất lạnh được phun vào giàn lạnh, tùy thuộc vào nhiệt độ trong xe.
5. Quạt lồng sóc
Quạt lồng sóc có nhiệm vụ đưa hơi lạnh từ giàn lạnh vào bên trong cabin xe. Tùy theo cách thiết kế, vị trí khe gió của mỗi mẫu xe mà quạt lồng sóc được hãng xe bố trí với số lượng khác nhau.
6. Bộ lọc khô
Bộ lọc khô (hút ẩm) có tác dụng loại bỏ hơi nước trong môi chất, tránh tình trạng nước bị đóng băng thành tinh thể phá hủy hệ thống. Ngoài ra, bộ lọc khô cũng có một bộ lọc giúp giữ các chất ô nhiễm có thể có trong hệ thống.
Tất cả các hệ thống điều hòa không khí đều bao gồm những bộ phận cơ bản này, mặc dù các hệ thống khác nhau có thể sử dụng các loại cảm biến khác nhau để theo dõi áp suất và nhiệt độ. Những sự khác biệt này đặc trưng cho các dòng xe và kiểu xe. Vì vậy, nếu bạn cần sửa hệ thống điều hòa không khí trên xe hơi hoặc xe tải thì hãy sử dụng cẩm nang sửa chữa để có thể thực hiện công việc đúng cách.
Nguồn: thoughtco