bộ điều áp nhiên liệu

Cuuantifansqtv
Bình luận: 15Lượt xem: 8,395

Cuuantifansqtv

Tài xế O-H
em cũng ko rõ lên lên đây hỏi.theo như cuốn sách em đọc nó nói bộ điều áp nl nằm trên ong phân phối nl(giàn béc phun hay sao y)em mới vào chuyên nghành nên có j ko pit các a chỉ dùm
 

Cuuantifansqtv

Tài xế O-H
upload_2017-4-24_7-31-58.png

là nó đó
 

HDTruck

Tài xế O-H
Cái này là van điều áp hay là van tích năng được lắp trên đoạn cuối của ống rain trên hệ thống phun xăng hay dầu đều có. trong khoảng khắc phun vòi phun được mở đột ngột và đóng đột ngột làm áp suất trong ông rain (common rain) cũng thay đột đột ngột. van tích năng có nhiệm vụ là giữ cho áp suất trong ống rain ổn định. trường hợp van bị kẹt sẽ làm cho động cơ không đạt được vòng tua cực đại.
 

anhnongdan

Tài xế O-H
nguyên lí của van điều áp là ổn định áp suất vd áp suất phun xăng.
nhìn bên ngoài giống như cái bầu vậy, các bác vui lòng search gg, bên trong có 1 cái màng chia cái bầu thành hai phần, phần dưới thông với đường xăng, phần trên có thể là kín hoặc có 1 ống hơi nối với ống chân không
khi bơm xăng hoạt động, xăng được bơm kín ở bầu dưới và lớp màng hơi phồng lên trên( 1 dạng tích trữ năng lượng), khi phun xăng, áp suất trong đường ống giảm đột ngột, lớp màng sẽ xẹp xuống để bù áp xăng, sau đó lại phồng lên nhờ bơm xăng. với công dụng ổn áp xăng, tùy hãng mà bố trí 1,2 hoặc 3 van, có hãng bố trí trước đường ống rail, có hãng đặt giữa và cũng có hãng đặt cuối. lí giải cho việc bố trí van điều áp theo mình biết là do vụ bản quyền
 

Cuuantifansqtv

Tài xế O-H
vừa mới tìm dk cũng trên diễn đàn (cái van điều áp trong thùng xăng nó có cấu tạo cũng đơn giản bạn ah.cái quyết định chính đến sự làm việc của nó có lẽ là ở cái lò xo...về nguyên tắc trên tất cả các xe sử dụng hệ thống phun xăng đều bát buộc phải có van điều áp (em đọc bài có cụ cố cãi có xe không có van mà thấy buồn quá).như thầy Phamvi đã nói,mục đích của van điều áp là duy trì áp suất xăng trong ống phân phối xăng luôn ở 1 giá trị không đổi.còn về nguyên lý thì khi sản suất mỗi loại xe được đặt 1 giá trị áp suất bơm xăng nhất định,cái này rất quan trọng bởi vì nó còn liên quan đến việc tính toán để sản xuất kim phun và đặt chế độ phun trong hộp điều khiển.nhiệm vụ này sẽ do van điều áp duy trì.khi áp suất bơm xăng lên cao dến áp quy định thì áp suất đó sẽ thắng sức căng của lò xo trong van và mở đường xăng hồi về thùng,áp suất càng lớn thì độ mở của van càng lớn và ngươic lại.tất nhiên chắc bạn lại nghĩ cùng là 1 bơm xăng,1 dòng điện tại sao có lúc áp cao,có lúc áp lại thấp? cái này phụ thuộc vào chất lượng của bơm và phụ thuộc vào tốc độ hoạy động của động cơ.ở chế độ garangti,lượng xăng phun vào xi lanh ít nên áp suất xăng sẽ cao,van mở lớn ,còn khi ga càng cao lượng xăng được phun vào động cơ nhiều thì áp trong giàn sẽ giảm,van mở nhỏ.khi van điều áp này hỏng ở chế độ mở thì áp suất xăng trong ống sẽ quá thấp,còn van hơng ở chế độ kẹt không mở thì bơm xăng sẽ bị hỏng do hoạt động quá tải...có loại còn trang bị thêm 1 cái dù nhỏ ngay trên ống phân phối xăng nữa,mục đích cũng là chống sự chênh lệch áp suất tức thời giữa các kim phun khi đang cùng hoạt động.nguyên lý cũng rất đơn giản,cái dù đó chỉ có 1màng như màng caosu,khi áp cao sẽ đẩy màng đó )))
phồng lên,khi kim phun nào đó hoạt động,áp ttrong ống sẽ giảm tức thời.khi đó màng cao su này sẽ bị nén xuốnglàm giảm thể tích trong ống làm tăng áp tức thời trong dàn phân phối xăng.chính vì vậy có bạn nhìn ttrên giàn phân phối có khi không có cái van nào,có khi lại thấy đến 2 cái gần giống như nhau ấy.
theo công nghệ cải tiến thì đa số các xe hiện đại ngày nay trang bị van điều áp nằm dưới thùng xăng,về nguyên lý thì nó vẫn duy trì áp xăng như vậy,còn về mặt cấu tạo thì loại này sẽ chỉ có 1 đường xăng lên,giảm được 1 ống và độ an toàn cao hơn do giảm được nguy cơ cháy nổ do ống xăng này gây ra.còn những nhược điểm do không có sự so sánh với chân không trong cổ hút thì có lẽ nó đã được lập trình rồi.))
 

vietthiem

Tài xế O-H
2.1. BỘ ĐIỀU ÁP

2.1.1. Nhiệm vụ

Bộ điều áp (van điều áp) có nhiệm vụ giữ cho áp suất nhiên liệu trên ống phân phối ổn định.

2.1.2. Phân loại

Có 2 loại bộ điều áp:

- Loại điều chỉnh áp suất nhiên liệu ở áp suất không đổi.

- Loại điều chỉnh áp suất theo độ chân không cụm ống nạp.

a. Bộ điều chỉnh áp suất nhiên liệu ở áp suất không thay đổi

a1. Cấu tạo:

Đây là loại điều áp hoàn toàn bằng cơ khí, cấu tạo gồm: một lò xo, một van bi làm kín.




Hình 2.9: Cấu tạo van điều áp loại áp suất không đổi


Loại này thường được lắp trong cụm bơm nhiên liệu đặt trong thùng hoặc trên ống phân phối nhiên liệu.





a2, Hoạt động:

+ Khi áp suất nhiên liệu nhỏ hơn áp suất cần điều chỉnh, sức căng lò xo thắng áp lực của nhiên liệu do đó đẩy van đóng kín đường xăng hồi về thùng

+ Khi áp suất nhiên liệu lớn hơn áp suất cần điều chỉnh, áp lực nhiên liệu nén lò xo lại, mở van do đó nhiên liệu được hồi về thùng chứa

Như vậy, áp suất nhiên liệu trên ống phân phối được điều chỉnh ở giá trị không đổi và phụ thuộc vào sức căng lò xo van điều áp.

b. Loại điều chỉnh áp suất theo độ chân không cụm ống nạp

b1, Cấu tạo:

- Gồm: vỏ bộ điều áp, lò xo, van bi, màng ngăn.

Vỏ bộ điều áp được chia làm 2 khoang nhờ màng ngăn. Khoang chứa lò xo có một đầu nối với chân không đường ống nạp. Khoang còn lại có đường thông với đường nhiên liệu hồi về thùng và được đóng kín nhờ viên bi và lò xo.

- Loại này thường được lắp phía cuối ống phân phối.

b2, Hoạt động

Cũng tương tự như loại trên, tuy nhiên do van giảm áp được nối với chân không cụm ống nạp nên áp suất trên ống phân phối luôn được duy trì lớn hơn áp suất đường ống nạp một giá trị ổn định tùy theo chế độ tải của động cơ.

Áp suất mở van lúc này phụ thuộc cả vào sức căng lò xo và độ chân không đường ống nạp





Hình 2.10: Cấu tạo van điều áp loại áp suất không đổi
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên