2.3. Đặc điểm kết cấu hộp số 2.2.2. Bơm dầu Bơm

C
Bình luận: 1Lượt xem: 145

clonelong22

Tài xế O-H
2.3. Đặc điểm kết cấu hộp số
2.2.2. Bơm dầu
Bơm dầu được dẫn động bằng biến mô để tạo áp suất thủy lực cần cho hoạt động của hộp số tự động.


Hình 2.9: Bơm dầu
1. Thân trước
2. Bánh răng bị động
3. Bánh răng chủ động
Bơm dầu trong hộp số tự động có công dụng như sau:
+ Cấp dầu đến bộ biến mômen
+ Tạo áp lực cho ly hợp, các đai thắng và các cụm van
+ Bôi trơn các bộ phận chuyển động bên trong của hộp số
+ Truyền dầu qua hộp số và két làm mát
2.2.3. Bộ truyền bánh răng hành tinh
Khi nhìn vào bên trong một hộp số tự động, bạn thấy có sự sắp đặt thành từng phần riêng rẽ ở từng không gian hợp lý. Trong số những thứ đó có:
- Một bộ truyền bánh răng hành tinh.

Hình 2.10: Cấu tạo bộ truyền bánh răng hành tinh
- Một bộ phanh đai dùng để khoá các phần của bộ truyền bánh răng hành tinh.
- Một bộ gồm ba mảnh ly hợp ướt làm việc trong dầu dùng để khoá các phần của bộ truyền.
- Một hệ thống thuỷ lực để điều khiển các ly hợp và phanh đai

Hình 2.11: Sơ đồ dẫn động
- Một bộ bơm bánh răng lớn để luân chuyển dầu truyền động trong hộp số.
Bất cứ bộ truyền bánh răng hành tinh cơ sở nào cũng có ba phần chính:
+ Bánh răng mặt trời (S)
+ Các bánh răng hành tinh và giá bánh răng hành tinh (C)
+ Vành răng ngoài (R)
Khi khoá hai trong ba thành phần lại với nhau sẽ khoá toàn bộ cơ cấu thành một khối (tỷ số truyền là 1:1). Chú ý rằng danh sách tỷ số đầu tiên ở trên (A) là số truyền giảm – tốc độ trục thứ cấp (đầu ra) nhỏ hơn tốc độ trục sơ cấp (đầu vào). Thứ hai (B) là số truyền tăng – tốc độ trục thứ cấp lớn hơn tốc độ trục sơ cấp. Cuối cùng cũng là số truyền giảm, nhưng chiều chuyển động của trục sơ cấp ngược với trục thứ cấp, tức là số lùi.
Một bộ truyền bánh răng cơ sở này có thể thực hiện các tỷ số truyền khác nhau mà không cần gài ăn khớp hay nhả khớp với bất cứ bánh răng khác. Với hai bộ truyền bánh răng cơ sở ghép liền, chúng ta có thể nhận được 4 tốc độ tiến và một tốc độ lùi.
Bộ truyền này chuyển giữa các tay số của hộp số tự động. Nó sử dụng áp suất thủy lực để giữa một trong 3 bánh răng (bánh răng hành tinh, bánh răng mặt trời hay bánh răng bao) đứng yên nhằm tạo ra các trạng thái như mong muốn sau đây: giảm tốc, truyền thẳng và quay ngược chiều.

Hình 2.12: Kết cấu bộ truyền bánh răng
1 Trục trung gian. 2 Cần dẫn. 3 Bánh răng mặt trời trước. 4 Bánh răng mặt trời sau. 5 Bánh răng bao. 6 Bánh răng hành tinh (ngắn). 7 Bánh răng hành tinh (dài)
Hoạt động chuyển số được mô tả bằng mô hình bao gồm một bộ bánh răng hành tinh bao gồm :
1. Giảm tốc
Đầu vào: Bánh răng bao
Đầu ra: Cần dẫn
Bộ phận cố định: Bánh răng mặt trời
Khi bánh răng mặt trời được giữ cố định, chỉ có bánh răng hành tinh quay quanh trục của nó và chạy quanh bánh răng mặt trời. Do đó, trục đầu ra giảm tốc độ tỷ lệ với trục đầu vào chỉ bằng chuyển động quay của bánh răng hành tinh.


Hình 2.13: Nguyên lý chuyển động của bánh răng hành tinh khi giảm tốc
2. Truyền trực tiếp
Đầu vào: Bánh răng mặt trời và bánh răng bao
Đầu ra: Cần dẫn
Bánh răng bao quay và cần dẫn bị khóa, trục đầu vào và đầu ra quay cùng tốc độ.


Hình 2.14: Nguyên lý chuyển động của các bánh răng hành tinh khi truyền trực tiếp
3. Quay ngược chiều
Đầu vào: Bánh răng mặt trời
Đầu ra: Bánh răng bao
Bộ phận cố định: Cần dẫn
Khi cần dẫn được cố đinh và bánh răng mặt trời quay, bánh răng bao quay quanh trục của nó và chiều quay bị đảo ngược

Hình 2.15: Nguyên lý chuyển động của các bánh răng hành tinh khi quay ngược chiều
2.2.4. Bộ điều khiển thuỷ lực
Bộ phận này điều khiển áp suất thủy lực dùng để vận hành bộ truyền bánh răng hành tinh. Bộ phận này bao gồm các van chính được thể hiện trên hình sau:

Hình 2.16: Kết cấu bộ điều khiển thuỷ lực
Công dụng của các van chính như sau:
1. Van điều áp sơ cấp
Điều khiển áp suất thủy lực từ bơm dầu để tạo ra áp suất chuẩn.
2. Van chuyển số
Chuyển giữa các tay số.
3. Van điều khiển
Chuyển đường dẫn áp suất chuẩn theo chuyển động của cần số.
4. Van điện từ
Chuyển đường dẫn dầu thủy lực để chuyển số bằng các tín hiệu điện từ ECU.
5. Bơm dầu
6. ECU động cơ và ECT
7. Cần số
2.2.5. ECU động cơ và ECT
Máy tính này nhận tín hiệu điện từ các cảm biến, truyền tín hiệu đến các van điện từ trong bộ điều khiển thủy lực, và điều khiển chuyển giữa các tay số.
Công dụng chung của các cảm biến là:
Phát hiện tốc độ xe và góc mở bướm ga cùng với các thông số khác, và truyền tín hiệu điện đến ECU.


Hình 2.17: Các cảm biến chính
Công dụng của các cảm biến chính như sau:
1. Công tắc khởi động trung gian
Phát hiện vị trí cần số.
2. Cảm biến vị trí bướm ga
Phát hiện góc mở bướm ga.
3. Cảm biến tốc độ
Phát hiện tốc độ xe.
4. Cảm biến tốc độ trục sơ cấp
Phát hiện tốc độ trục sơ cấp.
5. Động cơ
6. Hộp số tự động
7. Van điện từ
8. Cần số
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên