cam bien 2

L
Bình luận: 0Lượt xem: 340

levantrieu

Thành viên O-H
3. Nguyên lý làm việc loại phần tử Hall
Khi bướm ga mở, các nam châm quay cùng một lúc, và các nam châm này thay đổi vị trí của chúng. Vào lúc đó, IC Hall phát hiện sự thay đổi từ thông gây ra bởi sự thay đổi của vị trí nam châm và tạo ra điện áp ra của hiệu ứng Hall từ các cực VTA1 và VTA2 theo mức thay đổi này. Tín hiệu được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga.

Cảm biến chân ga – Accel pedal sensor.



1. Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến bàn đạp ga

Cảm biến bàn đạp chân ga được sử dụng để đo độ mở của bàn đạp chân ga khi người lái xe nhấn vào bàn đạp. Lúc này, tín hiệu từ cảm biến bàn đạp ga sẽ được gửi về ECU và ECU sẽ sử dụng các dữ liệu này để điều khiển mô tơ bướm ga mở bướm ga cho động cơ tăng tốc theo độ mở của bàn đạp chân ga và theo chế độ lái hiện thời hợp lý nhất.

Với động cơ phun dầu điện tử Common Rail thì tín hiệu từ cảm biến bàn đạp ga truyền về ECU và ECU sử dụng nó để điều khiển lượng phun nhiên liệu để tăng tốc động cơ.

Hộp ECU điều khiển hộp số tự động cũng sử dụng tín hiệu cảm biến chân ga để điều khiển thời điểm chuyển số trong hộp số tự động, nếu người tài xế đạp ga gấp ECU hộp số sẽ điều khiển Kick Down (về số thấp) để tăng tốc chiếc xe.

2. Cấu tạo của cảm biến bàn đạp ga

Cảm biến bàn đạp ga có cấu tạo khá giống với cảm biến bướm ga, nhưng do yêu cầu về sự an toàn cũng như độ tin cậy về thông tin nên hầu hết các dòng xe ô tô đều sử dụng 2 tín hiệu cảm biến bàn đạp ga để báo về ECU. Một số xe tải sử dụng 1 tín hiệu cảm biến và 1 công tắc IDL ở cảm biến bàn đạp chân ga.

Cấu tạo của cảm biến bướm ga loại phần tử Hall



3. Nguyên lí hoạt động của cảm biến vị trí bàn đạp ga

[COLOR=rgba(170, 170, 170, 0.5)]ad[/COLOR]
Do có cấu tạo giống như cảm biến bướm ga, nên cảm biến vị trí bàn đạp ga cũng có nguyên lý hoạt động như sau:

Loại hall (đời mới): cảm biến bàn đạp ga cũng được cấp nguồn VC (5V), và Mass, có 2 dây tín hiệu, điện áp của 2 chân tín hiệu (Signal) cảm biến cũng thay đổi theo độ mở của bướm ga nhưng dựa trên nguyên lý hiệu ứng Hall (có 2 loại):

* Loại thuận: 2 tín hiệu cùng tăng cùng giảm.

* Loại nghịch: 1 tín hiệu tăng 1 tín hiệu giảm.

Cảm biến lùi

1. Chức năng của cảm biến lùi xe ô tô

Là một thiết bị được gắn ở phần đuôi xe ô tô, cụ thể là ở thanh cản sau. Thiết bị này đảm nhận nhiệm vụ cảnh báo tới người dùng khi nhận thấy vật cản ở phía sau khi lùi xe, qua đó hạn chế tối đa tai nạn xảy ra do điểm mù khi lùi xe. Chúng được chia làm 2 loại chính, đó là cảm biến loại siêu âm và cảm biến loại điện từ



2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến lùi

Cảm biến lùi xe ô tô loại điện từ sử dụng sóng điện từ thông qua mát thu/phát tạo ra từ trường hình “elip” phía sau xe khi xe về số lùi. Trong khi xe đang lùi, nếu như nhận thất có sự xuất hiện của bất kỳ chướng ngại vật nào, sẽ gây ra sự nhiễu từ trường trên cảm biến.

Lúc này, máy đo phát hiện sự thay đổi điện áp sẽ truyền tải thông tin tới máy tính để phân tích dữ liệu nhận được. Từ đó xác định khoảng cách từ vật cản tới xe và thông báo tới người lái bằng cách phát ra âm thanh. Âm thanh càng nhanh và càng lớn thì có nghĩa chướng ngại vật càng gần.
[COLOR=rgba(170, 170, 170, 0.5)]ad[/COLOR]

Cơ cấu chấp hành: Hệ thống lái trợ lực thủy lực​

1. Hệ thống lái trợ lực thủy lực là hệ thống sử dụng áp suất dầu để hỗ trợ việc chuyển hướng lái bánh xe. Đây là một hệ thống vòng kín sử dụng chất lỏng thủy lực điều áp để thay đổi góc bánh xe của bánh trước dựa trên góc lái người điều khiển xe, giúp người chạy xe điều khiển tay lái nhẹ nhàng hơn

2. Cấu tạo hệ thống lái trợ lực thủy lực





Sơ đồ hệ thống trợ lực lái thủy lực:

Hệ thống trợ lực lái thủy lực là hệ thống mở đầu cho sự phát triển công nghệ trợ lực lái sau này, hệ thống trợ lực lái thủy lực mang nhiều ưu điểm mà đến nay vẫn chưa thể thay thế chúng. So với các bộ trợ lực khác như trợ lực khí nén, trợ lực điện, thì bộ trợ lực thủy lực có cấu tạo khá đơn giản.

Cấu tạo cơ bản của hệ thống lái trợ lực thủy lực như sau:



  • Van điều khiển thủy lực – Hydraulic Control Valve.
  • Cặp thanh răng trục vít – Pinion Gear.
  • Đường dầu áp suất cao/Đường hồi về – Hydraulic Pressure/Return Lines.
  • Piston thủy lực (con trượt) – Hydraulic Piston.
  • Vỏ thước lái – Rack Housing.
[COLOR=rgba(170, 170, 170, 0.5)]ad[/COLOR]

3. Nguyên lý hoạt động cơ bản của trợ lực lái thủy lực





Hệ thống lái có trợ lực sử dụng công suất của động cơ để dẫn động bơm trợ lực lái tạo áp suất thuỷ lực. Khi xoay vô lăng, sẽ chuyển mạch một đường dẫn dầu tại van điều khiển. và áp suất dầu đẩy pít tông trong xi lanh thước lái. Qua khớp nối dẫn tới bánh xe chuyển hướng. Từ đó việc đánh lái bánh xe sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn cho người lái xe.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên