Cần biết về Nghị định 71/2012 điều khiển xe (ôtô và xe máy) không chính chủ

khoadongluc
Bình luận: 0Lượt xem: 1,679

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Ngày 10/11, Nghị định 71/2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (thay thế Nghị định 34/2010) có hiệu lực.Điều mọi người lo lắng nhất và truyền thông tin cho nhau với tốc độ chóng mặt là việc có thể bị xử phạt rất nặng nếu điều khiển xe (ôtô và xe máy) không chính chủ. Nghị định 71 quy định khi mua bán, trao đổi, chuyển nhượng mà không làm thủ tục sang tên, đổi chủ sẽ bị phạt 6-10 triệu đồng/ôtô và 1 triệu đồng/xe máy.Trả lời báo chí về kế hoạch ra quân xử phạt nghiêm lỗi vi phạm này, thượng tá Nguyễn Kim Hải, phụ trách Phòng Hướng dẫn tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông - Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67 - Bộ Công an), cho biết PC67 Hà Nội đã giải thích chưa đúng với tinh thần của Nghị định 71 và Thông tư 36/2010 về đăng ký xe của Bộ Công an.
Người điều khiển xe mượn không bị xử phạt và không phải có giấy ủy quyền
Theo ông Hải, người điều khiển xe mượn không bị xử phạt và không phải có giấy ủy quyền. Theo Thông tư 36, trong thời gian 30 ngày, người bán xe phải gửi thông báo tới cơ quan quản lý phương tiện về việc thay đổi quyền sở hữu xe để CSGT nắm được và tránh gặp phải những rắc rối về sau (như việc gây tai nạn).Trong khoảng thời gian này, người mua cũng phải làm ngay thủ tục sang tên đổi chủ để bảo đảm quyền lợi của mình. Khi tuần tra trên đường, CSGT phát hiện xe chưa làm thủ tục thay đổi chủ sở hữu (quá thời hạn 30 ngày sau khi mua bán) mới xử phạt.Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng C67, cho biết nguyên tắc khi mua bán xe là phải nộp thuế rồi mới đi đăng ký. Trong trường hợp mua bán xe nhiều lần, qua nhiều đời chủ khác nhau mà chưa sang tên đổi chủ thì sẽ không được lưu hành, nếu lưu hành có thể sẽ bị phạt.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng C67
Ông Tuyên cũng cho biết người dân nếu sử dụng xe mượn cũng cần phải trình bày rõ ràng để lực lượng CSGT hiểu và không xử phạt. Theo ông Hải, quy định này không mới vì đã có từ năm 2001 và phải liên tục điều chỉnh mức phạt nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, răn đe.“Không dễ xử phạt nếu người sử dụng xe được mua bán viết giấy trao tay cứ khăng khăng đó là xe mượn của người thân. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này sẽ được hướng dẫn kỹ trong thông tư sắp tới. Tôi đang làm văn bản trình lãnh đạo C67 duyệt để gửi lực lượng CSGT cả nước giải thích rõ về quy định này, tránh việc xử phạt không đúng hoặc hiểu nhầm như Hà Nội vừa rồi” - ông Hải nói.
Nghị định 71 tăng mức xử phạt đối với nhiều nhóm hành vi vi phạm GT
Nghị định 71 tăng mức xử phạt đối với nhiều nhóm hành vi vi phạm giao thông như: điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép; điều khiển xe mà trong người có nồng độ cồn và chở người quá quy định... Người điều khiển ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định cho phép sẽ chịu mức phạt gấp 2-4 lần trước đây.Bên cạnh đó, một số hành vi vi phạm chưa được quy định trước đây như điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định... cũng được bổ sung và xử phạt nặng.Theo quan sát của PV, qua hai ngày đầu tiên thực hiện quy định, ý thức tham gia giao thông của người dân đã có chuyển biến tích cực. Tình trạng vi phạm giao thông như sai làn đường, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng được các đội tuần tra kiểm soát kiểm tra và xử lý. Một số người dân có ý kiến thắc mắc về việc mua bán, chuyển nhượng, sang tên và mức xử lý đều được cán bộ, chiến sỹ giải thích cụ thể.
BCA khuyến cáo, xe khi mua bán phải sang tên đổi chủ trong 30 ngày
Lưu ý đối với những người điều khiển phương tiện, khi mượn xe chính chủ tham gia giao thông cần phải mang đăng ký chiếc xe đó cùng bằng lái hợp lệ. Đối với ôtô còn phải có sổ kiểm định chất lượng. Những trường hợp này không vi phạm luật giao giao thông thì không xử lý. Nếu vi phạm giao thông các lỗi khác thì bị xử lý về lỗi đó, nếu không có bằng, giấy tờ xe… thì tạm giữ phương tiện và xử lý theo quy định của luật.Trong những ngày đầu, đối với những người ngoại tỉnh lần đầu về Hà Nội, chưa nắm rõ về nghị định, người lớn tuổi, học sinh sinh viên, phụ nữ vi phạm lần đầu thì CSGT chỉ nhắc nhở. Nếu vi phạm lần 2 sẽ xử lý, thanh niên càn quấy trên đường sẽ bị xử lý nghiêm.
Bộ Công an đưa ra khuyến cáo khi mua bán, phảisang tên đổi chủ trong 30 ngày, nên đi xe chính chủ. Có như thế, khi gây tai nạn, bỏ chạy, cơ quan công an điều tra, xác minh nhanh. Hoặc những xe tang vật trong vụ án hình sự sẽ được xác minh triển khai nhanh.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Phòng CSGT cho thấy, Công an TP Hà Nội đã đăng ký, quản lý 4,8 triệu phương tiện xe cơ giới đường bộ, trong đó có trên 459 nghìn ô tô và hơn 4,4 triệu mô tô, xe máy. Tuy nhiên, trong 11 tháng của năm 2012 đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 560 trường hợp đến làm thủ tục sang tên đổi chủ đăng ký tên mình.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên