Cảm ơn bác diabay ạ.
Bác nói "Thay vì dùng công tắc hạn trình và biện pháp chạy lùi về O để xác định góc ga, các cụm ga đời mới dùng cảm biến góc ga để xác định vị trí mức ga." có nghĩa là các máy đời mới không cần chạy lùi về O hả bác?. Tuy nhiên em quan sát thì khi bật chìa khoá điện máy đời mới (có cảm biến góc) motor ga vẫn quay đẩy cần ga lùi một tý sau đó mới quay ngược lại đến vị trí nổ của bơm cao áp.
Mong được bác giải thích thêm ạ
OK bạn.
Các máy xúc thường có các mức ga sau: (từ thấp lên cao)
- Mức ga chạy cầm chừng (ralangti), tương ứng ở vị trí núm xoay đặt mức ga thấp nhất.
- Mức khởi động
- Mức chờ thao tác (Idle)
- Mức ga đặt chế độ công tác
Khi bật điện, cần ga sẽ được đặt vào mức khởi động, mức này nhích cao hơn mức cầm chừng 1 chút.
Hệ thống điện tử sẽ tự động điều khiển mức ga để vào mức ga mà ta đặt ở núm xoay đặt mức ga sau khi máy được khởi động.
Với máy đời cũ, do không có cảm biến góc ga nên điểm O của công tắc hạn trình là mốc để sau đó mức ga sẽ được kéo lên đến điểm khởi động. Mức O này còn thấp hơn cả mức tắt máy.
Với các máy đời mới, có cảm biến góc ga, nên khi bật điện nó đã được tìm về mức thấp nhất là mức chạy cầm chừng, sau đó
nhích lên một chút để vào mức khởi động. Vì vậy nó không lùi dài để về O như máy đời cũ.
Với cả 2 loại đời máy, ngay sau khi khởi động xong, mức ga sẽ được kéo lên mức mà núm ga chúng ta đang đặt. Nếu lúc này núm ga được đặt ở mức Min, thì ga lại được lùi về mức chạy cầm chừng.
Tất cả việc điều khiển này đều do hệ thống điện tử trong hộp ga tự động tác động để mô tơ ga chấp hành.
Chúc bạn vui.
Thân ái.[DOUBLEPOST=1389884540,1389371027][/DOUBLEPOST]Tiếp:
Mô tơ ga sử dụng ở cụm ga máy xúc là Mô tơ bước:
Để điều khiển mức ga được đưa tới vị trí chính xác theo mức đặt ga ở núm ga trong ca bin. Và cũng để giữ mức ga đứng yên ổn định trong quá trình hoạt động, thì Mô tơ bước là lựa chọn hợp lý nhất.
Mô tơ bước là động cơ điện một chiều. Nhưng, có cấu tạo đặc biệt để quay - đảo chiều theo chuỗi các xung điện điều khiển, dừng và giữ yên vị trí khi dòng điện 1 chiều được cấp không đổi.
Do đó, nếu thử lấy điện ắc qui nối thẳng vào mô tơ, bạn sẽ thấy nó được đứng yên và giữ chặt không nhúc nhích.
Nó chỉ quay khi được các xung điện do bộ điện tử trong hộp CPU cấp đến. Khi xung điện được đảo chiều, thì nó quay ngược lại. Khi CPU không cấp xung nữa, mà cấp dòng liên tục, thì nó sẽ phanh lại và giữ yên ở vị trí đó.
Khi có 1 xung điện (nói nôm na ra là 1 khúc rất ngắn dòng điện 1 chiều), thì mô tơ được quay 1 góc nhỏ, thường trong khoảng 1,3-0,7 độ, người ta gọi đó là 1 bước. Theo số xung được CPU cấp, nó sẽ chấp hành dịch chuyển đúng ngần đó bước, do đó rất chính xác.
Để giảm bớt kích thước và công suất mô tơ, dùng được mô tơ nhỏ mà vẫn đáp ứng được lực kéo đẩy và giữ ga, trên máy xúc thường có kèm theo bộ giảm tốc.
(còn tiếp)