10 điều không nên có ở ứng viên

AutoJobs
Bình luận: 0Lượt xem: 590

AutoJobs

Thành viên O-H
Khi nói đến phỏng vấn, không hề tồn tại một công thức chung nào để thành công cả. Điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu công ty, yêu cầu công việc và sự phù hợp với văn hóa môi trường làm việc.

Mặc dù những điều mà nhà tuyển dụng cần ở ứng viên tùy thuộc từng công ty, công việc và văn hóa, nhưng những điều họ không hoan nghênh thì lại khá giống nhau ở hầu hết mọi nơi đấy. Ví dụ, đa số các nhà tuyển dụng đều không đồng ý hay tin rằng thói quen “giờ dây thun” của ứng viên có thể thay đổi được. Bạn càng tránh khỏi những lỗi sau đây bao nhiêu, bạn sẽ càng thể hiện tốt hơn trong vòng phỏng vấn.

Chúng tôi đã liên hệ với các chuyên gia về nghề nghiệp hàng đầu để đút kết được danh sách những đặc điểm và thói quen của ứng viên có thể khiến nhà tuyển dụng phát điên lên. Hãy đọc, ghi nhớ và tránh xa chúng để mau chóng tìm được công việc mơ ước nhé!

1. Thiếu rõ ràng

Khi đánh giá các ứng viên, nhà tuyển dụng luôn mong nghe được những thông tin và kết quả thật cụ thể như: minh họa rõ ràng kết quả mà bạn đạt được trong quá khứ, một vài ý tưởng đặc biệt mà bạn có thể đóng góp cho công ty, những kinh nghiệm làm việc quý báu trước đây bạn tích lũy được.
upload_2017-12-14_16-59-36.png

Jessie West đến từ West Coaching and Consulting cho biết: “Những người phỏng vấn luôn cố gắng đánh giá kĩ năng và trình độ của bạn trong một khoảng thời gian ngắn. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để thực hiện. Vì thế, nếu bạn không thể đưa ra các ví dụ hay câu chuyện để chứng minh rằng bạn thực sự sở hữu những khả năng mà bạn đã ghi trong CV trước đó, họ sẽ không tin bạn phù hợp với vị trí công việc đâu”.

West đề nghị thêm: “Hãy chuẩn bị sẵn một số ví dụ từ công việc trong quá khứ giúp làm nổi bật những gì bạn có thể đóng góp cho công ty và mô tả mong ước về hình ảnh nhân viên mà bạn muốn khi được chọn cho công việc đang ứng tuyển. Bên cạnh đó, đừng ngại luyện tập kể những câu chuyện về thành tựu trong quá khứ của mình với bạn bè và nhận góp ý của họ để vòng phỏng vấn diễn ra suôn sẻ nhất nhé”.

2. Thiếu trung thành

Wendi Weiner – một chuyên gia phân tích sự nghiệp cho biết: “Chưa bao giờ là ý tưởng tốt khi bạn quyết định nói xấu, đả kích hay tỏ ý quay lưng với sếp cũ của mình vì nó chỉ khiến bạn trở nên nhỏ nhen, tính toán và không ra gì. Các nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên đa năng và có tính thích nghi cao, vì thế, nếu mãi đào xới những điều tồi tệ từ công ty trước đây của bạn để nói khi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ xem bạn chẳng khác nào một kẻ chuyên buôn chuyện xấu và cảm xúc tiêu cực cho mọi người xung quanh”.

Bill Kennedy – nhà tuyển dụng cao cấp tại AWeber tiếp lời: “Hơn thế nữa, khi bạn thể hiện thói quen nói xấu chủ cũ như thế, chúng tôi sẽ vô tình đặt ra câu hỏi rằng liệu bạn có làm điều tương tự khi có ai đó hỏi bạn về công ty chúng tôi hay không?”.

Thay vào đó, nếu được hỏi về lí do vì sao bạn muốn tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp mới, Weiner khuyên bạn: “Diễn đạt mọi thứ từ tiêu cực sang hướng tích cực. Hãy nghĩ đến việc tập trung vào những đặc điểm của công ty mới khiến bạn muốn ứng cử vào vị trí đó, chẳng hạn như văn hóa làm việc độc lập, cơ hội thăng tiến rộng mở hơn hay đơn giản là giúp bạn cân bằng giữa cuộc sống riêng và công việc tốt hơn”.

3. Thờ ơ

Nếu lí do thực sự bạn muốn nộp đơn cho một công việc mới là khoản tiền lương, cho dù đó là động lực hàng đầu của bạn đi chăng nữa, xin đừng nhấn mạnh nó trước mặt nhà tuyển dụng. Nó cho thấy bạn thiếu sự nhiệt tình với công ty và những cơ hội phía trước – thứ khiến nhà tuyển dụng ấn tượng với ứng viên hơn bao giờ hết.

Chrysta Bairre – nhà định hướng sự nghiệp tại Live Love Work giải thích: “Ban quản lý công ty và nhà tuyển dụng sẽ không muốn chọn một ứng viên đang ứng tuyển nhiều công việc cùng một lúc. Những ứng viên không thự sự quan tâm đến công việc chắc chắn rất khó hoạt động hiệu quả và gắn bó lâu dài. Trong suốt quá trình tuyển dụng, cho dù trong cover letter, vòng phỏng vấn hay giai đoạn nào đi nữa, đừng quên chỉ ra lí do vì sao bạn quan tâm đến công việc cụ thể đó. Hãy thể hiện sự nhiệt tình và hứng thú của bạn với cơ hội làm việc và công ty”.

phỏng vấn xin việc,phẩm chất phù hợp,rườm rà,thờ ơ,kiêu ngạo,không trung thành,không chuyên nghiệp,việc làm tiếng nhật,việc làm tiếng anh,jellyfish hr

4. “Xuôi theo chiều gió”

Chỉ vì công ty muốn bạn phù hợp với văn hóa của họ không có nghĩa là họ muốn bạn trở thành một người đồng ý với mọi thứ.

Elizabeth Becker – Đối tác khách hàng và là chuyên gia hướng nghiệp của PROTECH khẳng định: “Các nhà tuyển dụng không muốn nhìn thấy những ứng viên thiếu chính kiến hay thậm chí là “con vẹt” lặp lại những gì họ nói. Ngược lại, họ rất yêu thích những ứng viên có suy nghĩ mạnh mẽ và có thể thể hiện cái nhìn riêng của chính mình, chứ không phải những người chỉ nói ra điều họ nghĩ rằng chúng được mong đợi”.

Becker nói: “Tìm kiếm những cách tôn trọng nhất để đưa ra ý kiến đối lập hay phản biện với nhà tuyển dụng vẫn là điều cần thiết”. Vì vậy, hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn nhưng đừng xúc phạm hay hạ thấp đối phương là được.

5. Thiếu sự chuẩn bị

Đến trễ giờ, không mang theo CV khi đến phỏng vấn hay không nhớ nổi những thành tích trước đây mình đạt được? Đừng mong chờ nhận được một cuộc gọi nào thêm nữa từ phía nhà tuyển dụng.

upload_2017-12-14_16-56-40.png


Bairre nói: “Người phỏng vấn không bao giờ có ấn tượng tốt với ứng viên thiếu sự chuẩn bị trước, bởi vì điều này gợi cho họ thấy rằng bạn cũng sẽ không chuẩn bị gì khi đến làm việc sau này. Hãy vào vòng phỏng vấn với khoảng từ 3-5 câu chuyện về thành tích hay điểm nổi bật của mình để chứng minh rằng bạn đủ năng lực cần thiết để xứng đáng với công việc cụ thể mà bạn đã ứng cử”.

6. Thái độ không tốt với người khác

Thật khó để tìm thấy một công việc mà bạn chủ yếu làm việc một mình và không cần tương tác với người khác. Hầu hết các công ty hiện nay đều đề cao tinh thần hợp tác. Vì lí do này, việc chứng minh trong vòng phỏng vấn rằng bạn có thể cộng tác tốt với mọi người thường là một điểm nhấn nổi bật trước mặt nhà tuyển dụng.

Becker chia sẻ: “Việc tỏ ra thô lỗ hay thiếu tôn trọng người khác là cách vô cùng nhanh chóng khiến bạn bị loại bỏ khỏi sự cân nhắc tuyển dụng từ công ty. Vì các nhà tuyển dụng hàng đầu luôn có mối quan hệ tốt với khách hàng và ban quản lí cấp cao, nên việc họ phản ánh tiêu cực về các ứng viên có thái độ không tốt sẽ là một rủi ro lớn cho con đường sự nghiệp nếu bạn mắc phải”.

Vì vậy, đừng ngần ngại nói “xin vui lòng” và “cảm ơn”, tập tính lắng nghe và đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn mình được đối xử như vậy.

phỏng vấn xin việc,phẩm chất phù hợp,rườm rà,thờ ơ,kiêu ngạo,không trung thành,không chuyên nghiệp,việc làm tiếng nhật,việc làm tiếng anh,jellyfish hr

7. Kiêu ngạo

Một cách khác để thể hiện bạn là một người đồng nghiệp tốt là tỏ ra khiêm tốn cần thiết. Nếu không, bạn có nguy cơ bị xem như một thần đồng biết tất cả mọi thứ trên đời.

Becker lại nói thêm: “Sở hữu sự tự tin là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, vẫn tồn tại ranh giới giữa sự tự tin và tính kiêu ngạo. Với cương vị một nhà tuyển dụng, tôi đã từng gặp một ứng viên dám tự hào khẳng định rằng sáu tháng làm việc của họ có thể sánh ngang với một người có đến ba năm kinh nghiệm. Một điều không thế!”

upload_2017-12-14_16-59-55.png


Bạn nên thể hiện các kỹ năng của mình mà không hề phô trương một cách nghiêm trọng hóa. Để làm được điều này, hãy trung thực với khả năng của bản thân, chia sẻ những ví dụ chứng minh tài năng thay vì chỉ nói rằng “Tôi rất giỏi về lĩnh vực này” hay “Điều này tôi đã rành lắm rồi”.

8. Rườm rà

Lần đầu tiên gặp nhà tuyển dụng hoặc ban quản lý công ty, bạn có khoảng 15 – 30 phút để tạo ấn tượng lâu dài với họ, vì vậy hãy sử dụng thời gian vàng ấy một cách xứng đáng. Tránh dùng ngôn ngữ quá hoa mĩ hay rườm rà, nhưng hãy đi thẳng vào vấn đề trọng tâm.

Bairre nói: “Nhà tuyển dụng không hề muốn nghe toàn bộ về câu chuyện cuộc đời bạn. Những ứng viên kể lể quá nhiều thứ tin khiến họ cảm thấy thật khó khăn để sắp xếp, chọn lọc thông tin và xác định xem đâu mới là điều quan trọng và liên quan đến công việc”.

Thay vào đó, Bairre khuyên bạn nên tập trung vào những trải nghiệm có liên quan và bỏ qua những phần còn lại.

9. Thiếu hiểu biết về công ty

Nếu có một cách để nhanh chóng bị quên lãng và mờ nhạt trong vòng phỏng vấn, thì đó chính là tiết lộ rằng bạn chưa hề tìm hiểu gì về công ty cả. Tìm kiếm và ghi nhớ một vài thông tin cơ bản của công ty như: lĩnh vực kinh doanh, đối thủ cạnh tranh và tên giám đốc điều hành, cũng như chuẩn bị kỹ càng trước khi phỏng vấn là điều cần thiết nếu bạn muốn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

West đưa ra lời khuyên: “Hãy luôn nghiên cứu, cập nhật thông tin về vị trí công việc, phòng ban và công ty mà bạn sẽ đến phỏng vấn. Bạn có thể xem trang web của công ty, tham khảo những lời nhận xét từ các chuyên gia cùng ngành và tìm thông tin liên lạc trước khi chính thức bước vào cuộc phỏng vấn”.

Kennedy tiếp lời: “Hãy chuẩn bị trước cho những câu hỏi như ‘Điều gì giúp các nhân viên trong vai trò này thăng tiến?’ hoặc “Đâu là thách thức lớn nhất mà công việc này cần giải quyết?”. Chuẩn bị sẵn sàng với một danh sách những câu hỏi kèm theo câu trả lời có thể chứng minh cho chúng tôi thấy rằng bạn thực sự có động lực cho vị trí ứng tuyển”.

10. Thiếu chuyên nghiệp

Không quan trọng là văn phòng làm việc cao cấp hay phổ thông, bạn cần thể hiện lời nói và điệu bộ tốt nhất. Cho dù bạn đã từng làm việc ở một nơi mà nhân viên thường hay nói chuyện gây sốc và mặc áo thun đi làm như là đồng phục được yêu cầu đi nữa, nếu bạn tiếp tục thể hiện điều tương tự trong cuộc phỏng vấn cho công việc mới thì bạn không thể nào vượt qua được “vòng gửi xe” đâu nhé! Phỏng vấn là cơ hội để bạn thể hiện khía cạnh tốt đẹp nhất của mình với nhà tuyển dụng, không phải để tự dìm bản thân.

West chia sẻ: “Sử dụng từ ngữ tục tĩu hoặc tiếng lóng, đề cập đến những chuyện cá nhân hoặc vấn đề sức khỏe, nói xấu sếp cũ… đều bị xem là thiếu chuyên nghiệp. Nếu bạn không có thái độ phù hợp trong lĩnh vực nghề nghiệp hoặc hoạt động nào đó (phỏng vấn việc làm), nhà tuyển dụng sẽ ngần ngại và cho rằng có quá nhiều rủi ro nếu để bạn đại diện công ty tiếp xúc với khách hàng. Và nếu bạn có bất kỳ lo ngại liệu mình có nên nói điều gì đó trong lúc phỏng vấn hay không, hãy thận trọng và đừng nói ra khi chưa chắc chắn nhé”.

View attachment 70622
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên