Báo cáo thực tập môn học cấu tạo ô tô

H
Bình luận: 0Lượt xem: 5,282
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Hoang6495

Tài xế O-H
PHẦN 1. . HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU
I . HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG
1. Công dụng: hệ thống cung cấp nhiên liệu (HTCCNL) có nhiệm vụ tạo 1 hỗn hợp giữa xăng và không khí có thành phần thích hợp, tùy theo chế độ làm việc, để đưa vào xylanh rồi đốt cháy, dãn nở và sinh công.
2. Cấu tạo: hệ thống này gồm có:
- Bộ phận cung cấp xăng: thùng xăng, lọc xăng, bơm xăng, ống dẫn xăng.
- Bộ phận lọc gió.
- Bộ phận chế hòa khí (BCHK).



Hình 7.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu


3. Hoạt động: khi động cơ hoạt động, bơm xăng hút xăng từ thùng ống chứa qua ống dẫn xăng, lọc xăng, đưa đến BCHK. Đồng thời lúc này không khí được hút vào qua lọc gió ngang qua BCHK hút xăng từ BCHK hòa trộn với không khí thành hòa khí, qua ống hút đưa vào lòng xulanh. Muốn động cơ chạy nhanh, ta mở lớn bướm ga cho hòa khí vào nhiều, muốn chạy chậm mở bướm ga nhỏ hòa khí vào ít, muốn dừng động cơ ta tắt công tắt máy.

II. BỘ PHẬN CUNG CẤP XĂNG

1. Thùng xăng: dùng để chứa xăng, khoảng 40-70 lít. Trong thùng có nhiều tấm ngăn giữ cho xăng không bị dao động nhiều, phía trên có miệng để đổ xăng và nắp thùng xăng có lỗ thông hơi. Ở miệng đổ thường có lưới lọc xăng, đáy thùng có ốc xả xăng và cặn bẩn lẫn trong xăng.








Hình 7.2 Cấu tạo thùng chứa xăng




2. Lọc xăng: có nhiệm vụ lọc nước và tạp chất lẫn trong xăng trước khi đưa tới BCHK. Bộ phận này gồm có bình lóng cặn và các lưới lọc. Một HTCCNL thường có 4 lọc xăng. Một ở thùng chứa, một ở bình lóng cặn trước bơm tiếp vận, một ở trong bình tiếp vận, và một ở chế hòa khí. Bình lóng cặn thường làm bằng thủy tinh để dễ trông thấy xăng. Bình lóng cặn được đặt giữa thùng xăng và bơm xăng, đôi khi nó đặt ngay tại bơm xăng. Khi thấy nước hay cặn bẩn ở bình, ta tháo lấy bình lóng cặn ra rửa. Đối với lọc xăng bằng giấy, không súc rửa mà thay mới sau 20.000 Km. Đối với lọc sắt (sử dụng ở động cơ phun xăng) thì thay mới sau 40.000 Km.



Hình 7.3 Cấu tạo lọc xăng


3. Bơm xăng: có công dụng hút xăng từ thùng chứa đưa tới BCHK. Có 2 loại bơm xăng:
+ Bơm màng điều khiển bằng cơ khí

+ Bơm điện

a. Bơm xăng màng điều khiển bằng cơ khí












• Hoạt động
Khi động cơ hoạt động, bánh sai tâm đội cần điều khiển đưa cốt bơm và màng bơm về phía dưới tạo ra phía trên 1 áp thấp hút xăng từ thùng chứa vào bơm ngang qua van hút (lúc này van thoát đóng). Khi bánh sai tâm không đội cần điều khiển nữa lò xo lớn đẩy màng bơm lên phía trên, ép xăng chui qua van thoát (lúc này van hút đóng) đưa xăng đến BCHK khi nào pointu ở bình giữ mực mở.
Khi bình giữ mực đầy, pointu đóng lại, xăng chứa đầy ở phía trên màng bơm, do đó màng bơm và cốt bơm không thể đi lên được, bơm không hoạt động nữa. Khi động cơ dừng, muốn cho xăng tới BCHK ta sử dụng cần bơm tay
b. Bơm xăng chạy bằng điện:

Hoạt động
Khi bơm không hoạt động, lò xo R đẩy màng bơm về phía dưới làm công tắc V đóng khi muốn bơm hoạt động ta mở công tắc máy, điện chạy qua tiếp điểm O qua cuộn dây B về mát biến cuộn dây thành nam châm điện. Nam châm điện sẽ hút miếng sắt S và màng M lên tạo ra ở phía dưới 1 áp thấp xăng được hút từ thùng chứa qua van hút vào bơm. Khi miếng sắt S bị hút, tiếp điểm O đi lên, công tắc V mở ra, dòng điện bị cắt đứt, cuộn dây mất từ trường(không còn là nam châm điện nữa), miếng sắt S bị lò xo R đẩy xuống, màng bơm xuống theo, ép xăng mở van thoát đẩy xăng đến BCHK.
Khi xăng đã đầy BCHK, pointu đóng lại, xăng đầy phía dưới màng, ép lò xo R, công tắc V mở dòng điện bị ngắt, bơm không hoạt động mặc dù công tắc máy vẫn mở.


4. BỘ PHẬN CUNG CẤP GIÓ
Trong không khí có nhiều bụi, bụi đó nếu hút vào xylanh sẽ hòa với dầu nhớt tạo thành 1 thứ cát xoáy làm cho xylanh, xét măng mau mòn. Vì vậy người ta gắn 1 lọc gió trước BCHK để cản những hạt bụi ấy. Có 3 loại lọc gió:
+ Lọc gió loại khô

+ Lọc gió loại thấm dầu (ướt)

+ Lọc gió loại có chứa dầu

5. BỘ CHẾ HÒA KHÍ

Công Dụng

Bộ chế hòa khí chuyển xăng từ thể lỏng sang thể hơi (dễ cháy) để cho phép động cơ chạy ít hao xăng nhất mà sinh ra công suất lớn nhất. Nó cung cấp nhiên liệu cho tất cả các xylanh của động cơ qua hệ thống nạp và nó có ảnh hưởng nhất tới đặc tính của động cơ.
Vì vậy, Bộ chế hòa khí được thiết kế theo các đặc tính riêng mà động cơ yêu cầu (cần chạy nhanh hay cần tải lớn…).
• Họng khuếch tán

Hình 6
Xăng được hút từ buồng phao ra vòi phun nhờ độ chênh lệch áp suất khi có dòng khí đi qua họng khuếch tán. Sự khác biệt về chiều cao của mức nhiên liệu trong bầu phao và vòi phun tạo ra sự khác nhau về lượng nhiên liệu được phun ra khi đó cần có một cơ cấu duy trì mức nhiên liệu trong buồng phao.
• Cấu tạo buồng phao

Việc duy trì mức nhiên liệu trong buồng phao do van kim và phao trong buồng phao đảm nhiệm. như thế nhiên liệu được duy trì ổn định.
• Các chế độ làm việc của bộ chế hòa khí:
+ Chế độ không tải: Khi đó bướm ga mở nhỏ, khi đó độ chân không tại họng khuếch tán nhỏ không đủ để hút xăng lên vòi phu chính. Vì vậy mạch tốc độ tháp để có thể cung cấp nhiên liệu khi động cơ chạy chậm.
+ Động cơ chạy không tải khi bướm gas đóng độ chân không sau bướm gas lớn hút nhiên liệu qua lỗ không tải.

Hình 7
+ Khi bướm gas hé mở lượng không khí đi vào lớn, độ chân không tại lỗ không tải giảm dẫn đến nghèo nhiên liệu. khi đó lỗ chuyển tiếp đóng vai trò bù nhiên liệu thiếu do mở đột ngột.

Hình 8
+ Chế độ toàn tải bướm gas mở lớn khi đó độ chân không tại họng hút lớn làm cho piston toàn tải mở ra và lượng xăng cung cấp đủ cho động cơ.

Hình 9
+ Chế độ tăng tốc
Ở chế độ tăng tốc cần một lượng nhiên liệu ngay tưc thì cung cấp cho động cơ vì bướm ga mở đột ngột khi đó bơm tăng tốc có nhiệm vụ cung cấp một lượng xăng nhanh phục vụ cho quá trình tăng tốc.

Hình 10

PHẦN 2: ĐỘNG CƠ
1. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền trên ô tô
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là một trọng những bộ phận quan trọng và chiếm diện tích lớn nhất trong động cơ.


Nhiệm vụ
Biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu khi động cơ làm việc.
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền được chia làm 2 nhóm chi tiết chính

Nhóm chi tiết không chuyển động gồm: thân máy (khối xy lanh), nắp máy, ống lót xy lanh, đệm nắp máy và cạc te dầu.
Nhóm chi tiết chuyển động gồm: piston, xéc măng, chốt piston, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà.
Một số bộ phận chính của cấu trục khuỷu thanh truyền


1. Thân máy (khối xy lanh)


Nhiệm vụ
Thân máy cùng với nắp xy lanh là bệ đỡ rắn chắc cho tất cả các chi tiết của một động cơ, là nơi lắp đặt và bố trí hầu hết các cụm, các chi tiết của động cơ như xylanh, trục khuỷu, trục cam, bơm nhiên liệu, bơm dầu, bơm nước, quạt gió …

Vật liệu sản xuất
Có thể bằng gang đúc, hợp kim nhôm, động cơ lớn có thể làm bằng thép tấm dùng kết cấu hàn.

Kết cấu
Thân máy gồm hai phần : khối xylanh và nửa trên hộp trục khuỷu (nửa trên hộp trục khuỷu còn gọi là cạcte trên).
2. Nắp xylanh (Nắp máy)

1. Bulông xả nhớt
2. Hộp trục khuỷu (cácte)
3. Lọc nhớt
4. Đệm làm kín (joăng)
5. Hộp trục khuỷu (cạcte trên)
6. Thân máy

Nhiệm vụ
Nắp xylanh đậy kín một đầu xy lanh, cùng với piston, sécmăng và xylanh tạo thành buồng cháy, là nơi lắp đặt của bugi, vòi phun, cụm xupap, cơ cấu giảm áp hỗ trợ khởi động …

Vật liệu sản xuất
Có thể làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm.

Điều kiện làm việc của nắp xylanh
Rất khắc nghiệt như nhiệt độ rất cao, áp suất khí thể rất lớn và bị ăn mòn hoá học
3. Piston
Piston ( còn gọi là quả hoặc là trái) là một hình trụ rỗng, một đầu kín bên trong có các gân chịu lực



Công dụng của piston
Cùng với các chi tiết khác như xylanh, nắp xylanh bao kín tạo thành buồng cháy
Truyền lực khí thể cho thanh truyền ở hành trình sinh công
Nhận lực từ thanh truyền để thực hiện các hành trình còn lại

Điều kiện làm việc
Tải trọng cơ học lớn, áp suất lớn, tải trọng nhiệt cao

Vật liệu sản xuất
Gang, thép, hợp kim nhôm

Kết cấu của piston
Đỉnh piston:
Công dụng của đỉnh piston:cùng với xilanh, nắp xilanh tạo thành buồng cháy

Phân loại đỉnh piston:
Piston đỉnh bằng: diện tích chịu nhiệt nhỏ, kết cấu đơn giản, kết cấu này được sử dụng trong động cơ diesel buồng cháy dự bị và buồng cháy xoáy lốc


Piston đỉnh lồi: có sức bền lớn, đỉnh mỏng, nhẹ nhưng diện tích chịu nhiệt lớn, thường dùng trong động cơ xăng 4 kỳ và 2 xupap treo, buồng cháy chỏm cầu


Piston đỉnh lõm: có thể tạo lốc xoáy nhẹ, tạo thuận lợi cho quá trình hình thành hỗn hợp và cháy, sức bền kém nhưng sức chịu nhiệt lớn hơn so với đỉnh bằng, được dùng trong cả động cơ diesel và động cơ xăng.



Đầu piston

Công dụng của đầu piston:
Bao kín tốt cho buồng cháy nhằm ngăn khí cháy lọt xuống cacte dầu và dầu bôi trơn từ cacte sục lên buồng cháy
Tản nhiệt tốt cho piston vì phần lớn nhiệt của piston truyền qua xecmăng cho xylanh đến môi chất làm mát.
Sức bền cao, để tăng sức bền và độ cứng người ta thiết kế thêm các gân trợ lực

Thân piston
Có nhiệm vụ dẫn hướng cho piston trong xilanh động cơ
Giảm va đập và gõ khi piston đổi chiều.
Chống bó kẹt piston.


Chốt piston
Là chi tiết nối piston với thanh truyền


Điều kiện làm việc
Chiu lực va đập, tuần hoàn, nhiệt độ cao và điều kiện bôi trơn khó khăn

Vật liệu sản xuất
Thép ít cacbon, thép ít hợp kim

Kết cấu và kiểu lắp ghép
Cố định chốt piston trên bệ chốt.

Cố định chốt trên đầu nhỏ thanh truyền .

Lắp tự do ở cả hai mối ghép.


4. Xecmăng
Là những vòng tròn hở bằng kim loại, được nằm ở trên các rãnh của piston


Công dụng của xecmăng
Xéc măng khí có nhiệm vụ bao kín tránh lọt khí
Xéc măng dầu có nhiệm vụ ngăn dầu bôi trơn từ hộp trục khuỷu sục lên buồng cháy

Vật liệu sản xuất
Thường làm bằng gang xám pha hợp kim

Điều kiện làm việc
Cũng như piston, xecmăng chịu tải trọng cơ học lớn, nhất là xecmăng đầu tiên.
5.Thanh truyền


Công dụng của thanh truyền
Có tác dụng nối piston với trục khuỷu của động cơ và biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu

Vật liệu sản xuất
Được làm từ thép cacbon tốt hoặc thép hợp kim

Điều kiện làm việc
Thanh truyền chịu lực khí thể, lực quán tính của nhóm piston và lực quán tính của bản thân thanh truyền.

Kết cấu thanh truyền


Đầu nhỏ thanh truyền: được lắp với chốt piston bên trong có bạc lót, phía trên có lỗ dầu bôi trơn cho bạc, bạc lót được ghép chặt vào đầu nhỏ thanh truyền

Thân thanh truyền được nối đầu nhỏ với đầu to

Đầu to thanh truyền: được nối với cổ trục khuỷu gồm 2 nửa, nửa trên liền với thanh truyền, nửa dưới chế tạo rời ghép với nhau bằng bulong thanh truyền.
6.Bulông thanh truyền


Công dụng của bulong
Ghép nối hai nửa đầu to thanh truyền

Vật liệu sản xuất
Thép hợp kim

Điều kiện làm việc
Bulông thanh truyền khi làm việc chịu các lực như lực xiết ban đầu, lực quán tính của nhóm piston – thanh truyền

Kết cấu bulông thanh truyền
7. Bánh đà


Công dụng của bánh đà
Tích trữ năng lượng ở hành trình sinh công để thực hiên các hành trình còn lại của piston; giữ cho trục khuỷu quay đều và giảm biên độ giao động của trục khuỷu

Vật liệu sản xuất
Gang xám hoặc thép ít cacbon

Phân loại bánh đà

Bánh đà dạng đĩa là bánh đà mỏng có mômen quán tính nhỏ nên chỉ dùng cho động cơ tốc độ cao và rất hay gặp ở động cơ ô tô, máy kéo.

Bánh đà dạng vành là bánh đà dày có momen quán tính lớ́n.

Bánh đà dạng chậu là bánh đà có dạng trung gian của hai loại trên. Bánh đà loại này có momen quán tính và sức bền lớn, thường hay gặp ở động cơ máy kéo.

Bánh đà dạng vành có nan hoa có momen quán tính lớ́n.

8. Trục khuỷu


Công dụng của trục khuỷu
Nhận lực từ piston để tạo ra moomen quay sinh công đưa ra bộ phận công tác và nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston để thực hiện các quá trình sinh công


Vật liệu sản xuất:
Thép cacbon, thép hợp kim

Điều kiện làm việc
Chịu lực quán tính của nhóm piston – thanh truyền gây ra

Phân loại trục khuỷu

Trục khuỷu nguyên
Trục khuỷu ghép


Kết cấu trục khuỷu

Đầu trục khuỷu
Cổ khuỷu (cổ trục chính)
Chốt khuỷu (cổ biên)
Má khuỷu
Đối trọng.
Đuôi trục khuỷu
PHẦN 3 . GẦM MÁY
1.Trình tự tháo ly hợp Zil130
STT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật
1 Chèn bánh xe Đòn kê, đòn chèn Đảm bảo an toàn
2 Tháo trục các đăng:
- Đánh dấu trên mặt bích trục các đăng và mặt bích của bộ vi sai.
- Tháo 4 đai ốc, 4 bu lông, 4 vòng đệm và ngắt trục cácđăng ra. Choòng 19-22
3 Tháo nắp đậy trên cabin Clê dẹt 10
4 Tháo dẫn động phanh tay Kìm
5 Tháo cơ cấu điều khiển Choòng 12
6 Tháo 4 bulông bắt hộp số với vỏ bao bánh đà Khẩu 19-22
7 Tháo hộp số Palăng Xoay trục càng mở (càng cua) ở vị trí nằm ngang
8 Tháo trục càng mở Khẩu 14
9 Tháo bộ ly hợp Khẩu 12-14 - Đánh dấu vị trí giữa vỏ ly hợp và bánh đà.
- Nới lỏng đều, bắt chéo xen kẽ làm nhiều lần rồi mới tháo hẳn.
10 Tháo đĩa ép rời với vỏ ly hợp Choòng 14 Khi tháo xong ê cu nới bàn ép từ từ
11 Tháo đòn mở ly hợp

Trình tự lắp ly hợp
Trình tự lắp tiến hành ngược với trình tự tháo. Chú ý:
- Kiểm tra lại, chắc chắn rằng đĩa ma sát, đĩa ép sạch, không dính dầu mỡ.
- Lắp bộ li ly hợp lên bánh đà đúng dấu.
- Bôi một lớp mỡ mỏng lên các then hoa đĩa ly hợp.
- Khi xiết chặt các bu lông ly hợp, bắt đầu xiết từ bu lông gần chốt định vị. Sau đó xiết dần từng vòng một theo thứ tự.
- Trước khi xiết bu lông thật hoàn toàn lắc SST theo các phương để đảm bảo độ đồng tâm của bộ ly hợp. Nếu đúng thì tiếp tục xiết bu lông đủ moment xiết yêu cầu.
- Bôi một lượng mỡ tối thiểu lên các chi tiết quay như hình 2.7 để ngăn mỡ bám vào lớp ma sát do lực ly tâm khi ly hợp quay.
- Điều chỉnh chiều cao các đòn mở sau khi lắp bộ ly hợp lên động cơ.







Hình 2.7. Các vị trí bôi mỡ trước khi lắp ly hợp.

2.Trình tự tháo hộp số trên xe Zil 130 (động cơ đặt dọc)
STT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật
A. Tháo hộp số ra khỏi xe
1 Xả dầu hộp số Clê 19-19, thùng chứa dầu Không để dầu đổ ra ngoài
2 Tháo trục các đăng Clê choòng, dẹt, khẩu 19-22, 10-12
3 Tháo nắp đậy trên ca bin và đệm cách nhiệt
4 Tháo dẫn động càng ly hợp Dùng dây buộc để càng cua nằm ngang
5 Tháo dẫn động phanh tay Kìm, Clê dẹt 14
6 Tháo 4 bulông hộp số với vỏ ly hợp Clê choòng 19-22
Palăng Nới đều
7 Tháo dây báo tốc độ Kìm
8 Tháo hộp số ra khỏi xe
B. Tháo rời hộp số
9 Tháo nắp hộp số Khẩu, choòng 14 Nới đều
10 Tháo mặt bích phía trước trục sơ cấp Khẩu, choòng 14
11 Tháo tang trống phanh tay Tô vít
12 Tháo mặt bích phía sau trục sơ cấp Khẩu 36 Dùng đục nhọn tháo phanh hãm
13 Tháo phanh tay và mâm phanh Clê dẹt, khẩu 14
14 Tháo trục sơ cấp Dùng tay Lắc nhẹ và kéo
15 Tháo trục thứ cấp Dùng tay Nâng và lựa lấy ra
16 Tháo mặt bích trục trung gian Khẩu 14
17 Tháo ê cu hãm đầu trục trung gian Khẩu 27
18 Tháo vòng bi ra khỏi trục Vam, búa, đột Đóng đều, đối xứng
19 Tháo miếng hãm dọc trục số lùi Khẩu 14
20 Tháo trục số lùi Búa, đột
21 Tháo trục trung gian Dùng tay
22 Tháo bộ đồng tốc ra khỏi trục thứ cấp Kìm tháo phanh Đánh dầu chiều và đánh dấu bộ đồng tốc
23 Tháo cần số ra khỏi nắp hộp số
24 Tháo vít hãm càng cua với trục Clê choòng, kìm
25 Tháo trục trượt và càng cua Búa, đột Đóng nhẹ, chú ý bi của cơ cấu định vị
3. Trình tự tháo cầu chủ động
a. Cầu đơn :
STT Công việc thực hiện Dụng cụ Hình vẽ minh hoạ Chú ý
A. Tháo cầu chủ động ra khỏi xe
1 Tháo các đăng khỏi truyền lực chính. Khẩu và tay vặn
Đánh dấu vị trí lắp ghép
2 Tháo bulông xả dầu, xả hết dầu bôi trơn trong cầu ra. Khẩu (lục lăng) và tay vặn Tránh để dầu đổ xuống sàn.
3 - Nới lỏng các đai ốc bắt bánh xe ra.
- Kích xe lên và tháo bánh xe ra khỏi cầu.
- Tháo cơ cấu phanh -Khẩu và tay vặn
- Kê, kích. Kê, kích chắc chắn, đảm bảo an toàn.
4 Tháo các bulông bắt đĩa giữ bán trục với vỏ cầu. Khẩu và tay vặn Nới đều, rồi tháo hẳn ra.
5 Rút bán trục ra khỏi cầu. Dụng cụ chuyên dùng. Rút từ từ.
6 Tháo các phớt chắn dầu. Vam
7 Kê, kích cầu xe chắc chắn Kê, kích.


8 - Tháo các bulông, đai ốc bắt nhíp , quang treo với vỏ cầu
- Đưa cầu chủ động ra khỏi xe. Dùng khẩu và tay vặn.
B. Tháo rời cầu chủ động
1 Tháo hai nửa vỏ cầu ra. Khẩu và tay vặn. Nới đều.
2 Tháo nắp ổ bi ở hai đầu bộ vi sai:
a. Đánh dấu ghi nhớ lên nắp vòng bi vỏ đỡ vi sai
b. Tháo hai khóa hãm đai ốc điều chỉnh
c. Tháo hai nắp vòng bi và đai ốc điều chỉnh
d. Tháo vòng ngoài của vòng bi
Khẩu và tay vặn. - Đánh dấu lắp ghép
- Nới lỏng đều nhiều lần rồi mới tháo hẳn ra.
- Để theo cụm
3 Đưa cụm vi sai và bánh răng vành chậu ra ngoài. Tránh làm xây xước ổ bi, bánh răng.

4 - Tháo các bulông bắt xung quanh bánh răng vành chậu.
- Tháo bánh răng vành chậu ra khỏi bộ vi sai Khẩu và tay vặn,
búa nhựa.
- Nới từ từ rồi mới tháo hẳn ra.
- Đánh dấu vị trí lắp ghép
5 Tháo vòng bi ở vỏ vi sai Vam và clê choòng Tránh làm xây xước vòng bi.
6 Tháo chốt khoá trục bộ vi sai.
Tháo trục bộ vi sai, đưa các bánh răng hành tinh và vệ tinh ra. Đột, búa. Đánh dấu chiều lắp trục
7 Tháo đai ốc hãm đầu trục bánh răng quả dứa. Khẩu, tay vặn dụng cụ chuyên dùng Tránh làm hỏng ren đầu trục
8 Tháo mặt bích. Vam Tránh làm hỏng ren đầu trục.
9 Tháo phớt chắn dầu. Vam Tránh làm hỏng phớt.
10 Tháo vòng bi phía trước của trục bánh răng quả dứa. Vam Tránh làm hư hỏng vòng bi.

11 Đưa cụm bánh răng quả dứa ra ngoài cùng với các căn đệm Búa nhựa Tránh làm hư hỏng các căn đệm điều chỉnh.
12 Tháo vòng bi côn thứ hai của trục bánh răng quả dứa. Vam Tránh làm hư hỏng vòng bi.

















PHẦN 4. ĐIỆN Ô TÔ
HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN

I. Chức năng của hệ thống cung cấp điện
Xe được trang bị rất nhiều thiết bị điện để lái xe được an toàn và thuận tiện. Xe cần sử dụng điện không chỉ khi đang chạy mà cả khi dừng. Vì vậy, xe có ắc qui để cung cấp điện và hệ thống nạp để tạo ra nguồn cung cấp điện khi động cơ đang nổ máy.
Hệ thống nạp cung cấp điện cho tất cả các thiết bị điện và để nạp điện cho ắc qui.

II. Cấu tạo của hệ thống nạp và dòng điện trong mạch
* Cấu tạo của hệ thống nạp
Hệ thống nạp chủ yếu bao gồm các thiết bị sau đây:
+ Máy phát điện.
+ Bộ điều chỉnh điện áp (đặt ngay trong máy phát)
+ ắc qui
+ Đèn báo nạp
+ Khoá điện
1. Máy phát điện xoay chiều
Máy phát điện xoay chiều đóng vai trò chính trong hệ thống nạp. Máy phát điện xoay chiều có 3 chức năng: Tạo ra dòng điện, chỉnh lưu thành dòng điện một chiều và điều chỉnh điện áp.


(*) Phát điện
Việc truyền chuyển động quay của động cơ tới puli thông qua truyền động đai sẽ làm quay rôto máy phát và do đó tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây stato.
(*) Chỉnh lưu dòng điện
Vì dòng điện được tạo ra trong cuộn dây stato là dòng điện xoay chiều nên nó không sử dụng được cho các thiết bị điện một chiều được lắp trên xe. Để sử dụng được dòng điện xoay chiều này người ta sử dụng bộ chỉnh lưu để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
(*) Điều chỉnh điện áp
Bộ điều chỉnh điện áp IC điều chỉnh điện áp sinh ra để có điện áp ổn định ngay cả khi tốc độ máy phát hoặc cường độ dòng điện trong mạch thay đổi
* Nguyên lý hoạt động của máy phát điện
+) Dòng điện xoay chiều 3 pha
(1) Khi nam châm quay trong một cuộn dây, điện áp sẽ
được tạo ra giữa hai đầu của cuộn dây. Điều này sẽ làm
xuất hiện dòng điện xoay chiều.
(2) Mối quan hệ giữa dòng điện sinh ra trong cuộn dây và vị trí của nam châm được chỉ ra ở hình vẽ. Cường độ dòng
điện lớn nhất được tạo ra khi các cực nam (S) và cực bắc
(N) của nam châm gần cuộn dây nhất. Tuy nhiên chiều
của dòng điện trong mạch thay đổi ngược chiều nhau
sau mỗi nửa vòng quay của nam châm. Dòng điện hình
sin được tạo ra theo cách này gọi là "dòng điện xoay
chiều một pha". Một chu kỳ ở đây là 360o và số chu kỳ
trong một giây được gọi là tần số.
(3) Để phát điện được hiệu quả hơn, người ta bố trí 3 cuộn dây trong máy phát như hình vẽ.
(4) Mỗi cuộn dây A, B và C được bố trí cách nhau 120o
và độc lập với nhau. Khi nam châm quay trong các cuộn
dây sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều trong mỗi cuộn dây.
Hình vẽ dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa 3 dòng điện
xoay chiều và nam châm dòng điện được tạo ở đây là dòng điện xoay chiều 3 pha. Tất cả các xe hiện đại ngày nay đều sử dụng máy phát xoay chiều 3 pha.
2. Bộ chỉnh lưu điện áp
* Cấu tạo
Máy phát điện xoay chiều trong thực tế có trang bị mạchchỉnh lưu như hình(1) để nắn dòng điện xoay chiều 3 pha. Mạch này có 6 điốt và được đặt trong giá đỡ của bộ
chỉnh lưu như hình vẽ.
* Chức năng
Khi rôto quay một vòng, trong các cuộn dây Stato dòng điện được sinh ra trong mỗi cuộn dây này được chỉ ra từ (a) tới (f) trong hình 3. ở vị trí (a), dòng điện có chiều dương được tạo ra ở cuộn dây III và dòng điện có chiều âm được tạo ra ở cuộn dây II. Vì vậy dòng điện chạy theo hướng từ cuộn dây II tới cuộn dây III. Dòng điện này chạy vào tải qua điốt 3 và sau đó trở về cuộn dây II qua điốt 5. ở thời điểm này cường độ dòng điện ở cuộn dây I bằng 0. Vì vậy không có dòng điện chạy trong cuộn dây I. Bằng cách giải thích tương tự từ các vị trí (b) tới (f) dòng điện xoay chiều được chỉnh lưu bằng cách cho qua 2 điốt và dòng điện tới các phụ tải được duy trì ở một giá trị không đổi.
* Cấu tạo các bộ phận
Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận như sau:
1. Puli : liên kết với trục bằng then hoặc khớp nối một chiều
2. Khung phía trước, khung phía sau: Các khung ở 2 đầu có chức năng đỡ rôto và như một giá đỡ lắp vào động cơ. Cả 2 phía đều có rãnh thoát khí để cải thiện khả năng làm mát, Stato được lắp căng vào khung phía trước. Bộ chỉnh lưu, giá đỡ chổi than, bộ điều áp IC.v.v. được lắp bằng bulông vào phía sau của khung sau.
3. ổ bi trước
4. Roto
5. Vòng bi sau
6. Khung sau
7. Giá đỡ bộ chỉnh lưu
8. Bộ điều áp IC
9. Chổi than
10. Giá đỡ chổi than
11. Nắp phía sau
* Rôto
+Cấu tạo
- Rôto là một nam châm quay bên trong cuộn dây Stato sinh ra từ trường để tạo ra lực điện trường trong cuộn dây Stato. Cuộn dây được quấn xung quanh 6 cặp lõi cực (12
cực từ) và lực điện từ được tạo ra khi có dòng điện chạy bên trong. Vì cường độ dòng điện chạy vào rôto tăng dần, nên lực điện từ cũng mạnh lên.
- Ơ đầu trục của Rôto, người ta lắp một quạt để làm mát cuộn dây rôto, cuộn dây stato và bộ chỉnh lưu để làm cho nhiệt độ của chúng thấp hơn nhiệt độ giới hạn bằng cách hút không khí từ lỗ thông gió ở khung phía trước nhờ rôto quay.
* Chổi than và cổ góp
- Các chi tiết này tạo ra từ trường bằng cách cho dòng điện đi vào cuộn dây rôto và được lắp vào phía sau của rôto.
- Nhìn chung chổi than được làm từ Graphit kim loại được, sử dụng để giảm điện trở và điện trở tiếp xúc và đồng thời chống được sự ăn mòn.
* Stato
- Stato tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha bằng cách thay đổi từ thông sinh ra bởi rôto quay. Stato gồm có lõi và cuộn dây được đặt trong khung phía trước.
- Cuộn dây Stato gồm có 3 cặp. Điểm nối 3 đầu của các cuộn dây được gọi là các điểm trung tính. Vì stato tạo ra nhiệt nhiều hơn bất kỳ một bộ phận nào khác trong máy phát điện xoay chiều, nên người ta sử
dụng vỏ cách nhiệt để bảo vệ các cuộn dây.
* Bộ chỉnh lưu
- Bộ nắn dòng thực hiện chức năng chỉnh lưu đầy đủ toàn bộ chu kỳ để chuyển toàn bộ dòng điện xoay chiều 3 pha được tạo ra từ các cuộn dây stato thành dòng điện một chiều nhờ 6 điốt hoặc (8 điốt với các điốt ở điểm trung tính)
- Bộ chỉnh lưu gồm có cực (cực ra), cánh tản nhiệt, điốt và giá đỡ có cấu trúc 2 lớp để cải thiện khả năng bức xạ nhiệt đồng thời giúp cho kích thước của bộ nắn dòng nhỏ lại.

III.Các chữ viết tắt được sử dụng cho các linh kiện, v.v... thường được sử dụng trong sơ đồ mạch




















IV. Bảng chú giải các thuật ngữ và ký hiệu
Sơ đồ mạch điện dùng các ký hiệu để trình bày các linh kiện khác nhau, như ắc quy và các bán dẫn.
Các ký hiệu này được liệt kê trong phần "Bảng chú giải các thuật ngữ và ký hiệu".


















V.Một số loại cảm biến
Cảm biến lưu lượng khí nạp
Cảm biến lưu lượng khí nạp là một trong những cảm biến quan trọng nhất vì nó được sử dụng trong EFI kiểu L để phát hiện khối lượng hoặc thể tích không khí nạp.
Tín hiệu của khối lượng hoặc thể tích của không khí nạp được dùng để tính thời gian phun cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản.
Cảm biến lưu lượng khí nạp chủ yếu được chia thành 2 loại, các cảm biến để phát hiện khối lượng không khí nạp, và cảm biến đo thể tích không khí nạp, cảm biến đo khối lượng và cảm biến đo lưu lượng không khí nạp có các loại như sau:
Cảm biến đo khối lượng khí nạp: Kiểu dây sấy. Cảm biến đo lưu lượng khí nạp: Kiểu cánh và kiểu gió xoáy quang học Karman
Tham khảo
Kiểu dòng xoáy Karman quang học
Kiểu cảm biến lưu lượng khí nạp này trực tiếp cảm nhận thể tích không khí nạp bằng quang học. So với loại cảm biến lưu lượng khí nạp kiểu cánh, nó có thể làm nhỏ hơn và nhẹ hơn về trọng lượng. Cấu tạo đơn giản của đường không khí cũng giảm sức cản của không khí nạp.
Một trụ "bộ tạo dòng xoáy" được đặt ở giữa một luồng không khí đồng đều tạo ra gió xoáy được gọi là "gió xoáy Karman" ở hạ lưu của trụ này. Vì tần số dòng xoáy Karman được tạo ra tỷ lệ thuận với tốc độ của luồng không khí, thể tích của luồng không khí có thể được tính bằng cách đo tần số của gió xoáy này.
Các luồng gió xoáy được phát hiện bằng cách bắt bề mặt của một tấm kim loại mỏng (được gọi là "gương") chịu áp suất của các gió xoáy và phát hiện các độ rung của gương bằng quang học bởi một cặp quang điện (một LED được kết hợp với một tranzito quang).
Tín hiệu của thể tích khí nạp (KS) là một tín hiệu xung giống như tín hiệu được thể hiện trong hình minh họa. Khi thể tích không khí nạp nhỏ, tín hiệu này có tần số thấp. Khi thể tích khí nạp lớn, tín hiệu này có tần số cao.























Cảm biến nhiệt độ nước / Cảm biến nhiệt độ khí nạp
Cảm biến nhiệt độ nước và cảm biến nhiệt độ khí nạp đ• được gắn các nhiệt điện trở bên trong, mà nhiệt độ càng thấp, trị số điện trở càng lớn, ngược lại, nhiệt độ càng cao, trị số
điện càng thấp. Và sự thay đổi về giá trị điện trở của nhiệt điện trở này được sử dụng để phát hiện các thay đổi về nhiệt độ của nước làm mát và không khí nạp.
Như được thể hiện trong hình minh họa, điện trở được gắn trong ECU động cơ và nhiệt điện trở trong cảm biến này được mắc nối tiếp trong mạch điện sao cho điện áp của tín hiệu được phát hiện bởi ECU động cơ sẽ thay đổi theo các thay đổi của nhiệt điện trở này. Khi nhiệt độ của nước làm mát hoặc khí nạp thấp, điện trở của nhiệt điện trở sẽ lớn, tạo nên một điện áp cao trong các tín hiệu THV và THA.
1. Cảm biến nhiệt độ nước
Cảm biến nhiệt độ nước đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ. Khi nhiệt độ của nước làm mát động cơ thấp, phải tăng tốc
độ chạy không tải, tăng thời gian phun, góc
đánh lửa sớm, v.v... nhằm cải thiện khả năng làm việc và để hâm nóng. Vì vậy, cảm biến nhiệt độ nước không thể thiếu được đối với hệ thống điều khiển động cơ.
2. Cảm biến nhiệt độ khí nạp
Cảm biến nhiệt độ khí nạp này đo nhiệt độ của không khí nạp. Lượng và mật độ không khí sẽ thay đổi theo nhiệt độ của không khí. Vì vậy cho dù lượng không khí được cảm biến lưu lượng khí nạp phát hiện là không thay đổi, lượng nhiên liệu phun phải được hiệu chỉnh. Tuy nhiên cảm biến lưu lượng khí nạp kiểu dây sấy trực tiếp đo khối lượng không khí. Vì vậy không cần phải hiệu chỉnh.





















VI.Một số mạch điện cơ bản.
Mạch khởi động và đánh lửa.



Headlight.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên