Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình đầm nén

A
Bình luận: 0Lượt xem: 3,759

auto_vnn

Tài xế O-H
Đầm nén là một quá trình cơ học làm tăng dung trọng của vật liệu. Vật liệu được làm đặc chắc hơn bằng cách làm giảm các lỗ rỗng giữa các phần tử cấu thành, làm cho các hạt vật liệu dịch chuyển lại sát nhau hơn. Nước và không khí trong các lỗ rỗng giữa các hạt bị đẩy ra ngoài dưới tác dụng của lực và chuyển động.Theo thời gian, các vật liệu rời sẽ ổn định tự làm chặt một cách tự nhiên. Vì vậy, vật liệu có thể chịu được các tải trọng nặng hơn mà không bị biến dạng (uốn, nứt, chuyển vị).

Việc đầm nén được thực hiện nhờ một hoặc kết hợp một số lực sau: áp suất tĩnh, lực va chạm, lực ép hoặc chấn động. Quá trình đầm nén này chịu ảnh hưởng chủ yếu của các yếu tố: tần số, biên độ chấn động, và tốc độ di chuyển của máy đầm. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: Thời gian đầm tại một chỗ, độ ẩm của vật liệu, chiều dày rải vật liệu, chiều dài vấu đầm, thành phần hạt…
Hiện nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, các nhà sản xuất máy đầm hàng đầu trên thế giới như DYNAPAC (Thuỵ Điển), CATERPILLAR (Mỹ), KOMATSU, SAKAI (Nhật Bản), BOMAG (Đức)... đã chế tạo ra nhiều loại máy đầm tiên tiến, hiệu quả.
Một ví dụ cụ thể: Loại máy đầm chân dê hiện nay không chỉ còn là loại máy đầm lăn ép thông thường nhờ tự trọng của bộ công tác nữa mà nó đồng thời còn là loại đầm chấn động nhờ các mô tơ thuỷ lực đặt trong trống đầm để quay các khối lệch tâm, làm phát sinh lực quán tính ly tâm gây chấn động để làm chặt vật liệu bằng sóng áp lực.
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng cơ bản:
Tần số (Frequency) thường là số vòng quay trong 1 phút mà trục lắp bánh lệch tâm quay ở bên trong trống đầm. 4000 VPM có nghĩa là tốc độ quay của trục 4000 lần trên 1 phút hoặc 67 lần trên 1 giây.
Lực ly tâm (Centrifugal Force) là lực được tạo ra do khối lượng của bánh lệch tâm quay bên trong trống đầm. Khoảng cách chuyển đổi của chúng từ tâm quay đến tâm trọng lực và tốc độ quay đều góp phần tạo ra lực quán tính ly tâm.
Biên độ dao động danh nghĩa (Nominal Amplitude) là số đo chuyển động theo chiều thẳng đứng của trống đầm từ đỉnh này đến đỉnh kia trong một chu trình làm việc, nó được tạo ra do lực ly tâm. Với việc thay đổi biên độ, người vận hành có thể thay đổi lực và chuyển động (gia tốc) của trống đầm trên vật liệu. Trong điều kiện làm việc giống nhau về trọng lượng trống đầm, tần số … thì máy đầm có biên độ cao hơn sẽ tạo ra năng lượng đầm cao hơn
Đầm nén chấn động là một quy trình rất chặt chẽ. Để có được thông tin chi tiết hơn, hãy tìm hiểu trong các quyển sổ tay “Thiết bị đầm nén – Lý thuyết và thực hành” "Compaction Equipment – Theory and Practice" do các hãng giới thiệu.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên