Túi khí có cứu mạng bao nhiêu người ?
Từ năm 1987 đến 2017, túi khí phía trước đã cứu sống 50.457 người (thống kê của NHTSA). Một con số khá ấn tượng cho thấy hiệu quả tuyệt vời của túi khí !
Nên nhớ rằng túi khí được xem là giải pháp bảo vệ bổ sung bên cạnh đai an toàn (seatbelt) chứ hoàn toàn không thay thế được đai an toàn. Sự kết hợp cả hai seatbel và túi khí sẽ giảm thiểu 90% khả năng tử vong cho người ngồi bên trong xe khi xảy ra tai nạn.
Túi khí trên xe ô tô được thiết kế dành cho trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành. Túi khí chỉ sử dụng được 1 lần duy nhất, sau khi nổ bắt buộc phải thay mới.
Ưu – nhược điểm của túi khí
Túi khí trước giúp giảm 26% tử vong trong các vụ va chạm trực diện đối với tài xế (đeo dây an toàn) và 32% đối với tài xế (không đeo dây an toàn). Túi khí hành khách giúp giảm 23% tử vong trong các vụ va chạm trực diện đối với hành khách đeo dây an toàn và 14% đối với hành khách không đeo dây an toàn. (NHTSA). Bên cạnh ưu điểm trên, túi khí cho thấy vẫn còn nhiều khuyết điểm như sau:
Gây mất thính lực vĩnh việc hoặc tạm thời, ảnh hưởng này được báo cáo trong một vài trường hợp xe bị tai nạn tuy nhiên chỉ xảy ra với các hạng xe nhỏ và có nhiều túi khí bên.
Có thể ảnh hưởng đến thai nhi, trường hợp phụ nữ mang thai ngồi ghế phía trước khi túi khí phát nổ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi. Tuy không nhiều lắm nhưng NHTSA đã nhận được một vài báo cáo về tình trạng tử vong của thai nhi khi bị túi khí phát nổ. Do đó, phụ nữ mang thai tốt nhất không nên lái xe, nếu phải ngồi ở ghế hành khách phía trước, nên kéo ghế lùi về sau tối đa.
Những người ngồi quá gần túi khí, khi túi khí phát nổ có thể bị thương nghiêm trọng. Theo thống kê, đã có 140 người lớn chết do túi khí phát nổ khi xe bị va chạm ở tốc độ thấp, 68 trẻ em từ 1-11 tuổi, 18 trẻ sơ sinh.
Hầu hết các trường hợp tử vong do nổ túi khí thì nguyên nhân chính được xác định do khoảng cách từ nạn nhân đến túi khí quá ngắn, cụ thể thân tài xế cách túi khí dưới 10 inch (khoảng 25cm), trẻ sơ sinh tử vong do ngồi ghế sau, không được đặt trên ghế chuyên dụng và ghế không được ràng buộc chắc chắn.
Một số nghiên cứu cho thấy đối với những người thấp, bé, nhẹ cân ( nghiên cứu ở người có thể trạng dưới 55kg và cao dưới 1m60) thường bị ảnh hưởng nặng nề khi túi khí phát nổ hơn những người cao to. Lý do được đưa ra là: người thấp bé phải điều chỉnh ghế lái gần hơn do đó khi túi phát nổ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi vùng triển khai túi khí. Người nhẹ cân sẽ bị bắn ra sau, va chạm mạnh vào ghế ngồi dưới tác động của vụ nổ túi khí gây bị thương nghiêm trọng. Do đó để đảm bảo an toàn nhất có thể, người thấp, bé, nhẹ cân nên thắt đai an toàn và điều chỉnh ghế lái sao cho phù hợp nhất.
Hết phần 1
Phần 2: xin hẹn lại lần sau
Từ năm 1987 đến 2017, túi khí phía trước đã cứu sống 50.457 người (thống kê của NHTSA). Một con số khá ấn tượng cho thấy hiệu quả tuyệt vời của túi khí !
Nên nhớ rằng túi khí được xem là giải pháp bảo vệ bổ sung bên cạnh đai an toàn (seatbelt) chứ hoàn toàn không thay thế được đai an toàn. Sự kết hợp cả hai seatbel và túi khí sẽ giảm thiểu 90% khả năng tử vong cho người ngồi bên trong xe khi xảy ra tai nạn.
Túi khí trên xe ô tô được thiết kế dành cho trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành. Túi khí chỉ sử dụng được 1 lần duy nhất, sau khi nổ bắt buộc phải thay mới.
Ưu – nhược điểm của túi khí
Túi khí trước giúp giảm 26% tử vong trong các vụ va chạm trực diện đối với tài xế (đeo dây an toàn) và 32% đối với tài xế (không đeo dây an toàn). Túi khí hành khách giúp giảm 23% tử vong trong các vụ va chạm trực diện đối với hành khách đeo dây an toàn và 14% đối với hành khách không đeo dây an toàn. (NHTSA). Bên cạnh ưu điểm trên, túi khí cho thấy vẫn còn nhiều khuyết điểm như sau:
Gây mất thính lực vĩnh việc hoặc tạm thời, ảnh hưởng này được báo cáo trong một vài trường hợp xe bị tai nạn tuy nhiên chỉ xảy ra với các hạng xe nhỏ và có nhiều túi khí bên.
Có thể ảnh hưởng đến thai nhi, trường hợp phụ nữ mang thai ngồi ghế phía trước khi túi khí phát nổ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi. Tuy không nhiều lắm nhưng NHTSA đã nhận được một vài báo cáo về tình trạng tử vong của thai nhi khi bị túi khí phát nổ. Do đó, phụ nữ mang thai tốt nhất không nên lái xe, nếu phải ngồi ở ghế hành khách phía trước, nên kéo ghế lùi về sau tối đa.
Những người ngồi quá gần túi khí, khi túi khí phát nổ có thể bị thương nghiêm trọng. Theo thống kê, đã có 140 người lớn chết do túi khí phát nổ khi xe bị va chạm ở tốc độ thấp, 68 trẻ em từ 1-11 tuổi, 18 trẻ sơ sinh.
Hầu hết các trường hợp tử vong do nổ túi khí thì nguyên nhân chính được xác định do khoảng cách từ nạn nhân đến túi khí quá ngắn, cụ thể thân tài xế cách túi khí dưới 10 inch (khoảng 25cm), trẻ sơ sinh tử vong do ngồi ghế sau, không được đặt trên ghế chuyên dụng và ghế không được ràng buộc chắc chắn.
Hết phần 1
Phần 2: xin hẹn lại lần sau
...Xem thêm