Chương II: BÁNH XE
I. Nhiệm vụ:
Lốp xe là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc với mặt đường, qua đó nó truyền lực dẫn động từ động cơ và lực phanh từ bàn đạp phanh tới mặt đường, điều khiển và chi phối toàn bộ quá trình di chuyển, tăng tốc, giảm tốc, đỗ xe hay quay vòng, ngoài ra nó còn đỡ toàn bộ trọng lượng của xe và làm giảm chấn động do các mấp mô từ mặt đường gây ra.
II. Phân loại:
1. Phân loại
Hình 2.1 – Các loại lốp xe
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại lốp nhưng nhìn chung có thể chia thành các loại như lốp có săm hoặc không có săm (săm được thay bằng một lớp cao su đặc biệt lót trong để làm kín); lốp bố tròn hay lốp bố chéo (so với lốp bố chéo, lốp bố tròn ít biến dạng bề mặt ngoài hơn do vậy mà tính năng bám và quay vòng tốt hơn nhưng do độ cứng vững của nó cao nên khả năng giảm các chấn động từ mặt đường kém hơn lốp bố chéo).
Hình 2.2 – Lốp không săm và lốp có săm
A: Lốp có săm
Lốp có chứa săm được bơm căng bằng không khí.
B: Lốp không săm
Có một lớp cao su đặc biệt được gọi là lớp lót trong thay cho săm.
C: Lốp Profile thấp
Profile là hình dáng nhìn từ phía bên cạnh của lốp, lốp có profile thấp có mặt cắt ngang thấp với hệ số chiều sao tối đa là 60%*.
Mặt bên của lốp thấp, và sự biến dạng bề mặt của lốp khi quay vòng nhỏ, nên lực quay vòng được cải thiện đáng kể.
*: Hệ số chiều cao = H/W x 100%
D: Lốp có thể chạy khi bị xì hơi
Mặt bên của lốp loại này có cao su tăng cường, nên thậm chí nếu xe có lắp lốp loại này bị thủng khi lái xe và không còn áp suất không khí bên trong, nó vẫn có thể chạy được khoảng 100 km với tốc độ tối đa 60 km/h.
E: Lốp dự phòng loại gọn (Lốp loại T)
Một lốp dự phòng được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, như khi lốp bình thường không thể sử dụng do bị thủng..
Nó có áp suất cao và hẹp hơn
1: Săm
2: Van
3: Lớp lót trong
4: Vách tăng cường
2. Cấu tạo:
a. Cấu tạo chung:
Hình 2.3 – Cấu tạo lốp xe
Các loại lốp trên đều có cùng cấu tạo gồm : hoa lốp, lớp đai (lớp lót tăng cứng), lớp bố (bố tròn hoặc bố chéo), lớp lót trong và dây mép lốp.
Ngoài các lốp đang được sử dụng, trên ô tô thường mang lốp dự phòng. Loại lốp này thường có trọng lượng nhỏ hơn để có thể mang đi dễ dàng và thay thế khi lốp chính bị thủng hoặc dùng trong các trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra còn có loại lốp dẹt, bên trong ngoài lớp lót trong còn được giá cố thêm bằng một vách tăng cường để xe có thể chạy được một quãng đường kể cả khi bị thủng.
Hình 2.5 – Cấu tạo lốp xe
Lốp có nhiều kích cỡ, hình dạng khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại xe và đặc tính sử dụng của nó. Các kính cỡ, tính năng và hình dạng thường được ghi ngay trên mặt bên của lốp.
Hình 2.6 – Các thông số lốp xe
Chẳng hạn trên mặt bên của một chiếc lốp có ghi là 195/60 R 15 86H điều này có nghĩa là loại lốp theo tiêu chuẩn quốc tế; chiều rộng lốp là 195mm; tỷ lệ chiều cao/chiều rộng là 60%; loại lốp bố tròn (R); đường kính vành lốp là 15 inch; khả năng chịu tải (chỉ số chịu tải 86 tương đương với 530 kg); tốc độ lớn nhất cho phép H (tương đương khoảng 210 km/h).
Các loại lốp được gắn vào xe cùng với vành xe. Vành là một bộ phận hình trụ tròn để lốp được gắn trên nó. Vành xe được làm bằng thép dập, thường chắc và khoẻ hơn nhưng nặng nề và không có tính thẩm mỹ cao như loại vành làm bằng nhôm đúc. Cùng với lốp nó hỗ trợ 3 chức năng cơ bản sau của xe : lái xe, quay vòng và dừng xe. Cũng như lốp, vành xe cũng được tiêu chuẩn hoá để dễ dàng trong việc lắp ráp, sửa chữa và thay thế. Các thông số kích cỡ vành được ghi trên mép vành xe như: chiều rộng vành, hình dạng gờ của vành, độ lệch, đường kính vành, tâm vành bánh xe, đường kính vành bánh xe, và mặt lắp may-ơ.
Hình 2.7 – Cấu tạo và thông số vành lốp
Ví dụ trên vành xe bằng nhôm đúc có ghi kích thước như sau: 14 x 5 1/2 JJ 45 nghĩa là đường kính vành 14 inch; chiều rộng vành 5,5 inch (5 1/2); độ lệch bánh xe 45 mm, hình dạng mặt bích vành JJ (hoặc J tuỳ theo hình dạng mặt bích vành bánh xe, gờ vai của JJ cao hơn J một chút, nó giúp cho lốp ít có khả năng bị tuột ra).
b. Các kiểu hoa lốp.
Hoa lốp được chế tạo theo nhiều kiểu khác nhau để vừa giúp cho việc thoát nước dễ dành vừa ứng phó lại với các yếu tố phụ thuộc điều kiện khác nhau của mặt đường và của từng loại xe đang sử dụng.
Hình 2.8 – Các kiểu hoa lốp
Kiểu gân dọc: Thường gồm nhiều rãnh hình chữ “chi” chạy dọc theo chu vi của lốp, kiểu này thích hợp nhất với mặt đường trải nhựa, tốc độ cao và thường dùng nhiều ở các loai xe du lịch, xe buýt hoặc xe tải nhẹ. Loại này thường có đặc tính làm giảm tối đa sức cản lăn của lốp, sức cản trượt ngang của lốp và rất có lợi cho tính năng điều khiển xe. Ngoài ra loại này còn giảm được tiếng ồn nhưng khả năng kéo kém hơn so với lốp kiểu vấu.
Kiểu vấu: Các rãnh lốp thường chạy ra mép lốp theo hướng gần như vuông góc. Loại này tạo được lực kéo lớn, sức cản lăn hơi cao, sức cản trượt ngang thấp hơn, độ ồn lớn, các vấu lốp có thể mòn không đều, phù hợp với đường gồ ghề hoặc đường không trải nhựa, tốc độ chậm và thương dùng cho các loại máy xây dựng, xe tải hạng nặng.
Kiểu gân dọc và kiểu vấu kết hợp: kiểu này kết hợp được các tính năng của cả hai kiểu trên, giảm được độ trượt ngang, nâng cao tính năng dẫn động và phanh, chạy được cả trên đường trải nhựa hoặc đường gồ ghề.
Kiểu khối: Các hoa lốp được chia thành các khối độc lập, sử dụng ở hầu hết các lốp chạy trên đường có tuyết và các lốp sợi bố tròn. Thường dùng cho xe du lịch vì nó tạo ra tính năng dẫn động và phanh cao, giảm độ trượt dài và trượt quay trên đường có nhiều bùn và tuyết phủ nhưng loại lốp này thường mòn nhanh hơn kiểu gân dọc và vấu đặc biệt khi chạy trên bề mặt cứng.
Ngoài ra còn một kiểu hoa lốp nữa đó là kiểu lốp một chiều. Các lốp này có hoa lốp được định hướng về chiều quay. Các rãnh ngang được bố trí theo một chiều quay nhất định mục đích là để tăng tính năng thoát nước và như vậy khi đi trên đường ướt, nó tăng tính năng điều khiển xe. Tuy nhiêu nếu lắp sai chiều quay của lốp tính năng của nó sẽ bị kém đi.
III. Những thông số cơ bản:
1.Tiếng ồn hoa lốp.
Khi xe di chuyển trên đường thì không khí bị nén giữa các rãnh hoa lốp là nguyên nhân gây ra tiếng ồn. Đó là vì các rãnh hoa lốp tiếp xúc với mặt đường có không khí bị cuốn vào và bị nén giữa các rãnh và mặt đường. Khi các hoa lốp rời khỏi mặt đường, không khí bị nén bật ra khỏi các rãnh gây ra tiếng ồn.
Tiếng ồn hoa lốp tăng lên, nếu hoa lốp có dạng dễ cuốn nhiều không khí vào các rãnh hơn. Chẳng hạn như kiểu hoa lốp dạng khối hoặc vấu có thể phát sinh nhiều tiếng ồn hơn kiểu gân dọc. Tần suất của tiếng ồn sẽ tăng lên khi tốc độ của xe tăng lên.
2. Độ đồng đều của lốp.
Độ đồng đều của lốp là sự đồng đều về trọng lượng, kích thước và độ cứng vững. Tuy nhiên, vì sự đồng đều về trọng lượng thường được gọi là “sự cân bằng của bánh xe”, và sự đồng đều về kích thước (hoặc nói khác đi, sự thiếu đồng đều) thường được gọi là “độ đảo”, nên độ đồng đều thường chỉ để nói “độ đồng đều về sự cứng vững”. Trong quá trình chuyển động, lốp thường chịu các dao động và rất khó phân biệt. Các dao động này gây ra sự biến thiên theo chu kỳ cho các lực mà nó chịu tác động từ mặt đường như biến thiên theo hướng kính (RFV), biến thiên lực ngang (LFV) và biến thiên lực kéo (TFV).
Để loại bỏ các rung động này cần phải cân bằng các cụm bánh xe một cách chính xác. Việc cân bằng bánh xe liên quan đến cân bằng cả cụm bánh xe và vành xe có lắp lốp. Khi tiến hành cân bằng bánh xe, người ta thường tiến hành cả cân bằng tĩnh (cân bằng khi bánh xe đứng yên) và cân bằng động (cân bằng khi bánh xe quay).
3. Độ mòn của lốp.
Độ mòn của lốp là sự tổn thất hay hư hỏng bề mặt lốp như mòn các hoa lốp và các bề mặt cao su khác do lực ma sát phát sinh khi lốp quay trượt trên đường. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ mòn của lốp như áp suất bơm của lốp, tải trọng, tốc độ, phanh, điều kiện đường xá và các yếu tố khác.
Nếu ta bơm lốp quá non hoặc quá căng đều làm cho áp suất lốp không đúng tiêu chuẩn và như vậy lốp sẽ uốn cong quá mức khi nó tiếp xúc với mặt đường dẫn đến mòn nhanh. Áp suất lốp quá cao có nghĩa là lốp càng cứng tuy nhiên nó sẽ không hấp thu được các chấn động từ mặt đường dẫn đến tình trạng xe chạy không êm. Mỗi xe có một áp suất lốp tiêu chuẩn ứng với tải trọng và đặc tính của xe vì vậy khi bơm lốp cần chú ý điều này. Ngược lại áp suất lốp quá thấp sẽ làm lốp bị bẹp, làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hoa lốp với mặt đường do vậy tăng sức cản khiến cho tay lái nặng hơn. Mặt khác nếu áp suất giữa các lốp không đều nhau, sức cản giữa các lốp bên trái hay bên phải không đều dẫn đến hiện tượng xe bị lạng sang bên trái hoặc bên phải.
4. Ảnh hưởng của tải trọng lốp
Hình 2.9 – Đồ thị ảnh hưởng tải trọng lốp
Tải trọng cao sẽ làm tăng tốc độ mòn của lốp cũng giống như khi giảm áp suất bơm. Lốp cũng mòn nhanh hơn trong lúc xe quay vòng khi chở nặng vì lực ly tâm lớn hơn khi quay vòng tác động vào xe sẽ làm phát sinh lực ma sát lớn hơn giữa lốp và mặt đường.
5.Ảnh hưởng của tốc độ xe:
Hình 2.10 - Đồ thị ảnh hưởng tốc độ xe
Các lực dẫn động và phanh, lực ly tâm lúc quay vòng tác động vào lốp tăng theo tỷ lệ bình phương của tốc độ xe. Do đó, việc tăng tốc độ xe sẽ làm tăng các lực này lên gấp bội, và tăng lực ma sát giữa hoa lốp và mặt đường; và do đó làm tăng tốc độ mòn của lốp. Ngoài các yếu tố này, điều kiện của đường cũng có ảnh hưởng mạnh đến độ mòn của lốp: rõ ràng là đường thô nhám làm cho lốp mòn nhanh hơn đường nhẵn.
Độ mòn của lốp không ảnh hưởng nhiều đến tính năng phanh khi đi trên đường khô. Tuy nhiên khi đi trên đường ướt và trơn nhiều thì quãng đường phanh sẽ dài hơn đáng kể vì các hoa lốp bị mòn đến giới hạn và không thể xả nước giữa các hoa lốp và mặt đường dẫn đến hiện tượng lướt nổi (khi xe quay trượt trên đường phủ nước, nếu tốc độ của xe quá cao làm cho hoa lốp không có đủ thời gian để đẩy nước khỏi mặt đường kiến nước vẫn bám chắc lốp xe. Lý do của hiện tượng này là khi tốc độ của xe tăng lên, sức cản của nước cũng tăng tương ứng, buộc các lốp “nổi” trên mặt nước. Người ta gọi hiện tượng này là hiện tượng lướt nổi hoặc lướt ván).
Căn cứ để thay lốp khi đã quá mòn gọi là các chuẩn báo mòn lốp.Các chuẩn báo mòn của hoa lốp là các đầu nhô bố trí ở rãnh lốp cao hơn phần còn lại của bề mặt hoa lốp 1,6 mm đến 1,8 mm và được đúc vào hoa lốp ở một số điểm dọc theo chu vi của lốp. Khi hoa lốp mòn theo thời gian, độ sâu của các đầu này giảm đi cho đến khi chúng trở nên ngang bằng với bề mặt của hoa lốp. Các chuẩn báo độ mòn hoa lốp của lốp chỉ rõ giới hạn mòn cho phép của lốp và được xác định bằng thước đo độ sâu, cho thấy khi nào là lúc phải thay lốp.
Thông thường chu kỳ kiểm tra định kỳ lốp thường là sau 10.000 km hay 6 tháng tuỳ theo điều kiện nào đến trước. Thay thế lốp trong khoảng 30.000 đến 40.000Km.
6.Kích thước và tính năng kết cấu:
Kích thước, tính năng và kết cấu của lốp được ghi trên mặt bên của lốp.
Hình vẽ bên trái cho thấy tên kích thước của những vùng khác nhau trên lốp.
Hình 2.11 – Kích thước lốp xe
A Chiều cao lốp
W Chiều rộng lốp
D1 Đường kính vành
D2 Đường kính ngoài của lốp
Hệ số chiều cao
Tỷ số giữa chiều cao của mặt cắt ngang của lốp và chiều rộng được chuyển thành phần trăm (%).
Hệ số chiều cao = H / W x 100(%)
W: Chiều rộng lốp
H : Chiều cao lốp
Lốp có hệ số chiều cao lớn
Tính năng quay vòng kém hơn một chút.
Nó đem lại tính êm dịu chuyển động tốt hơn và phù hợp với các loại xe gia đình.
Lốp có hệ số chiều cao nhỏ
Tính năng êm dịu chuyển động kém hơn một chút. Nó phù hợp với các loại xe thể thao do tính năng quay vòng tốt hơn
7. Đọc thông số ghi trên lốp
Hình 2.12 –Thông số của lốp
a. Lốp bố tròn:
b. Lốp bố chéo
c. Lốp loại gọn (lốp loại T)
IV. Phương pháp kê, kích xe:
1. Phân loại kích:
a. Phân loại theo truyền lực:
- Kích cơ khí.
- Kích thủy lực.
- Kích khí nén.
b. Phân loại theo công dụng :
- Kích sống: Dùng nâng hạ vật nặng.
- Kích chết : Dùng để kê kích trong thời gian lâu dài.
2. Phương pháp kê kích:
a. Chuẩn bị:
- Chọn vị trí vững chắc và cân đối của dầm cầu hoặc khung xe.
- Kéo thắng tay nếu có.
- Dùng gỗ chèn phía sau và phía trước bánh xe (bánh xe không kích).
- Lựa chọn kích sống và kích chết cho phù hợp với trọng lương của xe.
b. Phương pháp tiến hành:
- Chọn vị trí vững chắc và cân đối của dầm cầu hoặc khung xe.
- Đặt kích sống vào vị trí (nếu nền xưởng bằng nền đất thì phải dùng tấm gỗ chèn phần dưới kích, để kích không lún).
- Điều chỉnh chiều cao ban đầu của kích cho phù hợp (đầu kích gần đụng vào dầm cầu hoặc khung xe).
- Khóa van dầu của kích.
- Lắc cần bơm (đối với kích thủy lực), quay (đối với kích cơ khí) từ từ để nâng xe lên đến độ cao cần thiết .
- Đưa kích chết vào, khóa cận thận kích chết .
- Mở van xả hạ từ từ xe xuống.
V. Tháo lắp bánh xe:
1. Trình tự tháo bánh xe ra khỏi xe:
- Nới lỏng đai ốc giữ bánh xe.
- Kích bánh xe khỏi mặt đất (kê chèn các bánh xe còn lại).
- Chọn vị trí vững chắc đưa kích chết vào, xả lấy kích sống ra.
- Tháo các đai ốc, lấy bánh xe ra khỏi xe (nhớ vậy trí lắp các bánh xe).
2. Trình tự tháo lốp xe (bằng thiết bị RASE.3030):
Hình 2.13 – Thiết bị RASE.3030
a. Tháo lốp:
- Gá bánh xe lên thiết bị, mở van xã hơi trong bánh xe
- Tháo các thanh chì cân bằng động.
- Ép lốp mép trên lốp xuống khỏi vành bánh xe (Bôi dầu trơn xung quanh vành bánh xe)
- Ép lốp mép dưới lốp xuống khỏi vành bánh xe
- Móc lốp ra khỏi vành bánh xe
b. Vào lốp:
- Bôi trơn bề mặt tiếp xúc giữa vành xe và lốp xe trước khi vào lốp để thao tác dễ dàng hơn.
- Lắp lốp lên vành bánh xe, ép lốp vào vành bánh xe
- Bơm hơi cho lốp xe:
Khi vào vỏ xe cần chú ý:
Vào vỏ sao cho dấu chấm vàng nằm gần van bơm hơi.
Sau khi vào vỏ xe phải thực hiện cân bằng động lại.
Trong quá trình thay vỏ xe, thường kết hợp việc đảo vỏ.
Dấu chấm vàng nằm gần van bơm hơi
3. Trình tự lắp bánh xe:
Được thực hiện ngược lai trinh tự tháo nhưng cần chú ý:
- Ngoài ra, nên đảo vỏ theo 1 trong các sơ đồ dưới sau mỗi 10.000 km để đảm bảo độ mòn đều của các vỏ.
- Hai lốp trước phải được ưu tiên mới hơn.
-Lắp đai ốc giữ bánh xe phải đủ lực.
- Hạ xe xuống siết các đai ốc giữ bánh xe phải đủ lực, và đúng nguyên tắc.
VI. Qui trình thay lốp dự phòng:
Bước 1:
Dừng xe ngay khi phát hiện lốp bị xịt, nên chọn chỗ bằng phẳng (nếu có thể) để đậu xe.
Tắt máy, kéo phanh tay, gài số (hoặc vào chế độ P nếu xe dùng số tự động), rút chìa khoá.
Lấy hộp đồ nghề (kích, cờ lê) và lốp dự phòng ra khỏi xe và kiểm tra tình trạng các thiết bị này.
Bước 2:
Dùng vật chèn hoặc hòn đá to để chèn phía sau bánh xe (nếu xe đang ở dốc lên) và phía trước bánh xe (nếu đang ở dốc xuống) để ngăn không cho xe bị trôi.
Bật đèn báo nguy hiểm (nút màu đỏ có in hình tam giác lớn trên táp lô) để cảnh báo sự cố hoặc mở nắp capô giúp cho các lái xe khác dễ dàng nhận biết xe bạn đang được sửa chữa.
Bước 3:
Tháo nắp đậy trục bánh xe (nếu có).
Bước 4:
Nới lỏng các đai ốc trước khi kích nâng bánh xe. Để nới lỏng đai ốc, bạn hãy vặn ngược kim đồng hồ và nới lỏng từng đai ốc theo hình ngôi sao, nghĩa là nới lỏng một cái đai ốc bất kỳ sau đó đến cái đối diện và lần lượt nới toàn bộ đai ốc cho đến khi chúng gần tuột ra.
Bước 5:
Kích xe một cách cẩn thận. Chú ý đặt kích cho đúng điểm được thiết kế bằng cách xem chỉ dẫn trên kích.
Kích nâng bánh xe tách khỏi mặt đất cao hơn mức cần thiết một chút để không chỉ dễ dàng tháo bánh xe bị hỏng ra ngoài mà còn có đủ khoảng trống để lắp bánh dự phòng đầy hơi vào.
Bước 6
Tháo hết các đai ốc đã được nới lỏng và đặt chúng ở bên cạnh, nơi bạn có thể tìm thấy dễ dàng và đảm bảo là chúng không bị lăn lung tung.
Bước 7:
Tháo lốp bị xịt ra ngoài và đặt ở bên cạnh.
Bước 8
Đặt lốp dự phòng vào đúng vị trí. Nếu bạn băn khoăn không biết làm thế nào để lắp lốp mới vào thì hãy tìm vị trí của van, bạn sẽ luôn đặt đúng chỗ.
Bước 9
Sau khi đã thay lốp dự phòng vào đúng vị trí, vặn chặt tất cả các đai ốc khít vào ren đúng trình tự khi như bạn tháo chúng ra: cho từng đai ốc vào một và xoáy tạm vài vòng để cố định (chưa cần vặt chặt), hãy lắp đai ốc lần lượt theo hình ngôi sao, nghĩa là lắp một cái bất kỳ rồi đến cái đối diện và tuần tự lắp cho đủ hết các đai ốc.
Bước 10
Từ từ hạ hết kích và tháo kích ra.
Xiết chặt tất cả đai ốc khít nhất có thể.
Bước 11:
Lắp nắp đậy trục bánh xe. Lắp lốp xe bị hỏng vào vị trí của bánh xe dự phòng vừa lấy ra, rút viên gạch chèn lốp ra
Bước 12:
Nổ máy cho xe chạy thử và để ý xem xe có phát ra tiếng ồn hay rung lắc lạ hay không. Nếu cảm thấy không an tâm thì sau đó bạn nên mang đến trạm sửa chữa để kiểm tra lại.
Một số lưu ý:
Để thay lốp dễ dàng thì điều quan trọng nhất là bộ đồ nghề phải tốt nên cần thường xuyên kiểm tra bộ đồ nghề và lốp dự phòng (ít nhất 1 tháng/1 lần) và nhất là trước khi đi xa.
Nếu đai ốc được vít quá chắc, hãy nhỏ một ít dầu quay đai ốc và đợi một lúc rồi thử vặn. Hãy lặp đi lặp lại nếu cần.
Nếu có điều kiện bạn nên lắp thêm thiết bị hiển thị áp suất lốp thì có thể biết sớm lốp nào đang mất hơi mà không phải dừng lại xem xét.
Khi thay lốp ở trên đường lớn, nên để ý xung quanh, đề phòng khi có tiếng xe đi tới. Nếu bạn đặt biển báo nguy hiểm thì nên để cách vị trí đỗ xe khoảng 10-15m hoặc tìm đồ vật nào thay thế để cảnh báo sự cố cho phương tiện khác biết.
Ở một số xe hiện đại, bánh xe dự phòng được chế tạo theo quy cách khác so với lốp chính. Do vậy, bạn nên mang lốp xe bị hết hơi tới trạm bảo hành và sửa lại để lắp về chỗ cũ. Vì lốp hỏng có cùng độ mòn với 3 lốp còn lại trên xe, nên sử dụng tiếp để giúp cho việc thay từng cặp bánh sau này được đồng bộ.
VII. Phương pháp kiểm tra, sữa chữa bánh xe và điều chỉnh ổ trục bánh xe:
1. Kiểm tra lốp:
Hai yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm là thành và ta-lông lốp (phần bề mặt tiếp xúc với mặt đường). Ta-lông được gia cố bằng các dây thép nhằm tăng khả năng chống lại các vật nhọn đâm vào, trong khi thành lốp lại không có tác dụng đó.
Do sự khác biệt này nên đối với tất cả các loại lốp, bạn nên bắt đầu từ thành lốp và kiểm tra thật cẩn thận. Quan sát tất cả các vết xước, các đốm nổi hay vết rạn. Nếu tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào, bạn nên tháo lốp và mang tới đại lý hay gara uy tín để kiểm tra kỹ hơn. Do đặc tính mỏng, hay hỏng khi bị tác động của thành lốp nên bạn cần có lốp dự phòng trước khi đi xa.
Các đường gân để xác định độ mòn của lốp.
Tiếp theo, ta-lông là nơi đặc biệt quan trọng. Với chi tiết này, bạn cần xem độ sâu của chúng để biết bạn có thể đi bao nhiêu km nữa trước khi thay lốp mới. Thông thường, mỗi chiếc lốp thường có dấu hiệu xác định độ mòn ta-lông và độ sâu của rãnh. Nếu các đường gân tạo nên một mặt phẳng, tốt nhất hãy thay một chiếc mới. Một phương pháp khác là đút đồng xu 1.000 vào rãnh lốp. Nếu bạn nhìn thấy toàn bộ quốc huy khi đặt mắt ngang mặt lốp, lúc đó nên thay mới.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên để ý tới các vết mòn bất thường. Nếu độ sâu của rãnh lốp không bằng nhau chứng tỏ hiện tượng mòn bắt đầu xuất hiện. Có những nguyên nhân chính khiến lốp mòn như bơm lốp không đúng cách, lắp không thẳng và không đảo lốp định kỳ.
2. Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục:
VIII. Tháo lắp và điều chỉnh ổ trục:
1. Bán trục - ổ trục giảm tải ½:
a. Nhiệm vụ và cấu tạo:
Nhiệm vụ:
Truyền mômen xoắn từ hộp vi sai tới bánh xe chủ động.
Cấu tạo ( hình 2.14.a , b)
Hình 2.14 – Cấu tạo ổ trục
Bán trục là một trục bằng thép, đầu trong có rãnh then hoa để lắp với bánh răng bán trục, đầu ngoài có mặt bích để truyền động cho bánh xe chủ động.
Loại bán trục này được dùng phổ biến cho xe du lịch và xe vận tải nhỏ. Vỏ bộ vi sai lắp với vỏ cầu qua vòng bi côn. đầu trong của bán trục lắp vào bánh răng bán trục của bộ vi sai nhưng không phải đỡ trọng lượng bộ vi sai. Đầu ngoài bán trục tựa lên vòng bi đặt trong vỏ cầu và liên kết với bánh xe.
b. Hư hỏng:
Bị cong do mômen xoắn lớn và tác động đột ngột.
Nứt, gẫy chỗ chuyển tiếp với mặt bích do chịu lực đột ngột.
Mặt bích bị đảo do xiết bulông không đều.
Ổ bi bị mòn, bán trục bị dơ.
c. Tháo lắp và điều chỉnh ổ truc giảm tải ½:
C.1.Tháo:
Tháo bánh xe theo quy trinh riêng.
Tháo đai ốc giữ tang trống.
Lấy tang trống ra.
Tháo đường ống dẫn dầu phanh đến xylanh con (chú ý dùng gỗ kê chèn bàn đạp phanh, dùng giẻ bịt kín các đường ống).
Tháo mâm phanh ra khỏi cầu (chú ý đệm điều chỉnh).
Dùng vam giật, giật lấy bán trục ra khỏi cầu.
Vệ sinh các chi tiết.
C.2 Lắp ráp và điều chỉnh:
Quá trình lắp được thực hiện ngược lại khi tháo nhưng cần chú ý
Sau khi lắp bán trục, lắp đệm điều chỉnh vào và siết chặt mâm đúng lực, dùng tay quay bán trục thấy vừa, không bị sượng, lắc bán trục theo chiều dọc không có độ rơ là được. Nếu không đúng ta điều chỉnh bằng cách thêm hoặc bớt điệm đến khi nào đạt yêu cầu thì thôi.
Sau khi điều chỉnh siết đai ốc đúng lực.
Lắp các phần còn lại.
2. Bán trục - ổ trục (moay – ơ) giảm tải hoàn toàn:
a. Cấu tạo:
Loại bán trục này được dùng cho tất cả các xe ôtô tải hạng nặng. bán trục có đầu trong lắp vào bánh răng của bộ vi sai, đầu ngoài thông qua mặt bích bắt chặt vào moay bánh xe. moay ơ tựa lên đầu mút dầm cầu nhờ hai vòng bi côn. Có thể tháo bán trục thoát tải hoàn toàn mà không cần phải tháo bánh xe và moay ơ ra khỏi dầm cầu.
Hình 2.15 - Ổ trục bánh xe cầu bị động
Để bánh xe quay trơn mà không có độ dơ, moay ơ lắp trên hai vòng bi đũa hay vòng bi côn. bánh xe có hai loại: chủ động và bị động, do đó moay ơ của bánh xe cũng có kết cấu lắp ghép phù hợp.
Hình 2.16 - Ổ trục bánh xe dẫn hướng chủ động
Hình 2.16 là kết cấu moay ơ bánh xe trước chủ động dẫn hướng gồm có vỏ moay ơ lắp trên trục bằng hai vòng bi côn lắp ngược chiều.
Hình 2.17 - Ổ trục bánh xe dẫn hướng bị động
Kết cấu may ơ trước bị động được giới thiệu trên hình 2.17 moay ơ lắp với trục quay bằng hai vòng bi côn.vòng hãm và đai ốc điều chỉnh dùng điều chỉnh độ dơ dọc trục của moay ơ và được hãm chặt bằng đai ốc cùng phanh hãm.
Moay ơ bánh xe sau dùng hai vòng bi hình côn lắp với đầu ngoài của dầm cầu. kết cấu điều chỉnh độ dơ các vòng bi (dơ moay ơ) cũng tương tự như moay ơ bị động trên.
Trên moay ơ có bố trí tang trống hay đĩa phanh. tang trống hay đĩa phanh được lồng vào bulông tắc kê hoặc bắt chặt với moay ơ bằng vít.
b. Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa
Bán trục:
Bị cong do mômen xoắn lớn và tác động đột ngột.
Nứt, gẫy chỗ chuyển tiếp với mặt bích do chịu lực đột ngột.
Phần then hoa bị mòn do ma sát và va đập.
Ổ trục:
Vòng bi hỏng, tróc rỗ, vỡ do điều chỉnh không đúng, thiếu mỡ bôi trơn và làm việc lâu ngày.
Vòng chắn mỡ bị rách, biến cứng, phớt chắn dầu bị biến cứng, rách.
Chờn ren ở vị trí bắt bu-lông và tắc kê bánh xe.
Tác hại: làm cho bánh xe bị đảo, lốp mòn nhanh, làm vỡ, hỏng bi và không an toàn khi xe chuyển động. phớt chắn dầu hỏng làm làm bi mòn nhanh, mỡ vào tang trống phanh làm hiệu quả phanh kém, mất an toàn.
c. Tháo lắp điều chỉnh ổ trục giảm tải hoàn toàn:
Tháo:
-Tháo bánh xe (theo qui trình riêng).
- Tháo các bulong giữ bán trục với tang trống.
- Rút lấy bán trục ngoài ra.
- Dùng khẩu mở đai ốc khóa, lấy đệm khóa (mở điệm khóa trước khi tháo đai ốc khóa).
- Tháo đai ốc điều chỉnh, lấy tang trống ra ngoài.
- Tháo vòng ngoài,vòng trong ổ bi nều cần.
- Vệ sinh toàn bộ chi tiết.
Lắp ráp và điều chỉnh:
- Cho mỡ bò vào trong moayo và ổ bi (chọn loại mỡ chỉ).
Tra mỡ vào ổ bi Lắp ổ bi bên ngoài
- Lắp tang trống vào.
- Lắp đai ốc điều chỉnh vào và siết cứng rồi nới ra khoảng 1/8 ÷ 1/4 vóng, quay tang trống thấy vừa tay không bị sượng, lắc tang trống không có độ dơ, nếu dơ siết đai ốc vào, nếu chặt nới ra.
Điều chỉnh đo dơ ổ trục cầu trước bị động Lắp chốt khóa đai ốc đầu bán trục cầu trước bị động
- Lắp vòng đệm khóa.
- Siết chặt đai ốc khóa.
- Khóa đệm.
- Lắp các bộ phận còn lại.
d. Kiểm tra sữa chữa và bảo dưỡng:
Bán trục:
Kiểm tra rạn nứt, mòn rãnh then bằng dưỡng. Nếu rạn, nứt, rãnh then hoa mòn nhiều thì thay mới hoặc hàn đắp gia công lại.
Kiểm tra độ cong bán trục: Đặt bán trục lên khối chữ v, kiểm tra độ cong và độ đảo mặt bích trục láp (bán trục) bằng đồng hồ so. độ cong cho phép ≤ 0,1 mm. độ đảo mặt bích cho phép 0,15 0,20 mm. Nếu độ cong lớn hơn 0,1 mm thì phải nắn lại.
Ổ trục:
Quan sát, quay và lắc tay: dùng hai tay quay, lắc và đẩy moay ơ về phía trước và phía sau để phát hiện độ dơ. nếu quay thấy chặt quá hoặc lắc kiểm tra thấy dơ, lỏng thì phải điều chỉnh lại độ dơ vòng bi moay ơ.
Hình 2.18 - Kiểm tra độ dơ vòng bi moay-ơ
Kiểm tra ổ bi nếu bị mòn, bể, rỉ sét… thì thay mới.
Kiểm tra các ổ bi bị khô mỡ, cho mỡ vào các ổ bi.
Phớt mòn hỏng, thay mới./.
Câu hỏi tham khảo chương II;
Câu 1: Trình bày nhiệm vụ và phân loại bánh xe?
Câu 2: Cấu tạo lốp xe? Có mấy kiểu hoa lốp?
Câu 3: Giải thích các kí hiệu trên lốp?
Câu 4: Trình bày phương pháp kê kích xe?
Câu 5: Trình bày phương pháp tháo lốp xe trên thiết bi RASE.3030?
Câu 6: Qui trình thay lốp dự phòng có mấy bước? Trình tự thay lốp dự phòng?
Câu 7: Tại sao lốp bị mòn một bên lốp, mòn dọc giữa hoa lốp, mòn một điểm và mòn ngang, nguyên nhân và cách khắc phục?
Câu 8: Để biết lốp xe còn tốt hay không tốt ta kiểm tra như thế nào?
Câu 9 : Những dấu hiệu để thay lốp và các yếu tố ảnh hưởng tuổi thọ lốp xe?
Câu 10: Trình bày những hư hỏng, phương pháp kiểm tra và sữa chữa ổ trục bánh xe?
I. Nhiệm vụ:
Lốp xe là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc với mặt đường, qua đó nó truyền lực dẫn động từ động cơ và lực phanh từ bàn đạp phanh tới mặt đường, điều khiển và chi phối toàn bộ quá trình di chuyển, tăng tốc, giảm tốc, đỗ xe hay quay vòng, ngoài ra nó còn đỡ toàn bộ trọng lượng của xe và làm giảm chấn động do các mấp mô từ mặt đường gây ra.
II. Phân loại:
1. Phân loại
Hình 2.1 – Các loại lốp xe
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại lốp nhưng nhìn chung có thể chia thành các loại như lốp có săm hoặc không có săm (săm được thay bằng một lớp cao su đặc biệt lót trong để làm kín); lốp bố tròn hay lốp bố chéo (so với lốp bố chéo, lốp bố tròn ít biến dạng bề mặt ngoài hơn do vậy mà tính năng bám và quay vòng tốt hơn nhưng do độ cứng vững của nó cao nên khả năng giảm các chấn động từ mặt đường kém hơn lốp bố chéo).
Hình 2.2 – Lốp không săm và lốp có săm
A: Lốp có săm
Lốp có chứa săm được bơm căng bằng không khí.
B: Lốp không săm
Có một lớp cao su đặc biệt được gọi là lớp lót trong thay cho săm.
C: Lốp Profile thấp
Profile là hình dáng nhìn từ phía bên cạnh của lốp, lốp có profile thấp có mặt cắt ngang thấp với hệ số chiều sao tối đa là 60%*.
Mặt bên của lốp thấp, và sự biến dạng bề mặt của lốp khi quay vòng nhỏ, nên lực quay vòng được cải thiện đáng kể.
*: Hệ số chiều cao = H/W x 100%
D: Lốp có thể chạy khi bị xì hơi
Mặt bên của lốp loại này có cao su tăng cường, nên thậm chí nếu xe có lắp lốp loại này bị thủng khi lái xe và không còn áp suất không khí bên trong, nó vẫn có thể chạy được khoảng 100 km với tốc độ tối đa 60 km/h.
E: Lốp dự phòng loại gọn (Lốp loại T)
Một lốp dự phòng được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, như khi lốp bình thường không thể sử dụng do bị thủng..
Nó có áp suất cao và hẹp hơn
1: Săm
2: Van
3: Lớp lót trong
4: Vách tăng cường
2. Cấu tạo:
a. Cấu tạo chung:
Hình 2.3 – Cấu tạo lốp xe
Các loại lốp trên đều có cùng cấu tạo gồm : hoa lốp, lớp đai (lớp lót tăng cứng), lớp bố (bố tròn hoặc bố chéo), lớp lót trong và dây mép lốp.
Ngoài các lốp đang được sử dụng, trên ô tô thường mang lốp dự phòng. Loại lốp này thường có trọng lượng nhỏ hơn để có thể mang đi dễ dàng và thay thế khi lốp chính bị thủng hoặc dùng trong các trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra còn có loại lốp dẹt, bên trong ngoài lớp lót trong còn được giá cố thêm bằng một vách tăng cường để xe có thể chạy được một quãng đường kể cả khi bị thủng.
Hình 2.5 – Cấu tạo lốp xe
Lốp có nhiều kích cỡ, hình dạng khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại xe và đặc tính sử dụng của nó. Các kính cỡ, tính năng và hình dạng thường được ghi ngay trên mặt bên của lốp.
Hình 2.6 – Các thông số lốp xe
Chẳng hạn trên mặt bên của một chiếc lốp có ghi là 195/60 R 15 86H điều này có nghĩa là loại lốp theo tiêu chuẩn quốc tế; chiều rộng lốp là 195mm; tỷ lệ chiều cao/chiều rộng là 60%; loại lốp bố tròn (R); đường kính vành lốp là 15 inch; khả năng chịu tải (chỉ số chịu tải 86 tương đương với 530 kg); tốc độ lớn nhất cho phép H (tương đương khoảng 210 km/h).
Các loại lốp được gắn vào xe cùng với vành xe. Vành là một bộ phận hình trụ tròn để lốp được gắn trên nó. Vành xe được làm bằng thép dập, thường chắc và khoẻ hơn nhưng nặng nề và không có tính thẩm mỹ cao như loại vành làm bằng nhôm đúc. Cùng với lốp nó hỗ trợ 3 chức năng cơ bản sau của xe : lái xe, quay vòng và dừng xe. Cũng như lốp, vành xe cũng được tiêu chuẩn hoá để dễ dàng trong việc lắp ráp, sửa chữa và thay thế. Các thông số kích cỡ vành được ghi trên mép vành xe như: chiều rộng vành, hình dạng gờ của vành, độ lệch, đường kính vành, tâm vành bánh xe, đường kính vành bánh xe, và mặt lắp may-ơ.
Hình 2.7 – Cấu tạo và thông số vành lốp
Ví dụ trên vành xe bằng nhôm đúc có ghi kích thước như sau: 14 x 5 1/2 JJ 45 nghĩa là đường kính vành 14 inch; chiều rộng vành 5,5 inch (5 1/2); độ lệch bánh xe 45 mm, hình dạng mặt bích vành JJ (hoặc J tuỳ theo hình dạng mặt bích vành bánh xe, gờ vai của JJ cao hơn J một chút, nó giúp cho lốp ít có khả năng bị tuột ra).
b. Các kiểu hoa lốp.
Hoa lốp được chế tạo theo nhiều kiểu khác nhau để vừa giúp cho việc thoát nước dễ dành vừa ứng phó lại với các yếu tố phụ thuộc điều kiện khác nhau của mặt đường và của từng loại xe đang sử dụng.
Hình 2.8 – Các kiểu hoa lốp
Kiểu gân dọc: Thường gồm nhiều rãnh hình chữ “chi” chạy dọc theo chu vi của lốp, kiểu này thích hợp nhất với mặt đường trải nhựa, tốc độ cao và thường dùng nhiều ở các loai xe du lịch, xe buýt hoặc xe tải nhẹ. Loại này thường có đặc tính làm giảm tối đa sức cản lăn của lốp, sức cản trượt ngang của lốp và rất có lợi cho tính năng điều khiển xe. Ngoài ra loại này còn giảm được tiếng ồn nhưng khả năng kéo kém hơn so với lốp kiểu vấu.
Kiểu vấu: Các rãnh lốp thường chạy ra mép lốp theo hướng gần như vuông góc. Loại này tạo được lực kéo lớn, sức cản lăn hơi cao, sức cản trượt ngang thấp hơn, độ ồn lớn, các vấu lốp có thể mòn không đều, phù hợp với đường gồ ghề hoặc đường không trải nhựa, tốc độ chậm và thương dùng cho các loại máy xây dựng, xe tải hạng nặng.
Kiểu gân dọc và kiểu vấu kết hợp: kiểu này kết hợp được các tính năng của cả hai kiểu trên, giảm được độ trượt ngang, nâng cao tính năng dẫn động và phanh, chạy được cả trên đường trải nhựa hoặc đường gồ ghề.
Kiểu khối: Các hoa lốp được chia thành các khối độc lập, sử dụng ở hầu hết các lốp chạy trên đường có tuyết và các lốp sợi bố tròn. Thường dùng cho xe du lịch vì nó tạo ra tính năng dẫn động và phanh cao, giảm độ trượt dài và trượt quay trên đường có nhiều bùn và tuyết phủ nhưng loại lốp này thường mòn nhanh hơn kiểu gân dọc và vấu đặc biệt khi chạy trên bề mặt cứng.
Ngoài ra còn một kiểu hoa lốp nữa đó là kiểu lốp một chiều. Các lốp này có hoa lốp được định hướng về chiều quay. Các rãnh ngang được bố trí theo một chiều quay nhất định mục đích là để tăng tính năng thoát nước và như vậy khi đi trên đường ướt, nó tăng tính năng điều khiển xe. Tuy nhiêu nếu lắp sai chiều quay của lốp tính năng của nó sẽ bị kém đi.
III. Những thông số cơ bản:
1.Tiếng ồn hoa lốp.
Khi xe di chuyển trên đường thì không khí bị nén giữa các rãnh hoa lốp là nguyên nhân gây ra tiếng ồn. Đó là vì các rãnh hoa lốp tiếp xúc với mặt đường có không khí bị cuốn vào và bị nén giữa các rãnh và mặt đường. Khi các hoa lốp rời khỏi mặt đường, không khí bị nén bật ra khỏi các rãnh gây ra tiếng ồn.
Tiếng ồn hoa lốp tăng lên, nếu hoa lốp có dạng dễ cuốn nhiều không khí vào các rãnh hơn. Chẳng hạn như kiểu hoa lốp dạng khối hoặc vấu có thể phát sinh nhiều tiếng ồn hơn kiểu gân dọc. Tần suất của tiếng ồn sẽ tăng lên khi tốc độ của xe tăng lên.
2. Độ đồng đều của lốp.
Độ đồng đều của lốp là sự đồng đều về trọng lượng, kích thước và độ cứng vững. Tuy nhiên, vì sự đồng đều về trọng lượng thường được gọi là “sự cân bằng của bánh xe”, và sự đồng đều về kích thước (hoặc nói khác đi, sự thiếu đồng đều) thường được gọi là “độ đảo”, nên độ đồng đều thường chỉ để nói “độ đồng đều về sự cứng vững”. Trong quá trình chuyển động, lốp thường chịu các dao động và rất khó phân biệt. Các dao động này gây ra sự biến thiên theo chu kỳ cho các lực mà nó chịu tác động từ mặt đường như biến thiên theo hướng kính (RFV), biến thiên lực ngang (LFV) và biến thiên lực kéo (TFV).
Để loại bỏ các rung động này cần phải cân bằng các cụm bánh xe một cách chính xác. Việc cân bằng bánh xe liên quan đến cân bằng cả cụm bánh xe và vành xe có lắp lốp. Khi tiến hành cân bằng bánh xe, người ta thường tiến hành cả cân bằng tĩnh (cân bằng khi bánh xe đứng yên) và cân bằng động (cân bằng khi bánh xe quay).
3. Độ mòn của lốp.
Độ mòn của lốp là sự tổn thất hay hư hỏng bề mặt lốp như mòn các hoa lốp và các bề mặt cao su khác do lực ma sát phát sinh khi lốp quay trượt trên đường. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ mòn của lốp như áp suất bơm của lốp, tải trọng, tốc độ, phanh, điều kiện đường xá và các yếu tố khác.
Nếu ta bơm lốp quá non hoặc quá căng đều làm cho áp suất lốp không đúng tiêu chuẩn và như vậy lốp sẽ uốn cong quá mức khi nó tiếp xúc với mặt đường dẫn đến mòn nhanh. Áp suất lốp quá cao có nghĩa là lốp càng cứng tuy nhiên nó sẽ không hấp thu được các chấn động từ mặt đường dẫn đến tình trạng xe chạy không êm. Mỗi xe có một áp suất lốp tiêu chuẩn ứng với tải trọng và đặc tính của xe vì vậy khi bơm lốp cần chú ý điều này. Ngược lại áp suất lốp quá thấp sẽ làm lốp bị bẹp, làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hoa lốp với mặt đường do vậy tăng sức cản khiến cho tay lái nặng hơn. Mặt khác nếu áp suất giữa các lốp không đều nhau, sức cản giữa các lốp bên trái hay bên phải không đều dẫn đến hiện tượng xe bị lạng sang bên trái hoặc bên phải.
4. Ảnh hưởng của tải trọng lốp
Hình 2.9 – Đồ thị ảnh hưởng tải trọng lốp
Tải trọng cao sẽ làm tăng tốc độ mòn của lốp cũng giống như khi giảm áp suất bơm. Lốp cũng mòn nhanh hơn trong lúc xe quay vòng khi chở nặng vì lực ly tâm lớn hơn khi quay vòng tác động vào xe sẽ làm phát sinh lực ma sát lớn hơn giữa lốp và mặt đường.
5.Ảnh hưởng của tốc độ xe:
Hình 2.10 - Đồ thị ảnh hưởng tốc độ xe
Các lực dẫn động và phanh, lực ly tâm lúc quay vòng tác động vào lốp tăng theo tỷ lệ bình phương của tốc độ xe. Do đó, việc tăng tốc độ xe sẽ làm tăng các lực này lên gấp bội, và tăng lực ma sát giữa hoa lốp và mặt đường; và do đó làm tăng tốc độ mòn của lốp. Ngoài các yếu tố này, điều kiện của đường cũng có ảnh hưởng mạnh đến độ mòn của lốp: rõ ràng là đường thô nhám làm cho lốp mòn nhanh hơn đường nhẵn.
Độ mòn của lốp không ảnh hưởng nhiều đến tính năng phanh khi đi trên đường khô. Tuy nhiên khi đi trên đường ướt và trơn nhiều thì quãng đường phanh sẽ dài hơn đáng kể vì các hoa lốp bị mòn đến giới hạn và không thể xả nước giữa các hoa lốp và mặt đường dẫn đến hiện tượng lướt nổi (khi xe quay trượt trên đường phủ nước, nếu tốc độ của xe quá cao làm cho hoa lốp không có đủ thời gian để đẩy nước khỏi mặt đường kiến nước vẫn bám chắc lốp xe. Lý do của hiện tượng này là khi tốc độ của xe tăng lên, sức cản của nước cũng tăng tương ứng, buộc các lốp “nổi” trên mặt nước. Người ta gọi hiện tượng này là hiện tượng lướt nổi hoặc lướt ván).
Căn cứ để thay lốp khi đã quá mòn gọi là các chuẩn báo mòn lốp.Các chuẩn báo mòn của hoa lốp là các đầu nhô bố trí ở rãnh lốp cao hơn phần còn lại của bề mặt hoa lốp 1,6 mm đến 1,8 mm và được đúc vào hoa lốp ở một số điểm dọc theo chu vi của lốp. Khi hoa lốp mòn theo thời gian, độ sâu của các đầu này giảm đi cho đến khi chúng trở nên ngang bằng với bề mặt của hoa lốp. Các chuẩn báo độ mòn hoa lốp của lốp chỉ rõ giới hạn mòn cho phép của lốp và được xác định bằng thước đo độ sâu, cho thấy khi nào là lúc phải thay lốp.
Thông thường chu kỳ kiểm tra định kỳ lốp thường là sau 10.000 km hay 6 tháng tuỳ theo điều kiện nào đến trước. Thay thế lốp trong khoảng 30.000 đến 40.000Km.
6.Kích thước và tính năng kết cấu:
Kích thước, tính năng và kết cấu của lốp được ghi trên mặt bên của lốp.
Hình vẽ bên trái cho thấy tên kích thước của những vùng khác nhau trên lốp.
Hình 2.11 – Kích thước lốp xe
A Chiều cao lốp
W Chiều rộng lốp
D1 Đường kính vành
D2 Đường kính ngoài của lốp
Hệ số chiều cao
Tỷ số giữa chiều cao của mặt cắt ngang của lốp và chiều rộng được chuyển thành phần trăm (%).
Hệ số chiều cao = H / W x 100(%)
W: Chiều rộng lốp
H : Chiều cao lốp
Lốp có hệ số chiều cao lớn
Tính năng quay vòng kém hơn một chút.
Nó đem lại tính êm dịu chuyển động tốt hơn và phù hợp với các loại xe gia đình.
Lốp có hệ số chiều cao nhỏ
Tính năng êm dịu chuyển động kém hơn một chút. Nó phù hợp với các loại xe thể thao do tính năng quay vòng tốt hơn
7. Đọc thông số ghi trên lốp
Hình 2.12 –Thông số của lốp
a. Lốp bố tròn:
b. Lốp bố chéo
c. Lốp loại gọn (lốp loại T)
IV. Phương pháp kê, kích xe:
1. Phân loại kích:
a. Phân loại theo truyền lực:
- Kích cơ khí.
- Kích thủy lực.
- Kích khí nén.
b. Phân loại theo công dụng :
- Kích sống: Dùng nâng hạ vật nặng.
- Kích chết : Dùng để kê kích trong thời gian lâu dài.
2. Phương pháp kê kích:
a. Chuẩn bị:
- Chọn vị trí vững chắc và cân đối của dầm cầu hoặc khung xe.
- Kéo thắng tay nếu có.
- Dùng gỗ chèn phía sau và phía trước bánh xe (bánh xe không kích).
- Lựa chọn kích sống và kích chết cho phù hợp với trọng lương của xe.
b. Phương pháp tiến hành:
- Chọn vị trí vững chắc và cân đối của dầm cầu hoặc khung xe.
- Đặt kích sống vào vị trí (nếu nền xưởng bằng nền đất thì phải dùng tấm gỗ chèn phần dưới kích, để kích không lún).
- Điều chỉnh chiều cao ban đầu của kích cho phù hợp (đầu kích gần đụng vào dầm cầu hoặc khung xe).
- Khóa van dầu của kích.
- Lắc cần bơm (đối với kích thủy lực), quay (đối với kích cơ khí) từ từ để nâng xe lên đến độ cao cần thiết .
- Đưa kích chết vào, khóa cận thận kích chết .
- Mở van xả hạ từ từ xe xuống.
V. Tháo lắp bánh xe:
1. Trình tự tháo bánh xe ra khỏi xe:
- Nới lỏng đai ốc giữ bánh xe.
- Kích bánh xe khỏi mặt đất (kê chèn các bánh xe còn lại).
- Chọn vị trí vững chắc đưa kích chết vào, xả lấy kích sống ra.
- Tháo các đai ốc, lấy bánh xe ra khỏi xe (nhớ vậy trí lắp các bánh xe).
2. Trình tự tháo lốp xe (bằng thiết bị RASE.3030):
Hình 2.13 – Thiết bị RASE.3030
a. Tháo lốp:
- Gá bánh xe lên thiết bị, mở van xã hơi trong bánh xe
- Tháo các thanh chì cân bằng động.
- Ép lốp mép trên lốp xuống khỏi vành bánh xe (Bôi dầu trơn xung quanh vành bánh xe)
- Ép lốp mép dưới lốp xuống khỏi vành bánh xe
- Móc lốp ra khỏi vành bánh xe
b. Vào lốp:
- Bôi trơn bề mặt tiếp xúc giữa vành xe và lốp xe trước khi vào lốp để thao tác dễ dàng hơn.
- Lắp lốp lên vành bánh xe, ép lốp vào vành bánh xe
- Bơm hơi cho lốp xe:
Khi vào vỏ xe cần chú ý:
Vào vỏ sao cho dấu chấm vàng nằm gần van bơm hơi.
Sau khi vào vỏ xe phải thực hiện cân bằng động lại.
Trong quá trình thay vỏ xe, thường kết hợp việc đảo vỏ.
Dấu chấm vàng nằm gần van bơm hơi
3. Trình tự lắp bánh xe:
Được thực hiện ngược lai trinh tự tháo nhưng cần chú ý:
- Ngoài ra, nên đảo vỏ theo 1 trong các sơ đồ dưới sau mỗi 10.000 km để đảm bảo độ mòn đều của các vỏ.
- Hai lốp trước phải được ưu tiên mới hơn.
-Lắp đai ốc giữ bánh xe phải đủ lực.
- Hạ xe xuống siết các đai ốc giữ bánh xe phải đủ lực, và đúng nguyên tắc.
VI. Qui trình thay lốp dự phòng:
Bước 1:
Dừng xe ngay khi phát hiện lốp bị xịt, nên chọn chỗ bằng phẳng (nếu có thể) để đậu xe.
Tắt máy, kéo phanh tay, gài số (hoặc vào chế độ P nếu xe dùng số tự động), rút chìa khoá.
Lấy hộp đồ nghề (kích, cờ lê) và lốp dự phòng ra khỏi xe và kiểm tra tình trạng các thiết bị này.
Bước 2:
Dùng vật chèn hoặc hòn đá to để chèn phía sau bánh xe (nếu xe đang ở dốc lên) và phía trước bánh xe (nếu đang ở dốc xuống) để ngăn không cho xe bị trôi.
Bật đèn báo nguy hiểm (nút màu đỏ có in hình tam giác lớn trên táp lô) để cảnh báo sự cố hoặc mở nắp capô giúp cho các lái xe khác dễ dàng nhận biết xe bạn đang được sửa chữa.
Bước 3:
Tháo nắp đậy trục bánh xe (nếu có).
Bước 4:
Nới lỏng các đai ốc trước khi kích nâng bánh xe. Để nới lỏng đai ốc, bạn hãy vặn ngược kim đồng hồ và nới lỏng từng đai ốc theo hình ngôi sao, nghĩa là nới lỏng một cái đai ốc bất kỳ sau đó đến cái đối diện và lần lượt nới toàn bộ đai ốc cho đến khi chúng gần tuột ra.
Bước 5:
Kích xe một cách cẩn thận. Chú ý đặt kích cho đúng điểm được thiết kế bằng cách xem chỉ dẫn trên kích.
Kích nâng bánh xe tách khỏi mặt đất cao hơn mức cần thiết một chút để không chỉ dễ dàng tháo bánh xe bị hỏng ra ngoài mà còn có đủ khoảng trống để lắp bánh dự phòng đầy hơi vào.
Bước 6
Tháo hết các đai ốc đã được nới lỏng và đặt chúng ở bên cạnh, nơi bạn có thể tìm thấy dễ dàng và đảm bảo là chúng không bị lăn lung tung.
Bước 7:
Tháo lốp bị xịt ra ngoài và đặt ở bên cạnh.
Bước 8
Đặt lốp dự phòng vào đúng vị trí. Nếu bạn băn khoăn không biết làm thế nào để lắp lốp mới vào thì hãy tìm vị trí của van, bạn sẽ luôn đặt đúng chỗ.
Bước 9
Sau khi đã thay lốp dự phòng vào đúng vị trí, vặn chặt tất cả các đai ốc khít vào ren đúng trình tự khi như bạn tháo chúng ra: cho từng đai ốc vào một và xoáy tạm vài vòng để cố định (chưa cần vặt chặt), hãy lắp đai ốc lần lượt theo hình ngôi sao, nghĩa là lắp một cái bất kỳ rồi đến cái đối diện và tuần tự lắp cho đủ hết các đai ốc.
Bước 10
Từ từ hạ hết kích và tháo kích ra.
Xiết chặt tất cả đai ốc khít nhất có thể.
Bước 11:
Lắp nắp đậy trục bánh xe. Lắp lốp xe bị hỏng vào vị trí của bánh xe dự phòng vừa lấy ra, rút viên gạch chèn lốp ra
Bước 12:
Nổ máy cho xe chạy thử và để ý xem xe có phát ra tiếng ồn hay rung lắc lạ hay không. Nếu cảm thấy không an tâm thì sau đó bạn nên mang đến trạm sửa chữa để kiểm tra lại.
Một số lưu ý:
Để thay lốp dễ dàng thì điều quan trọng nhất là bộ đồ nghề phải tốt nên cần thường xuyên kiểm tra bộ đồ nghề và lốp dự phòng (ít nhất 1 tháng/1 lần) và nhất là trước khi đi xa.
Nếu đai ốc được vít quá chắc, hãy nhỏ một ít dầu quay đai ốc và đợi một lúc rồi thử vặn. Hãy lặp đi lặp lại nếu cần.
Nếu có điều kiện bạn nên lắp thêm thiết bị hiển thị áp suất lốp thì có thể biết sớm lốp nào đang mất hơi mà không phải dừng lại xem xét.
Khi thay lốp ở trên đường lớn, nên để ý xung quanh, đề phòng khi có tiếng xe đi tới. Nếu bạn đặt biển báo nguy hiểm thì nên để cách vị trí đỗ xe khoảng 10-15m hoặc tìm đồ vật nào thay thế để cảnh báo sự cố cho phương tiện khác biết.
Ở một số xe hiện đại, bánh xe dự phòng được chế tạo theo quy cách khác so với lốp chính. Do vậy, bạn nên mang lốp xe bị hết hơi tới trạm bảo hành và sửa lại để lắp về chỗ cũ. Vì lốp hỏng có cùng độ mòn với 3 lốp còn lại trên xe, nên sử dụng tiếp để giúp cho việc thay từng cặp bánh sau này được đồng bộ.
VII. Phương pháp kiểm tra, sữa chữa bánh xe và điều chỉnh ổ trục bánh xe:
1. Kiểm tra lốp:
Hai yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm là thành và ta-lông lốp (phần bề mặt tiếp xúc với mặt đường). Ta-lông được gia cố bằng các dây thép nhằm tăng khả năng chống lại các vật nhọn đâm vào, trong khi thành lốp lại không có tác dụng đó.
Do sự khác biệt này nên đối với tất cả các loại lốp, bạn nên bắt đầu từ thành lốp và kiểm tra thật cẩn thận. Quan sát tất cả các vết xước, các đốm nổi hay vết rạn. Nếu tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào, bạn nên tháo lốp và mang tới đại lý hay gara uy tín để kiểm tra kỹ hơn. Do đặc tính mỏng, hay hỏng khi bị tác động của thành lốp nên bạn cần có lốp dự phòng trước khi đi xa.
Các đường gân để xác định độ mòn của lốp.
Tiếp theo, ta-lông là nơi đặc biệt quan trọng. Với chi tiết này, bạn cần xem độ sâu của chúng để biết bạn có thể đi bao nhiêu km nữa trước khi thay lốp mới. Thông thường, mỗi chiếc lốp thường có dấu hiệu xác định độ mòn ta-lông và độ sâu của rãnh. Nếu các đường gân tạo nên một mặt phẳng, tốt nhất hãy thay một chiếc mới. Một phương pháp khác là đút đồng xu 1.000 vào rãnh lốp. Nếu bạn nhìn thấy toàn bộ quốc huy khi đặt mắt ngang mặt lốp, lúc đó nên thay mới.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên để ý tới các vết mòn bất thường. Nếu độ sâu của rãnh lốp không bằng nhau chứng tỏ hiện tượng mòn bắt đầu xuất hiện. Có những nguyên nhân chính khiến lốp mòn như bơm lốp không đúng cách, lắp không thẳng và không đảo lốp định kỳ.
2. Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục:
VIII. Tháo lắp và điều chỉnh ổ trục:
1. Bán trục - ổ trục giảm tải ½:
a. Nhiệm vụ và cấu tạo:
Nhiệm vụ:
Truyền mômen xoắn từ hộp vi sai tới bánh xe chủ động.
Cấu tạo ( hình 2.14.a , b)
Hình 2.14 – Cấu tạo ổ trục
Bán trục là một trục bằng thép, đầu trong có rãnh then hoa để lắp với bánh răng bán trục, đầu ngoài có mặt bích để truyền động cho bánh xe chủ động.
Loại bán trục này được dùng phổ biến cho xe du lịch và xe vận tải nhỏ. Vỏ bộ vi sai lắp với vỏ cầu qua vòng bi côn. đầu trong của bán trục lắp vào bánh răng bán trục của bộ vi sai nhưng không phải đỡ trọng lượng bộ vi sai. Đầu ngoài bán trục tựa lên vòng bi đặt trong vỏ cầu và liên kết với bánh xe.
b. Hư hỏng:
Bị cong do mômen xoắn lớn và tác động đột ngột.
Nứt, gẫy chỗ chuyển tiếp với mặt bích do chịu lực đột ngột.
Mặt bích bị đảo do xiết bulông không đều.
Ổ bi bị mòn, bán trục bị dơ.
c. Tháo lắp và điều chỉnh ổ truc giảm tải ½:
C.1.Tháo:
Tháo bánh xe theo quy trinh riêng.
Tháo đai ốc giữ tang trống.
Lấy tang trống ra.
Tháo đường ống dẫn dầu phanh đến xylanh con (chú ý dùng gỗ kê chèn bàn đạp phanh, dùng giẻ bịt kín các đường ống).
Tháo mâm phanh ra khỏi cầu (chú ý đệm điều chỉnh).
Dùng vam giật, giật lấy bán trục ra khỏi cầu.
Vệ sinh các chi tiết.
C.2 Lắp ráp và điều chỉnh:
Quá trình lắp được thực hiện ngược lại khi tháo nhưng cần chú ý
Sau khi lắp bán trục, lắp đệm điều chỉnh vào và siết chặt mâm đúng lực, dùng tay quay bán trục thấy vừa, không bị sượng, lắc bán trục theo chiều dọc không có độ rơ là được. Nếu không đúng ta điều chỉnh bằng cách thêm hoặc bớt điệm đến khi nào đạt yêu cầu thì thôi.
Sau khi điều chỉnh siết đai ốc đúng lực.
Lắp các phần còn lại.
2. Bán trục - ổ trục (moay – ơ) giảm tải hoàn toàn:
a. Cấu tạo:
Loại bán trục này được dùng cho tất cả các xe ôtô tải hạng nặng. bán trục có đầu trong lắp vào bánh răng của bộ vi sai, đầu ngoài thông qua mặt bích bắt chặt vào moay bánh xe. moay ơ tựa lên đầu mút dầm cầu nhờ hai vòng bi côn. Có thể tháo bán trục thoát tải hoàn toàn mà không cần phải tháo bánh xe và moay ơ ra khỏi dầm cầu.
Hình 2.15 - Ổ trục bánh xe cầu bị động
Để bánh xe quay trơn mà không có độ dơ, moay ơ lắp trên hai vòng bi đũa hay vòng bi côn. bánh xe có hai loại: chủ động và bị động, do đó moay ơ của bánh xe cũng có kết cấu lắp ghép phù hợp.
Hình 2.16 - Ổ trục bánh xe dẫn hướng chủ động
Hình 2.16 là kết cấu moay ơ bánh xe trước chủ động dẫn hướng gồm có vỏ moay ơ lắp trên trục bằng hai vòng bi côn lắp ngược chiều.
Hình 2.17 - Ổ trục bánh xe dẫn hướng bị động
Kết cấu may ơ trước bị động được giới thiệu trên hình 2.17 moay ơ lắp với trục quay bằng hai vòng bi côn.vòng hãm và đai ốc điều chỉnh dùng điều chỉnh độ dơ dọc trục của moay ơ và được hãm chặt bằng đai ốc cùng phanh hãm.
Moay ơ bánh xe sau dùng hai vòng bi hình côn lắp với đầu ngoài của dầm cầu. kết cấu điều chỉnh độ dơ các vòng bi (dơ moay ơ) cũng tương tự như moay ơ bị động trên.
Trên moay ơ có bố trí tang trống hay đĩa phanh. tang trống hay đĩa phanh được lồng vào bulông tắc kê hoặc bắt chặt với moay ơ bằng vít.
b. Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa
Bán trục:
Bị cong do mômen xoắn lớn và tác động đột ngột.
Nứt, gẫy chỗ chuyển tiếp với mặt bích do chịu lực đột ngột.
Phần then hoa bị mòn do ma sát và va đập.
Ổ trục:
Vòng bi hỏng, tróc rỗ, vỡ do điều chỉnh không đúng, thiếu mỡ bôi trơn và làm việc lâu ngày.
Vòng chắn mỡ bị rách, biến cứng, phớt chắn dầu bị biến cứng, rách.
Chờn ren ở vị trí bắt bu-lông và tắc kê bánh xe.
Tác hại: làm cho bánh xe bị đảo, lốp mòn nhanh, làm vỡ, hỏng bi và không an toàn khi xe chuyển động. phớt chắn dầu hỏng làm làm bi mòn nhanh, mỡ vào tang trống phanh làm hiệu quả phanh kém, mất an toàn.
c. Tháo lắp điều chỉnh ổ trục giảm tải hoàn toàn:
Tháo:
-Tháo bánh xe (theo qui trình riêng).
- Tháo các bulong giữ bán trục với tang trống.
- Rút lấy bán trục ngoài ra.
- Dùng khẩu mở đai ốc khóa, lấy đệm khóa (mở điệm khóa trước khi tháo đai ốc khóa).
- Tháo đai ốc điều chỉnh, lấy tang trống ra ngoài.
- Tháo vòng ngoài,vòng trong ổ bi nều cần.
- Vệ sinh toàn bộ chi tiết.
Lắp ráp và điều chỉnh:
- Cho mỡ bò vào trong moayo và ổ bi (chọn loại mỡ chỉ).
Tra mỡ vào ổ bi Lắp ổ bi bên ngoài
- Lắp tang trống vào.
- Lắp đai ốc điều chỉnh vào và siết cứng rồi nới ra khoảng 1/8 ÷ 1/4 vóng, quay tang trống thấy vừa tay không bị sượng, lắc tang trống không có độ dơ, nếu dơ siết đai ốc vào, nếu chặt nới ra.
Điều chỉnh đo dơ ổ trục cầu trước bị động Lắp chốt khóa đai ốc đầu bán trục cầu trước bị động
- Lắp vòng đệm khóa.
- Siết chặt đai ốc khóa.
- Khóa đệm.
- Lắp các bộ phận còn lại.
d. Kiểm tra sữa chữa và bảo dưỡng:
Bán trục:
Kiểm tra rạn nứt, mòn rãnh then bằng dưỡng. Nếu rạn, nứt, rãnh then hoa mòn nhiều thì thay mới hoặc hàn đắp gia công lại.
Kiểm tra độ cong bán trục: Đặt bán trục lên khối chữ v, kiểm tra độ cong và độ đảo mặt bích trục láp (bán trục) bằng đồng hồ so. độ cong cho phép ≤ 0,1 mm. độ đảo mặt bích cho phép 0,15 0,20 mm. Nếu độ cong lớn hơn 0,1 mm thì phải nắn lại.
Ổ trục:
Quan sát, quay và lắc tay: dùng hai tay quay, lắc và đẩy moay ơ về phía trước và phía sau để phát hiện độ dơ. nếu quay thấy chặt quá hoặc lắc kiểm tra thấy dơ, lỏng thì phải điều chỉnh lại độ dơ vòng bi moay ơ.
Hình 2.18 - Kiểm tra độ dơ vòng bi moay-ơ
Kiểm tra ổ bi nếu bị mòn, bể, rỉ sét… thì thay mới.
Kiểm tra các ổ bi bị khô mỡ, cho mỡ vào các ổ bi.
Phớt mòn hỏng, thay mới./.
Câu hỏi tham khảo chương II;
Câu 1: Trình bày nhiệm vụ và phân loại bánh xe?
Câu 2: Cấu tạo lốp xe? Có mấy kiểu hoa lốp?
Câu 3: Giải thích các kí hiệu trên lốp?
Câu 4: Trình bày phương pháp kê kích xe?
Câu 5: Trình bày phương pháp tháo lốp xe trên thiết bi RASE.3030?
Câu 6: Qui trình thay lốp dự phòng có mấy bước? Trình tự thay lốp dự phòng?
Câu 7: Tại sao lốp bị mòn một bên lốp, mòn dọc giữa hoa lốp, mòn một điểm và mòn ngang, nguyên nhân và cách khắc phục?
Câu 8: Để biết lốp xe còn tốt hay không tốt ta kiểm tra như thế nào?
Câu 9 : Những dấu hiệu để thay lốp và các yếu tố ảnh hưởng tuổi thọ lốp xe?
Câu 10: Trình bày những hư hỏng, phương pháp kiểm tra và sữa chữa ổ trục bánh xe?
...Xem thêm