Nếu để ý một chút trong mỗi lần thay nhớt xe, bạn sẽ thấy các ký hiệu trên bình nhớt như là API, SAE rất phổ biến, rồi JASO MA, JASO MB, thỉnh thoảng ILSAC, AGMA, ACEA, MIL...rất dễ bực mình, rối tung cả lên!
Tháng 12/1999 Hiệp Hội Kỹ sư ô tô SAE (Society of Automotive Engineers) chủ yếu là USA, đưa ra hệ thống phân loại cho dầu động cơ theo độ nhớt động học, gồm có 11 cấp khác nhau:
Thay dầu là một trong những thói quen cần có đối với hầu hết những người đi ôtô, xe máy. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu cặn kẽ về những tính năng, cũng như thông số ghi trên sản phẩm này. Điển hình như chữ “W” trong ký hiệu SEA 10W40 ghi trên các loại dầu nhớt thường được nghĩ là “Weight”, trong khi thực tế nó dùng để chỉ từ “Winter”. (theo www.vnexpress.net)
Như vậy đối với dầu mùa hè chúng ta có các cấp độ nhớt SAE 20, SAE 30, SAE 40, SAE 50 và SAE 60. Đối với dầu mùa đông (Winter - W) thì có SAE 0W, SAE 5W, SAE 10W, SAE 15W, SAE 20W và SAE 25W.
Đối với dầu dùng quanh năm, hay còn gọi dầu đa cấp (multi-graded motor oil) thì người ta kết hợp cả 2 loại trên và ký hiệu dạng SAE 5W-40, SAE 20W-50, SAE 10W-30 ...
Một hệ thống phân loại khác do 3 tổ chức hàng đầu của Mỹ là Viện dầu khí Hoa Kỳ - API (American Petroleum Institute), Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hoa kỳ - ASTM (American Society for Testing and Materials) và SAE công bố ...năm 1970 rất rất rất phức tạp, tốn kém và dĩ nhiên không phải Quốc gia nào cũng tiến hành theo qui trình này được. Hệ thống phân loại này được bổ sung, phát triển liên tục (chứ không phải ban hành năm 1970 rồi nghĩ!!!) Và không phải hãng dầu nhớt nào muốn gắn cái logo này lên thì gắn!!!
Và hệ thống này người ta gọi là hệ thống phân loại theo cấp chất lượng API đúng từ tiếng Anh là (The API Engine Service Classification System) bao gồm dầu nhớt cho động cơ Xăng và dầu nhớt cho động cơ dầu Diesel. Dầu nhớt cho động cơ Xăng có ký hiệu chữ S (Service) đầu: SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG, SH, SJ, SL và mới nhất là SM ( cho các xe ô tô sản xuất từ năm 2004). Dầu nhớt cho động cơ Diesel bắt đầu bằng chữ C (Commercial): CA, CB, CC, CD, CD-II, CE, CF, CF-2, CF-4, CG-4, CH-4, CI-4 và mới nhất là CJ-4 (cho các xe từ năm 2006).
Cần nhắc lại: Qui trình thử nghiệm theo hệ thống phân loại API này rất tốn kém và không phải Quốc gia nào cũng thử nghiệm được!!!
Các xếp loại cấp chất lượng cho động cơ xăng từ SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG, SH không được khuyên nữa cho sử dụng ớ các động cơ ô tô mới (obsolete) sản xuất từ năm 2001, cấp SH theo khuyến cáo là chỉ dùng cho các xe từ năm 1996 và cũ hơn.
Tương tự, các xếp loại CA, CB, CC, CD, CD-II, CE cũng thuộc dạng "obsolete" cho các xe đời 1985!!!
Vậy mà thị trường dầu nhớt tại VN toàn là cấp SE đến SH (dành cho động cơ chạy xăng), tìm được một loại SJ, SL, SM vui quá xá. Xem một loại nhớt trên thị trường có cấp chất lượng API SM.
Tháng 12/1999 Hiệp Hội Kỹ sư ô tô SAE (Society of Automotive Engineers) chủ yếu là USA, đưa ra hệ thống phân loại cho dầu động cơ theo độ nhớt động học, gồm có 11 cấp khác nhau:
Thay dầu là một trong những thói quen cần có đối với hầu hết những người đi ôtô, xe máy. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu cặn kẽ về những tính năng, cũng như thông số ghi trên sản phẩm này. Điển hình như chữ “W” trong ký hiệu SEA 10W40 ghi trên các loại dầu nhớt thường được nghĩ là “Weight”, trong khi thực tế nó dùng để chỉ từ “Winter”. (theo www.vnexpress.net)
Như vậy đối với dầu mùa hè chúng ta có các cấp độ nhớt SAE 20, SAE 30, SAE 40, SAE 50 và SAE 60. Đối với dầu mùa đông (Winter - W) thì có SAE 0W, SAE 5W, SAE 10W, SAE 15W, SAE 20W và SAE 25W.
Đối với dầu dùng quanh năm, hay còn gọi dầu đa cấp (multi-graded motor oil) thì người ta kết hợp cả 2 loại trên và ký hiệu dạng SAE 5W-40, SAE 20W-50, SAE 10W-30 ...
- Việc xếp loại theo cấp độ nhớt SAE phản ánh khả năng của dầu chảy tại các nhiệt độ khác nhau. Các con số tăng dần từ 0W đến 60 tương ứng Độ nhớt tăng theo
- Dầu đa cấp: (hầu như tại Việt Nam nhớt dùng cho xe gắn máy là nhớt đa cấp) W nghĩa là nó thực hiện tốt ở tình trạng mùa đông (khí hậu lạnh). Con số đầu tiên nhỏ hơn (xem ký hiệu dầu đa cấp) có khả năng chảy tốt hơn ở nhiệt độ cực lạnh và động cơ sẽ quay và dễ khởi động hơn. Con số thứ hai lớn hơn để phục vụ thời tiết nóng. Con số càng cao nó có thể sử dụng ở thời tiết càng nóng (Như Sài Gòn mấy bữa nay...)
- Các dầu có độ nhớt đơn cấp như SAE 30 là dành cho khí hậu ấm, ít thay đổi thời tiết, hay các máy móc, bộ phận đặc biệt...
Một hệ thống phân loại khác do 3 tổ chức hàng đầu của Mỹ là Viện dầu khí Hoa Kỳ - API (American Petroleum Institute), Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hoa kỳ - ASTM (American Society for Testing and Materials) và SAE công bố ...năm 1970 rất rất rất phức tạp, tốn kém và dĩ nhiên không phải Quốc gia nào cũng tiến hành theo qui trình này được. Hệ thống phân loại này được bổ sung, phát triển liên tục (chứ không phải ban hành năm 1970 rồi nghĩ!!!) Và không phải hãng dầu nhớt nào muốn gắn cái logo này lên thì gắn!!!
Và hệ thống này người ta gọi là hệ thống phân loại theo cấp chất lượng API đúng từ tiếng Anh là (The API Engine Service Classification System) bao gồm dầu nhớt cho động cơ Xăng và dầu nhớt cho động cơ dầu Diesel. Dầu nhớt cho động cơ Xăng có ký hiệu chữ S (Service) đầu: SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG, SH, SJ, SL và mới nhất là SM ( cho các xe ô tô sản xuất từ năm 2004). Dầu nhớt cho động cơ Diesel bắt đầu bằng chữ C (Commercial): CA, CB, CC, CD, CD-II, CE, CF, CF-2, CF-4, CG-4, CH-4, CI-4 và mới nhất là CJ-4 (cho các xe từ năm 2006).
Cần nhắc lại: Qui trình thử nghiệm theo hệ thống phân loại API này rất tốn kém và không phải Quốc gia nào cũng thử nghiệm được!!!
Các xếp loại cấp chất lượng cho động cơ xăng từ SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG, SH không được khuyên nữa cho sử dụng ớ các động cơ ô tô mới (obsolete) sản xuất từ năm 2001, cấp SH theo khuyến cáo là chỉ dùng cho các xe từ năm 1996 và cũ hơn.
Tương tự, các xếp loại CA, CB, CC, CD, CD-II, CE cũng thuộc dạng "obsolete" cho các xe đời 1985!!!
Vậy mà thị trường dầu nhớt tại VN toàn là cấp SE đến SH (dành cho động cơ chạy xăng), tìm được một loại SJ, SL, SM vui quá xá. Xem một loại nhớt trên thị trường có cấp chất lượng API SM.