AutoJobs
Thành viên O-H
Bí quyết cơ bản để bạn thành công trong môi trường làm việc mới
Một công việc mới luôn có sẵn sự thay đổi về môi trường, cơ hội để bạn bắt đầu lại từ đầu. Giai đoạn chuyển tiếp đầy hứng khởi nhưng cũng không thiếu sự căng thẳng, và thường chứa đựng những điều không chắc chắn khi bạn phải thích nghi bản thân với đồng nghiệp mới và cách làm việc mới.
lam việc
Một vài tuần thậm chí vài tháng đầu, bạn có thể sẽ bị mất phương hướng khi cố gắng học hỏi và thích nghi với môi trường mới, nhưng JobStreet.com có một số bí quyết giúp bạn giải toả bớt căng thẳng. Bộ bí quyết cơ bản của chúng tôi mang đến cho bạn 7 lời khuyên cần thiết để thiết lập con đường thành công cho bạn tại vị trí việc làm mới.
1. Tạo quan hệ với các đồng nghiệp của bạn
Làm quen với đồng nghiệp mới quả thật rất dễ nếu bạn biết cách. Tổ chức một buổi ăn trưa với các thành viên trong nhóm và tìm hiểu về những đặc điểm cá nhân của họ. Tìm kiếm những điểm chung với đồng nghiệp sẽ khiến mối quan hệ của bạn với họ càng thêm gắn bó. Bên cạnh việc giúp bạn thích nghi và ổn định tại nơi làm việc mới, việc tạo mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp cũng sẽ giúp bạn ghi điểm trong thời điểm đánh giá hiệu suất làm việc. Trở thành người được yêu mến tại công sở luôn là dấu hiệu tốt cho sự nghiệp của bạn tại đây.
2. Cá nhân hoá không gian làm việc của bạn
Dọn dẹp và làm mới không gian làm việc bằng cách trang trí góc làm việc của bạn bằng những vật dụng cá nhân. Nơi làm việc của bạn càng sớm được cá nhân hoá, thì bản thân bạn sẽ càng nhanh chóng thích nghi và cảm thấy “như ở nhà” ngay khi đang trong nơi làm việc. Điều này cũng giúp sếp và đồng nghiệp hiểu rõ hơn về tính cách và cá tính của bạn, giúp bạn có nhiều cơ hội để gắn bó hơn với đồng nghiệp trong môi trường làm việc mới.
3. Tạo quan hệ với những nhân viên kỳ cựu
Làm quen và tạo mối quan hệ với một số nhân viên kỳ cựu để có thể hiểu rõ hơn về công ty mới của bạn. Tìm hiểu xem ai là ai trong văn phòng và tính cách của các đồng nghiệp cũng như sếp của bạn. Việc hiểu rõ mọi người từ bên trong luôn hữu ích cho bạn tại nơi làm việc.
4. Nuôi dưỡng hình thành thói quen tốt ngay từ ngày đầu làm việc
Đây là thời điểm tốt nhất để bắt đầu nuôi dưỡng những thói quen đúng đắn. Luôn sẵn sàng và biết cách tổ chức và quản lý khối lượng công việc của mình. Chúng ta đều biết mọi sơ suất đều có thể dễ xảy ra khi chúng ta bị chôn vùi dưới một núi công việc.
5. Thường xuyên theo dõi và ghi lại tất cả những thành tựu bạn đạt được trong hồ sơ việc làm của mình
Những thành tựu bạn đã đạt được trong năm làm việc vừa qua sẽ dễ bị lãng quên nếu bạn không theo dõi và ghi lại. Trên hết, hãy chắc chắn lưu trữ lại tất cả các email và phản hồi tích cực về hiệu suất làm việc của bạn. Bạn sẽ thấy điều này rất hữu ích khi thời điểm đánh giá năng lực đến và bạn có tất cả những hồ sơ này trong tay.
6. Mang theo điều tốt, để lại sau lưng những điều không tốt
Bất kể bạn gặp phải sự bất ổn hay không tin tưởng vào bản thân mình tại công việc trước đây, hãy bỏ chúng sang một bên. Bởi bạn chỉ là một tờ giấy trắng khi bắt đầu công việc mới. Đây là cơ hội để bạn đề ra những mục tiêu mới và có thêm nhiều trải nghiệm mới. Nên luôn ghi nhớ các bài học quan trọng bạn học được từ công việc trước đây nhưng hãy bỏ lại những ký ức không đẹp tại nơi làm việc cũ.
7. Luôn giữ tâm trí rộng mở
Đừng vội vàng phán xét về cách làm việc ở nơi mới. Nếu bạn cảm thấy bắt buộc phải chia sẻ quan điểm của mình, hãy đưa ra lời nhận xét mang tính xây dựng. Nên đưa ra những lời khuyên hữu ích thay vì chỉ đơn thuần chỉ trích tiêu cực mà không phục vụ bất kỳ mục tiêu nào cả. Điều này giúp bạn thể hiện kỹ năng phân tích tốt và đưa ra được các sáng kiến chắc chắn có thể làm tăng giá trị cho công ty.
Một công việc mới luôn có sẵn sự thay đổi về môi trường, cơ hội để bạn bắt đầu lại từ đầu. Giai đoạn chuyển tiếp đầy hứng khởi nhưng cũng không thiếu sự căng thẳng, và thường chứa đựng những điều không chắc chắn khi bạn phải thích nghi bản thân với đồng nghiệp mới và cách làm việc mới.
lam việc
Một vài tuần thậm chí vài tháng đầu, bạn có thể sẽ bị mất phương hướng khi cố gắng học hỏi và thích nghi với môi trường mới, nhưng JobStreet.com có một số bí quyết giúp bạn giải toả bớt căng thẳng. Bộ bí quyết cơ bản của chúng tôi mang đến cho bạn 7 lời khuyên cần thiết để thiết lập con đường thành công cho bạn tại vị trí việc làm mới.
1. Tạo quan hệ với các đồng nghiệp của bạn
Làm quen với đồng nghiệp mới quả thật rất dễ nếu bạn biết cách. Tổ chức một buổi ăn trưa với các thành viên trong nhóm và tìm hiểu về những đặc điểm cá nhân của họ. Tìm kiếm những điểm chung với đồng nghiệp sẽ khiến mối quan hệ của bạn với họ càng thêm gắn bó. Bên cạnh việc giúp bạn thích nghi và ổn định tại nơi làm việc mới, việc tạo mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp cũng sẽ giúp bạn ghi điểm trong thời điểm đánh giá hiệu suất làm việc. Trở thành người được yêu mến tại công sở luôn là dấu hiệu tốt cho sự nghiệp của bạn tại đây.
2. Cá nhân hoá không gian làm việc của bạn
Dọn dẹp và làm mới không gian làm việc bằng cách trang trí góc làm việc của bạn bằng những vật dụng cá nhân. Nơi làm việc của bạn càng sớm được cá nhân hoá, thì bản thân bạn sẽ càng nhanh chóng thích nghi và cảm thấy “như ở nhà” ngay khi đang trong nơi làm việc. Điều này cũng giúp sếp và đồng nghiệp hiểu rõ hơn về tính cách và cá tính của bạn, giúp bạn có nhiều cơ hội để gắn bó hơn với đồng nghiệp trong môi trường làm việc mới.
3. Tạo quan hệ với những nhân viên kỳ cựu
Làm quen và tạo mối quan hệ với một số nhân viên kỳ cựu để có thể hiểu rõ hơn về công ty mới của bạn. Tìm hiểu xem ai là ai trong văn phòng và tính cách của các đồng nghiệp cũng như sếp của bạn. Việc hiểu rõ mọi người từ bên trong luôn hữu ích cho bạn tại nơi làm việc.
4. Nuôi dưỡng hình thành thói quen tốt ngay từ ngày đầu làm việc
Đây là thời điểm tốt nhất để bắt đầu nuôi dưỡng những thói quen đúng đắn. Luôn sẵn sàng và biết cách tổ chức và quản lý khối lượng công việc của mình. Chúng ta đều biết mọi sơ suất đều có thể dễ xảy ra khi chúng ta bị chôn vùi dưới một núi công việc.
5. Thường xuyên theo dõi và ghi lại tất cả những thành tựu bạn đạt được trong hồ sơ việc làm của mình
Những thành tựu bạn đã đạt được trong năm làm việc vừa qua sẽ dễ bị lãng quên nếu bạn không theo dõi và ghi lại. Trên hết, hãy chắc chắn lưu trữ lại tất cả các email và phản hồi tích cực về hiệu suất làm việc của bạn. Bạn sẽ thấy điều này rất hữu ích khi thời điểm đánh giá năng lực đến và bạn có tất cả những hồ sơ này trong tay.
6. Mang theo điều tốt, để lại sau lưng những điều không tốt
Bất kể bạn gặp phải sự bất ổn hay không tin tưởng vào bản thân mình tại công việc trước đây, hãy bỏ chúng sang một bên. Bởi bạn chỉ là một tờ giấy trắng khi bắt đầu công việc mới. Đây là cơ hội để bạn đề ra những mục tiêu mới và có thêm nhiều trải nghiệm mới. Nên luôn ghi nhớ các bài học quan trọng bạn học được từ công việc trước đây nhưng hãy bỏ lại những ký ức không đẹp tại nơi làm việc cũ.
7. Luôn giữ tâm trí rộng mở
Đừng vội vàng phán xét về cách làm việc ở nơi mới. Nếu bạn cảm thấy bắt buộc phải chia sẻ quan điểm của mình, hãy đưa ra lời nhận xét mang tính xây dựng. Nên đưa ra những lời khuyên hữu ích thay vì chỉ đơn thuần chỉ trích tiêu cực mà không phục vụ bất kỳ mục tiêu nào cả. Điều này giúp bạn thể hiện kỹ năng phân tích tốt và đưa ra được các sáng kiến chắc chắn có thể làm tăng giá trị cho công ty.