Tại sao phải canh chỉnh góc đặt bánh xe?
Xe của bạn chạy hàng ngày do mòn cơ học tự nhiên của các cơ cấu hệ thống lái (rô tuyn lái, rô tuyn đứng, càng A, giảm xóc, lò xo...) dẫn đến các góc định vị của bánh xe bị sai so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Điều này làm cho các bánh xe sẽ không chuyển động theo cùng một hướng dẫn đến lốp xe bị mòn không đều (vì bị kéo lê trong khi quay), vô lăng bị vẹo khi xe chạy thẳng, người lái luôn phải ép một lực vào vô lăng để giữ cho xe chạy thẳng, dẫn đến tổn hao xăng và mất an toàn. (Khi xe đang vào cua mà bị xóc - hai bánh lái sẽ bị dúi thêm về cùng một hướng làm dẫn đến hiện tượng cướp tay lái hay còn gọi là " mất lái")
Trong quy trình bảo dưỡng của nhà sản xuất ô tô cứ sau 10.000 km phải cân chỉnh lại góc đặt bánh xe, cân bằng động và đảo lốp. Việc cân chỉnh lại độ chụm bánh xe mang tính chất " phòng ngừa" hư hỏng hơn là "khắc phục hư hỏng". Nó cũng tương tự như việc thay dầu máy theo định kỳ vậy.
Mục đích: Tiết kiệm nhiên liệu.
Tăng đặc tính lái của xe.
Đảm bảo an toàn cho các hoạt động và duy trì các chế độ an toàn.
Tại sao phải cần có Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe ?
- Khi xe đưa vào sử dụng hàng ngày thì các bộ phận cơ học tự nhiên của các cơ cấu hệ thống lái ( rô tuyn lái, rô tuyn đứng, càng A, giảm xóc, lò xo...) dẫn đến các góc định vị của bánh xe bị sai so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Điều này làm cho các bánh xe sẽ không chuyển động theo cùng một hướng dẫn đến lốp xe bị mòn không đều ( vì bị kéo lê trong khi quay), vô lăng bị vẹo khi xe chạy thẳng, người lái luôn phải ép một lực vào vô lăng để giữ cho xe chạy thẳng, dẫn đến tổn hao xăng và mất an toàn.
- Khi xe đang vào cua mà bị xóc - hai bánh lái sẽ bị dúi thêm về cùng một hướng làm dẫn đến hiện tượng cướp tay lái hay còn gọi là mất lái, Mặt khác do đường xấu và không phẳng nên bánh xe có xu hướng bị mòn không đều dẫn đến bánh xe có hình côn ( mắt thường không nhìn thấy được). Chỉ cần chênh nhau 1mm về chu vi giữa bên phải và bên trái, thì khi xe lăn bánh chục mét hoặc 100m thì độ vít là đáng kể.
- Một điều quan trọng nữa là khi cân chỉnh góc đặt bánh xe, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra các chi tiết gầm, rotuyn...phát hiện sớm những hư hỏng mà bình thường có thể không biết được do vậy các bạn phải kiểm tra góc đặt bánh xe theo định kỳ.
Góc đặt bánh xe là gì?
Công việc điều chỉnh lại các góc đặt bánh xe thường không được chú ý đến trong khi bảo dưỡng. Nhưng nếu bạn quan tâm đến công việc này nhiều hơn (1 lần/năm) sẽ làm tăng tuổi thọ của lốp và sự an toàn cho chiếc xe của bạn.
Sau thời gian sử dụng, các liên kết của hệ thống treo, lái bị mài mòn, bị rơ khiến cho các góc đặt bánh xe không còn đúng nữa. Do đó, chỉ nên điều chỉnh lại các góc đặt bánh xe khi chắc chắn rằng bạn đã khắc mục được hiện tượng rơ nói trên.
Các thông số cơ bản cho việc chỉnh góc đặt bánh xe là góc camber, góc caster và góc toe.
Camber là góc nghiêng được tạo bởi mặt phẳng bánh xe và trục thẳng đứng. Theo lý thuyết, bánh xe phải được đặt thẳng đứng để bề mặt lốp luôn tiếp xúc với mặt đường. Thực tế khi hệ thống treo làm việc, đặc biệt khi xe đi vào đoạn đường cua, lực ly tâm làm thân xe bị nghiêng, khiến cho bánh xe không còn theo phương thẳng đứng nữa.
Bởi vậy bánh xe cần phải điều chỉnh nghiêng đi một chút so với mặt thẳng đứng. Góc Camber thường được đặt cho các bánh xe phía trước, đôi khi cũng được đặt cho các bánh phía sau. Nếu góc Camber của bánh xe phía sau vượt quá giới hạn cho phép có thể khiến cho các chi tiết bị uốn cong nhanh chóng.
Caster là một góc khác giữa trục quay của hệ thống treo và phương thẳng đứng. Góc Caster được đặt cho các bánh xe dẫn hướng để ổn định trạng thái chuyển động thẳng của xe và trả lái sau khi chuyển hướng.
Toe là góc quan trọng nhằm làm giảm mài mòn cho lốp và duy trì trạng thái chuyển động của xe. Tùy thuộc vào đặc điểm riêng của hệ thống treo, mà ta điều chỉnh hệ thống lái để đặt được góc Toe là chụm vào hay mở ra. Góc chụm vào quá lớn dẫn đến mài mòn lốp, góc chum ra lớn sẽ vấn đề cho ổn định của xe.
Xem thêm: Cân chỉnh độ chụm bánh xe bằng cách thủ công
Góc kingpin (góc nghiêng của trục lái)
Là góc lệch được tạo thành giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng. Trục xoay đứng là trục mà trên đó bánh xe có thể xoay về phía trái hoặc phía phải.
Xe của bạn chạy hàng ngày do mòn cơ học tự nhiên của các cơ cấu hệ thống lái (rô tuyn lái, rô tuyn đứng, càng A, giảm xóc, lò xo...) dẫn đến các góc định vị của bánh xe bị sai so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Điều này làm cho các bánh xe sẽ không chuyển động theo cùng một hướng dẫn đến lốp xe bị mòn không đều (vì bị kéo lê trong khi quay), vô lăng bị vẹo khi xe chạy thẳng, người lái luôn phải ép một lực vào vô lăng để giữ cho xe chạy thẳng, dẫn đến tổn hao xăng và mất an toàn. (Khi xe đang vào cua mà bị xóc - hai bánh lái sẽ bị dúi thêm về cùng một hướng làm dẫn đến hiện tượng cướp tay lái hay còn gọi là " mất lái")
Trong quy trình bảo dưỡng của nhà sản xuất ô tô cứ sau 10.000 km phải cân chỉnh lại góc đặt bánh xe, cân bằng động và đảo lốp. Việc cân chỉnh lại độ chụm bánh xe mang tính chất " phòng ngừa" hư hỏng hơn là "khắc phục hư hỏng". Nó cũng tương tự như việc thay dầu máy theo định kỳ vậy.
Mục đích: Tiết kiệm nhiên liệu.
Tăng đặc tính lái của xe.
Đảm bảo an toàn cho các hoạt động và duy trì các chế độ an toàn.
Tại sao phải cần có Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe ?
- Khi xe đưa vào sử dụng hàng ngày thì các bộ phận cơ học tự nhiên của các cơ cấu hệ thống lái ( rô tuyn lái, rô tuyn đứng, càng A, giảm xóc, lò xo...) dẫn đến các góc định vị của bánh xe bị sai so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Điều này làm cho các bánh xe sẽ không chuyển động theo cùng một hướng dẫn đến lốp xe bị mòn không đều ( vì bị kéo lê trong khi quay), vô lăng bị vẹo khi xe chạy thẳng, người lái luôn phải ép một lực vào vô lăng để giữ cho xe chạy thẳng, dẫn đến tổn hao xăng và mất an toàn.
- Khi xe đang vào cua mà bị xóc - hai bánh lái sẽ bị dúi thêm về cùng một hướng làm dẫn đến hiện tượng cướp tay lái hay còn gọi là mất lái, Mặt khác do đường xấu và không phẳng nên bánh xe có xu hướng bị mòn không đều dẫn đến bánh xe có hình côn ( mắt thường không nhìn thấy được). Chỉ cần chênh nhau 1mm về chu vi giữa bên phải và bên trái, thì khi xe lăn bánh chục mét hoặc 100m thì độ vít là đáng kể.
- Một điều quan trọng nữa là khi cân chỉnh góc đặt bánh xe, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra các chi tiết gầm, rotuyn...phát hiện sớm những hư hỏng mà bình thường có thể không biết được do vậy các bạn phải kiểm tra góc đặt bánh xe theo định kỳ.
Góc đặt bánh xe là gì?
Công việc điều chỉnh lại các góc đặt bánh xe thường không được chú ý đến trong khi bảo dưỡng. Nhưng nếu bạn quan tâm đến công việc này nhiều hơn (1 lần/năm) sẽ làm tăng tuổi thọ của lốp và sự an toàn cho chiếc xe của bạn.
Sau thời gian sử dụng, các liên kết của hệ thống treo, lái bị mài mòn, bị rơ khiến cho các góc đặt bánh xe không còn đúng nữa. Do đó, chỉ nên điều chỉnh lại các góc đặt bánh xe khi chắc chắn rằng bạn đã khắc mục được hiện tượng rơ nói trên.
Các thông số cơ bản cho việc chỉnh góc đặt bánh xe là góc camber, góc caster và góc toe.
Camber là góc nghiêng được tạo bởi mặt phẳng bánh xe và trục thẳng đứng. Theo lý thuyết, bánh xe phải được đặt thẳng đứng để bề mặt lốp luôn tiếp xúc với mặt đường. Thực tế khi hệ thống treo làm việc, đặc biệt khi xe đi vào đoạn đường cua, lực ly tâm làm thân xe bị nghiêng, khiến cho bánh xe không còn theo phương thẳng đứng nữa.
Bởi vậy bánh xe cần phải điều chỉnh nghiêng đi một chút so với mặt thẳng đứng. Góc Camber thường được đặt cho các bánh xe phía trước, đôi khi cũng được đặt cho các bánh phía sau. Nếu góc Camber của bánh xe phía sau vượt quá giới hạn cho phép có thể khiến cho các chi tiết bị uốn cong nhanh chóng.
Toe là góc quan trọng nhằm làm giảm mài mòn cho lốp và duy trì trạng thái chuyển động của xe. Tùy thuộc vào đặc điểm riêng của hệ thống treo, mà ta điều chỉnh hệ thống lái để đặt được góc Toe là chụm vào hay mở ra. Góc chụm vào quá lớn dẫn đến mài mòn lốp, góc chum ra lớn sẽ vấn đề cho ổn định của xe.
Góc kingpin (góc nghiêng của trục lái)
Là góc lệch được tạo thành giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng. Trục xoay đứng là trục mà trên đó bánh xe có thể xoay về phía trái hoặc phía phải.
...Xem thêm