Câu 9 : cho biết công dụng hệ thống đánh lửa trong động cơ xăng . Phân loại .

hihi23123
Bình luận: 2Lượt xem: 215

hihi23123

Thành viên O-H
Câu 9 : cho biết công dụng hệ thống đánh lửa trong động cơ xăng . Phân loại . Trình bày tiêu biểu 1 loại và nêu công dụng của các bộ phận
+ Đánh lửa theo chương trình :
 Để xác định chính xác thời điểm đánh lửa cho từng xylanh động cơ theo thứ tự thì nổ, ECU nhận được các tín hiệu cần thiết như tốc độ động cơ, vị trí cốt máy, lượng gió nạp, nhiệt độ động cơ…






 Góc đánh lửa sớm thực tế khi động cơ hoạt động được xác định bằng công thức sau:
ϕ = ϕbd + ϕcb + ϕhc
Trong đó: ϕ - góc đánh lửa sớm thực tế
ϕbd - góc đánh lửa sớm ban đầu
ϕcb - góc đánh lửa sớm cơ bản
ϕhc - góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh


+Hệ thống đánh lửa sử dụng bộ chia điện
Biến áp đánh lửa: là một loại biến áp cao thế đặc biệt nhằm biến những xung điện có hiệu điện thế thấp 12V thành các xung điện có hiệu điện thế cao (12,000 ÷ 40,000V) để phục vụ cho việc tạo ra tia lửa ở bougie
+Hệ thống đánh lửa trực tiếp
Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS - Direct Ignition System) hay còn gọi là HTĐL không có bộ chia điện (DLI - Distributorless ignition) được phát triển từ giữa thập kỷ 80, trên các loại xe sang trọng và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên các loại xe
 HTĐL trực tiếp được chia làm ba loại chính sau:
Loại 1: Sử dụng mỗi bôbin cho một bougie
Loại 2: sử dụng mỗi bôbin cho từng cặp bougie
Loại 3: Sử dụng một bôbin cho 4 xylanh

Loại 1: Sử dụng mỗi bôbin cho một bougie
Công dụng
Nhờ tần số hoạt động của mỗ bôbin nhỏ hơn trước nên các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp ít nóng hơn. Vì vậy kích thước của bôbin rất nhỏ và được gắn dính với nắp chụp bougie.
Trong sơ đồ, ECU sau khi khi xử lý tín hiệu từ các cảm biến sẽ gởi tín hiệu đến cực B của từng transistor công suất trong igniter theo thứ tự thì nổ và thời điểm đánh lửa
Câu 10/Cho biết ưu điểm của hệ thống đánh lửa trực tiếp so với loại có bộ chia điện . Vẽ sơ đồ khối các bộ phận đánh lửa theo chương trình và công dụng
 Ưu điểm:
- Dây cao áp ngắn hoặc không có dây cao áp nên giảm sự mất mát năng lượng, giảm nhiễu vô tuyến trên mạch thứ cấp.
- Không còn mỏ quẹt.
- Bỏ được các chi tiết cơ dễ hư hỏng và phải chế tạo bằng vật liệu cách điện tốt như mỏ quẹt, chổi than, nắp delco.
- Trong HTĐL có delco, nếu góc đánh lửa quá sớm sẽ xảy ra trường hợp đánh lửa ở hai đầu dây cao áp kề nhau (thường xảy ra ở động cơ có số xilanh Z > 4). Loại bỏ được những hư hỏng thường gặp do hiện tượng phóng điện trên mạch cao áp và giảm chi phí bảo dưỡng.
Đa số các HTĐL trực tiếp thuộc loại điều khiển góc góc đánh lửa sớm bằng điện tử nên việc đóng mở transistor công suất trong igniter được thực hiện bởi ECU.







Câu 7 : hãy cho biết các thành phần bên trong bộ điều khiển điện tử ( ECU )
của hệ thống điều khiển động cơ . Cho biết các chức năng điều khiển của bộ điều khiển điện tử ECU
+Bộ nhớ
• ROM (Read Only Memory): Dùng trữ thông tin thường trực. Bộ nhớ này chỉ đọc thông tin từ đó ra chứ không thể ghi vào được. Thông tin của nó đã được cài đặt sẵn, ROM cung cấp thông tin cho bộ vi xử lý và được gắn cố định trên mạch in.
• RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ truy suất ngẫu nhiên dùng để lưu trữ thông tin mới và được ghi trong bộ nhớ của chúng xác định bởi vi xử lý.
• KAM (Keep Alive Memory) : KAM dùng để lưu trữ những thông tin mới (thông tin tạm thời) và được ghi lại, cung cấp thông tin đến bộ vi xử lý vẫn duy trì bộ nhớ cho dù động cơ ngưng hoạt động hoặc tắt công tắt máy.
Bộ vi xử lý Bộ vi xử lý có chức năng tính toán và ra quyết định. Nó là “bộ não” của máy tính
. Đồng hồ Ngoài bộ nhớ, vi xử lý, ECU còn có một đồng hồ chế tạo ra xung ổn định và chính xác. Hiện nay các xung đồng hồ có thể tạo tra hơn 4Mhz, tần số tạo xung đồng hồ càng lớn thì độ chính xác càng cao.
Các bộ phận phụ Ngoài bộ nhớ, vi xử lý, đồng hồ thì ECU còn có trang bị thêm các mạch tiếp giáp ngõ vào và tiếp giáp ngõ ra.
- Bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang kỹ thuật số, còn gọi là bộ chuyển đổi A/D (Analog to Digital)
- Bộ đếm (counter)
- Bộ nhớ trung gian (Buffer)
- Bộ khuyếch đại (Amplifiers)

Các chức năng điều khiển :
ECU có hai chức năng chính trong điều khiển phun xăng:
- Điều khiển thời điểm phun: được quyết định theo thời điểm đánh lửa.
- Điều khiển lượng xăng phun: Tức là xác định thời gian phun, thời gian này được quyết định theo: Tín hiệu phun cơ bản: Được xác định theo tốc độ động cơ và tín hiệu lượng gió nạp. Tín hiệu hiệu chỉnh: được xác định từ các cảm biến (nhiệt độ,vị trí, mức độ tải, thành phần khí thải …) và từ các điều kiện của động cơ (như điện áp bình).
• Điều khiển đánh lửa: ECU có hai chức năng chính trong điều khiển đánh lửa:
- Điều khiển thời điểm đánh lửa:
- Điều khiển góc đánh lửa sớm: được quyết định theo:
• Góc đánh lửa sớm cơ bản: Được xác định theo tốc độ động cơ và tín hiệu lượng gió nạp.
• Góc đánh lửa hiệu chỉnh: được xác định từ các cảm biến (nhiệt độ, vị trí bướm ga, kích nổ, thành phần khí thải …).
Khi khởi động Sau khởi động:
• Điều khiển giảm khí thải: điều khiển giảm khí thải thông qua:
- Cảm biến oxy, hiệu chỉnh tỉ lệ xăng;
- Van EGR;
- Van bay hơi xăng
Câu 8/ Có bao nhiêu phương pháp điều khiển kim phun nhiên liệu trong hệ thống điện điều khiển động cơ .Việc điều khiển kim phun nhiên liệu được thực hiện thế nào
 Phương pháp phun và thời điểm phun:
Phương pháp phun bao gồm các phương pháp phun đồng thời, nhóm 2 xilanh, nhóm 3 xilanh hay phun độc lập cho từng kim. Phương pháp và thời điểm phun được mô tả như các sơ đồ dưới đây:


 Phương pháp điều khiển kim phun: Điện áp accu cung cấp trực tiếp đến kim phun qua công tắc máy. Khi transistor Tr trong ECU mở sẽ có dòng chạy qua kim phun, qua chân N0.10, N0.20 đến E01, E02 về mass. Trong khi Tr mở, dòng điện chạy qua kim phun làm nhấc ti kim và nhiên liệu được phun vào trước supap nạp.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên