các cảm biến

L
Bình luận: 0Lượt xem: 265

levantrieu

Tài xế O-H

1. Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến Oxy

Chúng được sử dụng để đo nồng độ oxy còn thừa trong khí xả gửi về ECU, ECU dựa vào tín hiệu cảm biến ô xy gửi về sẽ hiểu được tình trạng nhiên liệu đang giàu (đậm) hay đang nghèo (nhạt) và từ đó đưa ra tín hiệu điều chỉnh lượng phun cho thích hợp. Phân tích thông số Long Term Fuel Trim và Short Term Fuel Trim để thấy được sự hiệu chỉnh nhiên liệu.

2. Cấu tạo của cảm biến đo lượng Oxy

Loại làm bằng Gốm Ziconium: Loại được làm bằng gốm ziconium và được phủ 1 lớp Platin ở bề mặt tiếp xúc với khí xả. có đường dẫn không khí đi vào bên trong lõi cảm biến. Ở điều kiện nhiệt độ cao (trên 350 độ C), với sự chênh lệch nồng độ khí xả của 2 bề mặt ngoài và trong lõi cảm biến, cảm biến sẽ tạo ra 1 tín hiệu điện áp nằm trong khoảng 0.1-0.9V.

+ Điện áp càng nhỏ là càng nghèo nhiên liệu.
+ Điện áp càng lớn là càng giàu nhiên liệu.


Để cảm biến nhanh đạt tới nhiệt độ vận hành khi mới khởi động (trên 350 độ C), Cảm biến có thêm 1 điện trở nung nóng bên trong để nung nóng cảm biến khi mới nổ máy.

+ Giá trị của điện trở nung nóng nằm khoảng 6-13Ω.



3. Nguyên lí hoạt động của cảm biến Oxy



– Được lắp tại ống xả , bề mặt làm việc của cảm biến tiếp xúc trực tiếp với khí xả, trong lõi của cảm biến có đường đưa không khí từ ngoài vào, sự chênh lệch về nồng độ oxy giữa 2 bề mặt của cảm biến sẽ tạo ra 1 điện áp: 0,1-0,9V.

+ Tín hiệu điện áp gần 0V là hỗn hợp nhiên liệu đang nghèo.
+ Tín hiệu điện ápgần 0.9V là hỗn hợp nhiên liệu đang giàu.

– cảm biến oxy làm việc trên dựa vào độ chênh lệch nồng độ oxy giữa 2 bề mặt của cảm biến, cảm biến sẽ làm việc tốt ở nhiệt độ 350̊C, cho nên người ta bố trí 1 bộ phận nung nóng trong cảm biến để giúp cảm biến nhanh đạt đến nhiệt độ làm việc khi động cơ nguội.

– Khi On chìa dây sấy của cảm biến sẽ được ECU nhịp mát để nung nóng cảm biến.

– Những xe đời mới sử dụng thêm 1 cảm biến Oxy phía sau bầu xúc tác khí xả để giám sát sự làm việc của bầu xúc tác khí xả. Điện áp đầu ra của Oxygen Sensor số 2 rất ít thay đổi, thông thường nằm ở mức 0.45V.

Cảm biến tiếng gõ – Knock sensor



1. Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến kích nổ

Nhiệm vụ của cảm biến kích nổ Knock Sensor là để đo tiếng gõ trong động cơ và phát ra tín hiệu điện áp gửi về ECU, từ đó ECU sẽ nhận và phân tích tín hiệu đó để điều chỉnh góc đánh lửa sớm làm giảm tiếng gõ (Thông thường tiếng gõ sinh ra là do va đập các chi tiết cơ khí trong động cơ bởi hiện tượng kích nổ).

2. Cấu tạo của cảm biến kích nổ

Cảm biến kích nổ có cấu tạo bởi 1 vật liệu áp điện, tinh thể thạch anh. Khi có tiếng gõ, cảm biến với tinh thể thạch anh sẽ tự phát ra điện áp và gửi về ECU.



Cấu tạo của cảm biến kích nổ

3. Nguyên lí hoạt động của cảm biến kích nổ

Khi động cơ hoạt động, vì lý do nào đó dẫn tới có tiếng gõ (tự kích nổ, động cơ nóng quá, va đập cơ khí….) cảm biến sẽ tạo ra 1 tín hiệu điện áp gửi về ECU và ECU sẽ điều chỉnh trễ góc đánh lửa lại để giảm tiếng gõ.

Cụ thể: Các phần tử áp điện của cảm biến kích nổ được thiết kế có kích thước với tần số riêng trùng với tần số rung của động cơ khi có hiện tượng kích nổ để xảy ra hiệu ứng cộng hưởng (f = 6KHz – 13KHz).

Như vậy, khi động cơ có xảy ra hiện tượng kích nổ, tinh thể thạch anh sẽ chịu áp lực lớn nhất và sinh ra một điện áp. Tín hiệu điện áp này có giá trị nhỏ hơn 2,5V. Nhờ tín hiệu này, ECU động cơ nhận biết hiện tượng kích nổ và điều chỉnh giảm góc đánh lửa cho đến khi không còn kích nổ. ECU động cơ có thể điều chỉnh thời điểm đánh lửa sớm trở lại.



Hiện tượng kích nổ trên động cơ

Khi hỗn hợp nhiên liệu và không khí cháy trước khi có tia lửa của bugi được gọi là hiện tượng kích nổ.



Nguyên nhân: Nếu như nhiệt độ trong buồng đốt quá cao, thì rất có thể một bộ phận hòa khí sẽ bắt cháy trước khi bugi đánh lửa. Quá trình cháy này sẽ tạo ra một lượng áp suất lớn và va đập với lượng áp suất được tạo ra từ bugi đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trước đó. Từ đó tạo nên những rung động va đập lên thành xylanh, dẫn tới hư hỏng các chi tiết khác như piston.



Sơ đồ mạch điện của cảm biến kích nổ



Cảm biến vị trí bướm ga – Throttle Position Sensor.



1. Chức năng và nhiệm vụ?

Cảm biến vị trí bướm ga có nhiệm vụ xác định độ mở của bướm ga và gửi thông tin về bộ xử lý trung tâm giúp điều chỉnh lượng phun nhiên liệu tối ưu theo độ mở bướm ga. Trên các dòng xe sử dụng hộp số tự động, vị trí bướm ga là thông số quan trọng để kiểm soát quá trình chuyển số

2. Cấu tạo loại phần tử Hall
Cảm biến vị trí bướm ga loại phần tử Hall gồm có mạch IC Hall làm bằng các phần tử Hall và các nam châm quay quanh chúng. Các nam châm được lắp ở trên trục bướm ga và quay cùng với bướm ga.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên