Dù chỉ 6 tháng áp dụng giảm 50% phí trước bạ đối với xe trong nước nhưng chính sách này giúp số thuế, phí tăng thu cho nhà nước hơn 11.200 tỷ đồng.
Nhờ chính sách giảm phí trước bạ nên lượng xe trong nước bán ra 6 tháng cuối năm đã tăng rất mạnh.
Cụ thể, theo Tổng cục Thuế, với chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 28/6 đến 31/12/2020, lượng xe trong nước tiêu thụ trong tháng 12/2020 tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ. Theo quy định, thuế thu trong tháng 12/2020 sẽ kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) trong tháng 01/2021.
Tổng cục Thuế khẳng định, trong 6 tháng giảm 50% phí trước bạ, số thu thuế cho ngân sách nhà nước tăng hơn 11.200 tỷ đồng, tương đương khoảng 47,1%. Riêng thuế Tiêu thụ đặc biệt và thuế Giá trị gia tăng (VAT) tăng hơn 8.200 tỷ đồng, tăng thu phí lệ phí trước bạ của các địa phương là hơn 3.000 tỷ đồng.
Thực tế, nhờ chính sách giảm phí trước bạ nên lượng xe trong nước bán ra 6 tháng cuối năm đã tăng rất mạnh. Từ khi Chính phủ cho giảm 50% phí trước bạ (chính thức từ 28/6 đến 31/12) lượng xe tiêu thụ tăng đột biến, riêng 11 doanh nghiệp thuộc VAMA, doanh số 6 tháng cuối năm 2020 đạt gần 121.000 chiếc, tăng gần 55.000 chiếc so với 6 tháng đầu năm, ước tăng khoảng 45,5%.
Ngoài ra, hai doanh nghiệp xe hàng đầu khác cũng có doanh số bán ra tăng cao, Hyundai Thành Công cả năm 2020 bán ra được gần 81.400 chiếc, VinFast bán được gần 30.000 chiếc.
Tổng doanh số bán xe trong nước bao gồm cả VAMA, Thành Công và Vinfast bán ra được gần 300.000 chiếc, tăng gần 14.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Đáng nói, riêng Thành Công, trong đó 6 tháng cuối năm đóng góp hơn 53.300 chiếc, tăng hơn 24.000 chiếc so với 6 tháng trước đó, tương ứng 82%.
Còn VinFast, cả năm 2020 bán ra được gần 30.000 chiếc, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, trong đó 6 tháng cuối năm bán được gần 19.000 chiếc, tăng gần 2 lần so vưới 6 tháng trước đó.
Tính ra, nhờ vào việc giảm 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ, doanh số bán xe sản xuất và lắp ráp trong nước của các doanh nghiệp thuộc VAMA, Thành Công hay VinFast trong 6 tháng cuối năm 2020 đạt hơn 193.000 chiếc, tăng hơn 90.300 chiếc so với 6 tháng đầu năm (khi không được giảm lệ phí trước bạ).
Con số giảm thuế, kích thích doanh nghiệp tăng doanh số và người tiêu dùng tăng mua xe hơi là khá rõ khi lượng xe bán ra tăng mạnh và số thu thuế tuyệt đối cũng tăng rất mạnh.
Điều này đối ngược lại với thông tin được Bộ Tài chính đưa ra về việc ngân sách giảm hơn 3.700 tỷ đồng từ việc giảm 50% phí trước bạ và cơ quan này đã 2 lần bác đề xuất giảm 50% phí trước bạ của các tổ chức, hiệp hội ô tô đưa ra cuối năm 2020 và tháng 5/2021.
Thực tế, việc tăng thu thuế cho ngân sách hơn 11.200 tỷ đồng là minh chứng cho hiệu quả giảm chi phí thuế phí cho doanh nghiệp, vừa kích thích tăng sản xuất của doanh nghiệp vừa tăng tiêu dùng của người dân và hệ quả tất yếu sẽ tăng thu cho ngân sách.
Nếu giữ lệ phí trước bạ từ 10-12%/giá xe, doanh số bán ra của xe trong nước không thể đạt con số tuyệt đối trên 193.000 chiếc, và tăng hơn 90.000 chiếc so với 6 tháng trước đó.
Một chuyên gia về thuế của Học viện Tài chính cho hay, việc giảm thuế phí cho doanh nghiệp nhưng giúp tăng thu ngân sách cho thấy hiệu quả nhiều mặt của chính sách đối với thị trường, doanh nghiệp và Nhà nước.
Cách ước tính giảm thu trước đó của Bộ Tài chính là cách áp dụng nguyên tắc giữ tỷ suất thuế cố định 10-12% chứ không phải giảm xuống 5-6%. Tuy nhiên, nếu không giảm phí trước bạ xuống 5-6% sẽ không có doanh số bán xe tăng cao, trái lại thị trường sẽ suy giảm mạnh, thậm chí ngân sách sẽ hụt thu lớn.
Hà Anh
Nhờ chính sách giảm phí trước bạ nên lượng xe trong nước bán ra 6 tháng cuối năm đã tăng rất mạnh.
Cụ thể, theo Tổng cục Thuế, với chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 28/6 đến 31/12/2020, lượng xe trong nước tiêu thụ trong tháng 12/2020 tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ. Theo quy định, thuế thu trong tháng 12/2020 sẽ kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) trong tháng 01/2021.
Tổng cục Thuế khẳng định, trong 6 tháng giảm 50% phí trước bạ, số thu thuế cho ngân sách nhà nước tăng hơn 11.200 tỷ đồng, tương đương khoảng 47,1%. Riêng thuế Tiêu thụ đặc biệt và thuế Giá trị gia tăng (VAT) tăng hơn 8.200 tỷ đồng, tăng thu phí lệ phí trước bạ của các địa phương là hơn 3.000 tỷ đồng.
Thực tế, nhờ chính sách giảm phí trước bạ nên lượng xe trong nước bán ra 6 tháng cuối năm đã tăng rất mạnh. Từ khi Chính phủ cho giảm 50% phí trước bạ (chính thức từ 28/6 đến 31/12) lượng xe tiêu thụ tăng đột biến, riêng 11 doanh nghiệp thuộc VAMA, doanh số 6 tháng cuối năm 2020 đạt gần 121.000 chiếc, tăng gần 55.000 chiếc so với 6 tháng đầu năm, ước tăng khoảng 45,5%.
Ngoài ra, hai doanh nghiệp xe hàng đầu khác cũng có doanh số bán ra tăng cao, Hyundai Thành Công cả năm 2020 bán ra được gần 81.400 chiếc, VinFast bán được gần 30.000 chiếc.
Tổng doanh số bán xe trong nước bao gồm cả VAMA, Thành Công và Vinfast bán ra được gần 300.000 chiếc, tăng gần 14.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Đáng nói, riêng Thành Công, trong đó 6 tháng cuối năm đóng góp hơn 53.300 chiếc, tăng hơn 24.000 chiếc so với 6 tháng trước đó, tương ứng 82%.
Còn VinFast, cả năm 2020 bán ra được gần 30.000 chiếc, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, trong đó 6 tháng cuối năm bán được gần 19.000 chiếc, tăng gần 2 lần so vưới 6 tháng trước đó.
Tính ra, nhờ vào việc giảm 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ, doanh số bán xe sản xuất và lắp ráp trong nước của các doanh nghiệp thuộc VAMA, Thành Công hay VinFast trong 6 tháng cuối năm 2020 đạt hơn 193.000 chiếc, tăng hơn 90.300 chiếc so với 6 tháng đầu năm (khi không được giảm lệ phí trước bạ).
Con số giảm thuế, kích thích doanh nghiệp tăng doanh số và người tiêu dùng tăng mua xe hơi là khá rõ khi lượng xe bán ra tăng mạnh và số thu thuế tuyệt đối cũng tăng rất mạnh.
Điều này đối ngược lại với thông tin được Bộ Tài chính đưa ra về việc ngân sách giảm hơn 3.700 tỷ đồng từ việc giảm 50% phí trước bạ và cơ quan này đã 2 lần bác đề xuất giảm 50% phí trước bạ của các tổ chức, hiệp hội ô tô đưa ra cuối năm 2020 và tháng 5/2021.
Thực tế, việc tăng thu thuế cho ngân sách hơn 11.200 tỷ đồng là minh chứng cho hiệu quả giảm chi phí thuế phí cho doanh nghiệp, vừa kích thích tăng sản xuất của doanh nghiệp vừa tăng tiêu dùng của người dân và hệ quả tất yếu sẽ tăng thu cho ngân sách.
Nếu giữ lệ phí trước bạ từ 10-12%/giá xe, doanh số bán ra của xe trong nước không thể đạt con số tuyệt đối trên 193.000 chiếc, và tăng hơn 90.000 chiếc so với 6 tháng trước đó.
Một chuyên gia về thuế của Học viện Tài chính cho hay, việc giảm thuế phí cho doanh nghiệp nhưng giúp tăng thu ngân sách cho thấy hiệu quả nhiều mặt của chính sách đối với thị trường, doanh nghiệp và Nhà nước.
Cách ước tính giảm thu trước đó của Bộ Tài chính là cách áp dụng nguyên tắc giữ tỷ suất thuế cố định 10-12% chứ không phải giảm xuống 5-6%. Tuy nhiên, nếu không giảm phí trước bạ xuống 5-6% sẽ không có doanh số bán xe tăng cao, trái lại thị trường sẽ suy giảm mạnh, thậm chí ngân sách sẽ hụt thu lớn.
Hà Anh