Cân chỉnh và đảo lốp

zenlu11
Bình luận: 0Lượt xem: 1,992

zenlu11

Tài xế O-H
lop xe_OK-10 copy.jpg
lop xe_OK-10 copy.jpg Cân chỉnh và đảo lốp

Điều chỉnh góc bánh xe khác với cân bằng bánh xe. Trong khi chỉnh góc bánh xe hơi phức tạp và chia ra nhiều trường hợp, thì cân bằng bánh xe lại đơn giản bằng cách đặt lên máy cân la-zăng xe và kẹp hoặc dán miếng kim loại lên la-zăng để dùng làm vật đối trọng cân bằng.

Hai loại bảo trì này không làm thường xuyên và chỉ khi xe có triệu chứng rung, lắc hoặc mòn lốp không đều, tay lái nặng,... thì chủ xe sẽ phải nhất thiết mang xe đến các gara hoặc trung tâm lốp và la-zăng để được cân chỉnh. Lợi ích của việc cân chỉnh kịp thời góc bánh xe và lốp mang lại nhiều ích lợi và kinh tế: tiết kiệm xăng, vỏ xe không bị mòn nhanh bất thường, an toàn cho người trên xe, dễ chịu khi ngồi trong xe, xe không gây tạp âm nhiều từ lốp.

Đảo lốp là một việc tốt cho xe và kinh tế. Thông thường, sau một quãng thời gian nhất định (quãng đường xe đi được khoảng 10.000km), ta nên tiến hành đảo lốp. Công việc này có thể tự thực hiện nếu bạn có đầy đủ dụng cụ hỗ trợ, đơn giản hơn thì có thể thực hiện tại một gara hoặc các trung tâm chuyên lốp xe. Việc đảo lốp trên một chiếc xe có thể tiến hành cho 4 bánh xe hoặc đồng thời 5 bánh nếu như bánh xe sơ cua có kích thước, thông số và bề mặt hoa lốp giống với bốn bánh gắn trên xe.

Trong điều kiện hạn hẹp của bài viết, chúng tôi sẽ cố gắng đề cập đến việc đảo lốp đối với từng trường hợp cụ thể trên ba loại dẫn động: cầu trước, cầu sau, dẫn động bốn bánh. Chia ra hai kiểu đảo lốp bình thường và đảo lốp có đổi mặt lốp (áp dụng cho lốp xe bị mòn một bên minh họa bằng một phần lốp bị bôi đen) trước khi thực hiện đảo vị trí.

1. Theo như A với kiểu dẫn động cầu trước, chúng ta sẽ đưa hai bánh trước lui thẳng về vị trí bánh sau, và đưa hai bánh sau ra vị trí bánh trước theo kiểu chéo.
2. Theo như B với kiểu dẫn động cầu sau, chúng ta sẽ đưa hai bánh sau thẳng vào vị trí hai bánh trước, ngược lại hai bánh trước sẽ đổi ra sau nhưng gắn chéo.
3. Theo như C với kiểu dẫn động bốn bánh, chúng ta sẽ thực hiện giống như kiểu dẫn động cầu sau.
4. Theo như D với kiểu dẫn động cầu trước có thêm bánh dự phòng, chúng ta sẽ cất bánh trái phía sau vào vị trí dự phòng, đồng thời bánh dự phòng sẽ đưa vào vị trí phải của bánh trước, hai bánh trước ban đầu sẽ được lui ra phía sau, và bánh phải phía sau ban đầu sẽ gắn chéo lên vị trí bánh trước còn lại.
5. Theo như E với kiểu dẫn động cầu sau có bánh dự phòng, chúng ta sẽ cất bánh phải phía sau làm bánh dự phòng, bánh dự phòng thì gắn vào vị trí bánh phải phía trước, hai bánh trước sẽ gắn chéo thay cho hai bánh sau, và bánh sau ban đầu bên phải được đưa thẳng ra vị trí bánh trái trước.
6. Theo như F với kiểu dẫn động bốn bánh có bánh dự phòng, chúng ta thực hiện giống như E.
7. Theo như 1, lốp mòn một bên với kiểu dẫn động cầu trước ta sẽ thực hiện đảo hai mặt lốp trước vào trong, sau đó thực hiện như A sẽ ra kết quả là 1A.
8. Theo như 2, mòn lốp một bên với kiểu dẫn động cầu sau, chúng ta thực hiện đảo hai lốp phía trước rồi tiến hành làm như B sẽ ra kết quả 2B.
9. Theo như 3 với kiểu dẫn động bốn bánh, chúng ta đảo mặt hai lốp phía trước và làm như B chúng ta sẽ có kết quả như 3C.
10. Theo như 4 với lốp dự phòng, chúng ta tiến hành đảo mặt hai lốp phía trước, sau đó làm như D thì chúng ta sẽ có kết quả như 4D.
11. Theo như 5 với lốp dự phòng, chúng ta đảo mặt hai lốp trước, sau đó làm giống như E ta sẽ được kết quả 5E.
12. Theo như 6 với lốp dự phòng, chúng ta đảo mặt hai lốp trước, sau đó thực hiện như F, sẽ được kết quả 6F.





















Những câu hỏi thường gặp

1. Tại sao lại phải tiến hành đảo lốp?

Các lốp ở các vị trí khác nhau sẽ chịu áp lực khác nhau trong quá trình sử dụng. Trên các dòng xe du lịch, lốp trước thường phải chịu áp lực lớn hơn rất nhiều so với lốp sau do sức nặng của động cơ và sức nặng của xe khi đạp phanh. Điều này dẫn đến tình trạng các lốp có độ mòn khác nhau. Lốp mòn không đều còn có thể do tải trọng đặt không đều hoặc do điều kiện đường sá.



Thành lốp mòn không đều là hậu quả của việc góc bánh xe bị lệch và thường xuyên thiếu áp suất

Đảo lốp là một thói quen tốt ngay cả khi các lốp chưa xuất hiện mòn bất thường, nên tiến hành đảo lốp định kỳ sau khi lốp đã đi được từ 8 - 10 nghìn km. Nếu lốp mòn đều ta chỉ tiến hành đảo lốp theo các hướng dẫn, nhưng nếu lốp có hiện tượng mòn một bên ta phải tiến hành đồng thời lật mặt lốp trước khi đảo lốp, song song đó phải tiến hành cân chỉnh lại góc bánh xe.

Nếu có hư hại bất thường hoặc những hư hại khắc phục được cho lốp nhưng không an toàn thì ta nên thay mới lốp. Đối với những lốp mòn tự nhiên, dựa trên các gờ chỉ định mòn nằm trên các rãnh lốp ta sẽ biết được độ mòn của lốp và tiến hành thay thế lốp.



Mối liên quan giữa áp suất và độ mòn của lốp

2. Hiện nay một số xe tải sử dụng lốp đắp. Vậy lốp đắp là gì, dùng loại lốp này có tác hại gì không?

Lốp đắp là loại lốp đã qua sử dụng được gọt bỏ lớp ngoài cho tới lớp thân bố, sau đó được gia công đắp, làm rãnh mới. Một chiếc lốp đắp làm đúng tiêu chuẩn sẽ có độ bền và hiệu năng gần bằng một lốp mới, điều này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí và bảo vệ môi trường. Sử dụng lốp đắp thật ra rất kinh tế và an tâm nếu như mua đúng loại lốp đắp của nhà sản xuất uy tín, tránh dùng những loại lốp đắp không nguồn gốc.

3. Các bước xử lý thay bánh xe khi bị xịt lốp?


Đỗ xe trên đường phẳng, kéo thắng tay, chèn bánh bổ sung; sau đó dùng tay đòn và các đầu khóa để mở các đầu ốc lỏng ra nhưng chưa lấy vội ra. Dùng kích nâng xe lên, chú ý để kích đúng vị trí rồi mới tiến hành mở hẳn các đầu ốc và lấy bánh xe bị xịt lốp ra ngoài. Đưa bánh xe dự phòng vào và siết êm lần lượt các đầu ốc theo kiểu siết chéo hình ngôi sao để đảm bảo la-zăng được siết cân và đều. Sau khi hạ kích để bánh xe chạm và chịu lực hoàn toàn xuống mặt đường ta tiến hành siết chặt thêm các đầu ốc.

Chú ý đeo găng tay bảo hộ trong quá trình thao tác và không quên dọn đồ cẩn thận. Nên chạy chậm sau khi thay bánh để chắc chắn mọi thứ thật sự bình thường trước khi bắt đầu đi tốc độ cao hơn.



Cần đặt vào đúng vị trí trên khung gầm xe. Mỗi lái xe cũng cần thực tập thao tác thay lốp vài lần trước khi chính thức sử dụng một chiếc xe mới

4. Cân bằng động là gì? Khi nào thì cần cân băng động? Những dấu hiệu cho thấy bánh xe bị mất cân bằng động?

Cân bằng động là việc cân bằng cho bánh xe không bị rung lắc khi quay. Khi một chiếc xe có triệu chứng như vô-lăng rung lắc, thân xe rung lắc, lốp mòn bất thường, chạy xe rất khó chịu thì ta phải nghĩ đến việc kiểm tra bánh xe xem có phải do mất cân bằng hay không.

Việc cân bằng động cho bánh xe không phải là việc làm thường xuyên, do đó khi xe có những triệu chứng kể trên, bạn nên mang xe tới các trung tâm lốp xe để nhân viên kỹ thuật tháo từng bánh kiểm tra, và tiến hành bấm chì hoặc dán miếng kim loại trên la-zăng để cân bằng cho bánh xe.



Cân bằng động cần được thực hiện bằng máy chuyên dụng

5. Những thói quen nào của người lái ảnh hưởng xấu đến độ bền và cân bằng lốp xe?

Đứng một chỗ quay vô-lăng khi xe chưa chuyển động, đề pa xe hoặc tăng tốc đột ngột, vào cua gắt với tốc độ cao, vệ sinh lốp không thường xuyên để đất và bùn bám vào hoa lốp, thường xuyên phanh gấp không cần thiết trong khi có thể chủ động phanh từ từ trước đó, không chịu giảm tốc độ tối thiểu khi gặp chướng ngại vật hoặc ổ gà, tình trạng mất cân bằng áp suất lốp diễn ra liên tục.

6. Giấy đăng kiểm chỉ ghi thông số kích cỡ lốp. Tôi có thể thay lốp cùng thông số, nhưng khác loại được không? (chẳng hạn thay lốp MT, AT, trong khi xe nguyên bản là HT)?


Theo chuyên gia tư vấn đăng kiểm tại Trung tâm Đăng kiểm 50 – 70V, quy định ghi trên sổ đăng kiểm không đề cập đến các loại lốp (kết cấu và hoa lốp), chỉ đề cập đến kích cỡ chiều cao, độ rộng, đường kính lốp. Do đó tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thì người sở hữu xe có thể chọn sử dụng các loại lốp đúng nhu cầu của mình nhưng vẫn thể hiện được các thông số cơ bản của lốp.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên