AutoJobs
Thành viên O-H
Đừng bỏ qua những giá trị vô hình nhưng quan trọng khác, chẳng hạn cảm xúc mãn nguyện, hài lòng khi hoàn thành những mục tiêu trong cuộc sống cá nhân.
Theo Business Insider, nên quan sát một số dấu hiệu cho thấy bạn sẽ thành công hơn mình tưởng. Nếu bạn cảm thấy những điều dưới đây quen thuộc, xin chúc mừng vì bạn đang tiến bộ mỗi ngày. Các dấu hiệu đều dựa trên nghiên cứu và ý kiến từ chuyên gia.
Luôn tìm cách để làm tốt hơn
Bạn là mẫu người thường luẩn quẩn với quá khứ, hay háo hức hướng tới tương lai?
Trong suốt sự nghiệp của John Sculley, cựu CEO Apple và chủ tịch hãng Pepsi, ông luôn tự hỏi những câu kiểu: "Tại sao người ta lại làm theo cách này?" Theo ông, thành công chủ yếu nằm ở chỗ, bạn có sẵn sàng giải quyết một vấn đề theo cách chưa bao giờ có trước đây hay không.
Không muốn thay đổi có thể đóng băng sự nghiệp của bạn. Đây cũng là điều chặn đứng đường phát triển của vô số công ty lớn trên thế giới.
Giáo sư chuyên về marketing Scott Galloway đề cập đến khía cạnh này trong cuốn sách The Four: The Hidden DNA of Amazon, Apple, Facebook, and Google (Bộ tứ: ADN bí mật của Amazon, Apple, Facebook, và Google):
"Bạn sẽ bị nhấn chìm nếu chống lại làn sóng thay đổi. Người thành công trong kỷ nguyên kỹ thuật số là những ai làm việc chăm chỉ mỗi ngày, không hoảng sợ trước biến động. Họ luôn đặt câu hỏi: Nếu tôi làm cách này thì sao".
Biết rõ mình muốn gì
Lý tưởng về cuộc sống của mỗi người có thể bất biến, nhưng được điều chỉnh qua thời gian. Điều cốt yếu là bạn không nên chọn việc làm chỉ vì lợi ích ngắn hạn.
Hãy quên những câu hỏi như "Mình muốn công việc nào?". Thay vào đó, bạn nên nghiêm túc suy nghĩ xem, bạn muốn một cuộc sống như thế nào.
Ngay cả khi bạn chỉ có tầm nhìn cho một năm sắp tới, hãy trả lời những câu hỏi kiểu "Tôi muốn một ngày như thế nào?", và "Tôi muốn gặp gỡ, liên lạc những người như thế nào?"
Phát huy thế mạnh
Thế mạnh là những kỹ năng bạn đặc biệt giỏi, hoặc chỉ bạn làm được. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn càng thường xuyên sử dụng chúng, bạn càng sống vui hơn, yêu thích công việc, và được tôn trọng hơn.
Hãy áp dụng các kỹ năng đó vào công việc để đạt thành tựu.
Sẵn sàng đón nhận thất bại
Theo giáo sự Galloway, bốn "gã khổng lồ" công nghệ - Apple, Google, Facebook, và Amazon - đều không sợ thất bại nhỏ. Điều đó có nghĩa là họ không ngừng thí nghiệm cái mới, và câu "thất bại là mẹ của thành công" vẫn luôn đúng.
Nếu muốn có một sự nghiệp riêng thành công, bạn cũng nên làm tương tự. Bạn chưa từng vấp ngã? Tức là bạn chưa nỗ lực đủ nhiều.
Thừa nhận rủi ro
Thật không dễ dàng tìm được một người thành công mà không dám chấp nhận rủi ro nhất định trong sự nghiệp.
Ngay cả Jeff Bezos, CEO của Amazon, người đã vượt qua Bill Gates để thành người giàu nhất thế giới hiện nay, cũng lựa chọn mạo hiểm. Trong một cuộc phỏng vấn, ông khẳng định mình không hối hận vì quyết định tham gia cuộc chơi may rủi cùng Internet từ thuở ban đầu, lúc thế giới mạng chưa lớn mạnh, để gây dựng đế chế Amazon ngày nay.
Tử tế với tất cả
Đồng nghiệp có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời bạn, bởi bạn và họ tiến lùi cùng nhau. Hãy chăm chút và duy trì những mỗi quan hệ tốt đẹp.
Bạn không thể biết ai là người bỗng nhiên giới thiệu cho bạn một vị trí công việc tuyệt vời đâu.
Bí quyết sống hàng đầu? Đừng cư xử tệ với người khác.
Tuân thủ nguyên tắc "tâm ban sơ"
"Tâm ban sơ" là một khái niệm trong thiền tông. Qua đó, con người liên tục nhìn thế giới với con mắt mới mẻ, như chưa biết gì.
Nhà sáng lập quá cố của hãng Apple, Steve Jobs, luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển tư duy "tâm ban sơ", để tránh chướng ngại tâm lý khiến chúng ta chỉ giải pháp cũ cho các vấn đề hóc búa.
Dành thời gian học mỗi ngày
Hãy đầu tư một phần thời gian, như 10% thời gian làm việc hàng ngày, để đọc hoặc nghiên cứu, mở mang trí tuệ và tầm nhìn. Bạn khó phát triển mạnh nếu không dành không gian để khám phá, phát triển.
10% đó không chỉ dùng để ngồi yên trong phòng và chăm chú đọc sách. Hãy linh hoạt sử dụng quỹ thời gian cho những hoạt động phong phú và hữu ích khác, như xem video truyền cảm hứng, trò chuyện với người khác, tham dự những sự kiện trong ngành...
Ý thức về chính mình
Theo chuyên gia tâm lý Tasha Eurich, đa số chúng ta không biết người khác nhìn nhận thế nào về mình. Dù ai cũng thích lời hay ý đẹp, bạn nên tìm một hoặc hai người đóng vai trò "nhà phê bình đáng mến", hoặc người sẽ luôn nói thẳng, nói thật vì lợi ích của bạn.
Chỉ cần lắng nghe và suy ngẫm về cách nhìn của người đó, bạn cũng có thể đi tới thành công. Hãy so sánh hình ảnh bạn muốn trở thành, với hình ảnh bạn đang thể hiện. Từ đó, bạn có thể bắt đầu điều chỉnh, thu hẹp khoảng cách giữa những điều mình nói với điều mình làm.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Hành động này có thể đem lại ích lợi to lớn trong các mối quan hệ, tốt cho sức khỏe lẫn sự nghiệp của bạn.
Dù bận rộn đến mấy, rất nhiều nhân vật thành đạt và nổi tiếng trên thế giới đều có hành động riêng nhằm thể hiện sự biết ơn như một lệ thường hàng ngày.
Doug Conant, CEO của công ty thực phẩm Campbell’s Soup, rất nổi tiếng vì đưa lòng biết ơn vào chiến lược lãnh đạo chủ chốt. Trong suốt quãng thời gian làm việc tại Campbell, ông đã gửi hơn 30.000 thư cảm ơn viết tay tới nhân viên và khách hàng.
Mỗi sáng khi thức dậy, nhà tỷ phú John Paul DeJoria dành ra 5 phút đầu tiên "cám ơn cuộc đời". Trong khoảng thời gian này, ông không nghĩ về lịch trình, về công việc, mà chỉ để suy ngẫm những gì ông có, về gia đình và những điều ông biết ơn.
Tự thương lấy mình
Khi bạn dành cho bản thân sự trắc ẩn, khoan dung, bạn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn. Các nghiên cứu cho thấy sự tự trắc ẩn gồm 3 yếu tố: đối thoại nội tâm tích cực, hiểu rằng ai cũng có thể phạm sai lầm, thừa nhận suy nghĩ và cảm xúc của mình, nhưng không phê phán.
Một trong những cách đơn giản để rèn luyện khả năng "thương thân" là đối xử với chính mình như cách bạn sẽ đối xử với một đồng nghiệp hay bạn bè gặp thất bại. Đừng bao giờ quá hà khắc với bản thân.
Theo Business Insider, nên quan sát một số dấu hiệu cho thấy bạn sẽ thành công hơn mình tưởng. Nếu bạn cảm thấy những điều dưới đây quen thuộc, xin chúc mừng vì bạn đang tiến bộ mỗi ngày. Các dấu hiệu đều dựa trên nghiên cứu và ý kiến từ chuyên gia.
Luôn tìm cách để làm tốt hơn
Bạn là mẫu người thường luẩn quẩn với quá khứ, hay háo hức hướng tới tương lai?
Trong suốt sự nghiệp của John Sculley, cựu CEO Apple và chủ tịch hãng Pepsi, ông luôn tự hỏi những câu kiểu: "Tại sao người ta lại làm theo cách này?" Theo ông, thành công chủ yếu nằm ở chỗ, bạn có sẵn sàng giải quyết một vấn đề theo cách chưa bao giờ có trước đây hay không.
Không muốn thay đổi có thể đóng băng sự nghiệp của bạn. Đây cũng là điều chặn đứng đường phát triển của vô số công ty lớn trên thế giới.
Giáo sư chuyên về marketing Scott Galloway đề cập đến khía cạnh này trong cuốn sách The Four: The Hidden DNA of Amazon, Apple, Facebook, and Google (Bộ tứ: ADN bí mật của Amazon, Apple, Facebook, và Google):
"Bạn sẽ bị nhấn chìm nếu chống lại làn sóng thay đổi. Người thành công trong kỷ nguyên kỹ thuật số là những ai làm việc chăm chỉ mỗi ngày, không hoảng sợ trước biến động. Họ luôn đặt câu hỏi: Nếu tôi làm cách này thì sao".
Biết rõ mình muốn gì
Lý tưởng về cuộc sống của mỗi người có thể bất biến, nhưng được điều chỉnh qua thời gian. Điều cốt yếu là bạn không nên chọn việc làm chỉ vì lợi ích ngắn hạn.
Hãy quên những câu hỏi như "Mình muốn công việc nào?". Thay vào đó, bạn nên nghiêm túc suy nghĩ xem, bạn muốn một cuộc sống như thế nào.
Ngay cả khi bạn chỉ có tầm nhìn cho một năm sắp tới, hãy trả lời những câu hỏi kiểu "Tôi muốn một ngày như thế nào?", và "Tôi muốn gặp gỡ, liên lạc những người như thế nào?"
Phát huy thế mạnh
Thế mạnh là những kỹ năng bạn đặc biệt giỏi, hoặc chỉ bạn làm được. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn càng thường xuyên sử dụng chúng, bạn càng sống vui hơn, yêu thích công việc, và được tôn trọng hơn.
Hãy áp dụng các kỹ năng đó vào công việc để đạt thành tựu.
Sẵn sàng đón nhận thất bại
Theo giáo sự Galloway, bốn "gã khổng lồ" công nghệ - Apple, Google, Facebook, và Amazon - đều không sợ thất bại nhỏ. Điều đó có nghĩa là họ không ngừng thí nghiệm cái mới, và câu "thất bại là mẹ của thành công" vẫn luôn đúng.
Nếu muốn có một sự nghiệp riêng thành công, bạn cũng nên làm tương tự. Bạn chưa từng vấp ngã? Tức là bạn chưa nỗ lực đủ nhiều.
Thừa nhận rủi ro
Thật không dễ dàng tìm được một người thành công mà không dám chấp nhận rủi ro nhất định trong sự nghiệp.
Ngay cả Jeff Bezos, CEO của Amazon, người đã vượt qua Bill Gates để thành người giàu nhất thế giới hiện nay, cũng lựa chọn mạo hiểm. Trong một cuộc phỏng vấn, ông khẳng định mình không hối hận vì quyết định tham gia cuộc chơi may rủi cùng Internet từ thuở ban đầu, lúc thế giới mạng chưa lớn mạnh, để gây dựng đế chế Amazon ngày nay.
"Tôi biết chắc một điều: tôi sẽ hối hận nếu chưa từng thử sức"
Jeff Bezos
Đồng nghiệp có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời bạn, bởi bạn và họ tiến lùi cùng nhau. Hãy chăm chút và duy trì những mỗi quan hệ tốt đẹp.
Bạn không thể biết ai là người bỗng nhiên giới thiệu cho bạn một vị trí công việc tuyệt vời đâu.
Bí quyết sống hàng đầu? Đừng cư xử tệ với người khác.
Tuân thủ nguyên tắc "tâm ban sơ"
"Tâm ban sơ" là một khái niệm trong thiền tông. Qua đó, con người liên tục nhìn thế giới với con mắt mới mẻ, như chưa biết gì.
Nhà sáng lập quá cố của hãng Apple, Steve Jobs, luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển tư duy "tâm ban sơ", để tránh chướng ngại tâm lý khiến chúng ta chỉ giải pháp cũ cho các vấn đề hóc búa.
Dành thời gian học mỗi ngày
Hãy đầu tư một phần thời gian, như 10% thời gian làm việc hàng ngày, để đọc hoặc nghiên cứu, mở mang trí tuệ và tầm nhìn. Bạn khó phát triển mạnh nếu không dành không gian để khám phá, phát triển.
10% đó không chỉ dùng để ngồi yên trong phòng và chăm chú đọc sách. Hãy linh hoạt sử dụng quỹ thời gian cho những hoạt động phong phú và hữu ích khác, như xem video truyền cảm hứng, trò chuyện với người khác, tham dự những sự kiện trong ngành...
Ý thức về chính mình
Theo chuyên gia tâm lý Tasha Eurich, đa số chúng ta không biết người khác nhìn nhận thế nào về mình. Dù ai cũng thích lời hay ý đẹp, bạn nên tìm một hoặc hai người đóng vai trò "nhà phê bình đáng mến", hoặc người sẽ luôn nói thẳng, nói thật vì lợi ích của bạn.
Chỉ cần lắng nghe và suy ngẫm về cách nhìn của người đó, bạn cũng có thể đi tới thành công. Hãy so sánh hình ảnh bạn muốn trở thành, với hình ảnh bạn đang thể hiện. Từ đó, bạn có thể bắt đầu điều chỉnh, thu hẹp khoảng cách giữa những điều mình nói với điều mình làm.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Hành động này có thể đem lại ích lợi to lớn trong các mối quan hệ, tốt cho sức khỏe lẫn sự nghiệp của bạn.
Dù bận rộn đến mấy, rất nhiều nhân vật thành đạt và nổi tiếng trên thế giới đều có hành động riêng nhằm thể hiện sự biết ơn như một lệ thường hàng ngày.
Doug Conant, CEO của công ty thực phẩm Campbell’s Soup, rất nổi tiếng vì đưa lòng biết ơn vào chiến lược lãnh đạo chủ chốt. Trong suốt quãng thời gian làm việc tại Campbell, ông đã gửi hơn 30.000 thư cảm ơn viết tay tới nhân viên và khách hàng.
Mỗi sáng khi thức dậy, nhà tỷ phú John Paul DeJoria dành ra 5 phút đầu tiên "cám ơn cuộc đời". Trong khoảng thời gian này, ông không nghĩ về lịch trình, về công việc, mà chỉ để suy ngẫm những gì ông có, về gia đình và những điều ông biết ơn.
Tự thương lấy mình
Khi bạn dành cho bản thân sự trắc ẩn, khoan dung, bạn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn. Các nghiên cứu cho thấy sự tự trắc ẩn gồm 3 yếu tố: đối thoại nội tâm tích cực, hiểu rằng ai cũng có thể phạm sai lầm, thừa nhận suy nghĩ và cảm xúc của mình, nhưng không phê phán.
Một trong những cách đơn giản để rèn luyện khả năng "thương thân" là đối xử với chính mình như cách bạn sẽ đối xử với một đồng nghiệp hay bạn bè gặp thất bại. Đừng bao giờ quá hà khắc với bản thân.