Mặt trời tạo ra một lượng năng lượng cực kỳ lớn. Năng lượng này sẽ được chuyển đổi thành điện năng bởi các tấm pin mặt trời. Tuy nhiên, việc ứng dụng trên chưa thể tiếp cận mạnh mẽ được với các loại xe cộ hiện nay, nhất là xe điện. Bằng chứng là chúng ta vẫn chưa từng thấy bất kỳ chiếc ô tô điện chạy bằng năng lượng mặt trời nào, hiện hữu tại các showroom? Vậy tại sao ô tô điện chạy bằng năng lượng mặt trời lại chưa thể hiện thực hoá được?
Theo Jason Fenske, người dẫn chương trình của “Engineering Explained” đã nêu ra một vài lý do khiến những chiếc xe chạy bằng năng lượng mặt trời không thể phổ biến hiện nay.
Tesla Model 3 – Mẫu xe được tính toán trong phép thử này
Solar Math: Giả thuyết/Perfect Math (đỏ) và thực tế/Realistic Math (xanh dương)
Theo nghiên cứu, những tấm pin mặt trời được sử dụng có thể sạc một bộ pin 75 kWh, mất khoảng 6,25 giờ. Năng lượng này sẽ cho phép ta có thể tiếp tục lái xe vào ban đêm. Tuy nhiên, đó chỉ là giả định ở các điều kiện lý tưởng.
1. Năng lượng mặt trời cung cấp mỗi mét vuông; 4. Hao tổn khi truyền đến Trái Đất; 5. Giới hạn của các tấm pin năng lượng mặt trời; 6. Ảnh hưởng độ cong bề mặt Trái đất đến việc hấp thụ năng lượng mặt trời.
Nguyên mẫu Aptera Sol alpha.
Độ hiệu quả của các tấm pin mặt trời cũng rất hạn chế. Các tấm pin phổ biến hiện nay chỉ có giới hạn chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng khoảng 33,7%. Điều đó có nghĩa là hầu hết ánh sáng mặt trời chiếu vào chúng đều không được chuyển hóa thành điện năng (mặc dù có nhiều cách để nâng cao giới hạn chuyển đổi này).
J. Fenske cho biết do Trái đất hình cầu, bề mặt cong sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các tấm pin năng lượng mặt trời. Chỉ một vùng nhỏ trên bề mặt Trái đất đối diện trực tiếp với Mặt trời tại bất kỳ thời điểm nào. Ở những nơi khác, các tấm pin mặt trời bị nghiêng ra khỏi hướng chiếu của Mặt trời phần nào. Do đó, nó hạn chế khả năng hấp thụ năng lượng của những tấm pin năng lượng mặt trời.
Thực tế để sạc 1,5 kW phải mất 8,3 ngày.
Hiện nay, vẫn có một số công ty/hãng chuyên nghiên cứu xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời vẫn đang cố gắng tung ra nhiều mẫu thử mới. Thế nhưng, trường hợp của hãng Aptera Motors đặc biệt hơn. Hãng tuyên bố xe ba bánh của họ có thể lấy tất cả năng lượng từ mặt trời (không có hao tổn) và do đó không phải mất thời gian chờ sạc.
J. Fenske cho biết bài toán cho điều đó đã được kiểm tra thực tế. Để không bao giờ sạc “never charge” phải đáp ứng ở điều kiện tối thiểu như sau: 3 mét vuông Pin năng lượng mặt trời, cung cấp được 100 wh/mile (mile: dặm) => Xe phải chạy tối thiểu 40 miles/ngày (64 km/ngày) để tự sạc và phải đáp ứng tối thiểu 4 kWh/ngày. Thực tế chứng minh, mẫu xe của Aptera Motors hoàn toàn có thể đáp ứng được với mức 4,5 kwh/ngày.
Bên trái: Never Charge (cùng điều kiện tối thiểu) và Bên phải: Chứng minh thực tế đã đúng.
Nhưng nên biết rằng, chiếc xe Aptera này chỉ đủ rộng rãi cho hai người lớn và tải được ít hàng hóa trong cabin. Bên cạnh đó, độ tin cậy và an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm vẫn còn là một dấu hỏi.
J. Fenske mặc dù thừa nhận chiếc xe này sẽ phổ biến trong tương lai nhưng anh cũng không phủ nhận rằng nó không thể là một chiếc xe “chính thống” như bao loại xe khác, bởi tính an toàn cho xe điện phải được đặt lên trên hàng đầu.
Aptera sEV – Mẫu xe điện đầu tiên chạy bằng năng lượng mặt trời.
Tóm lại, chúng ta vẫn rất mong chờ trong tương lai những chiếc xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời sẽ phổ biến hơn nữa, nhằm cứu lấy Trái Đất vốn đã rất ô nhiễm như hiện nay.
Lời giải thích của J. Fenske về việc ô tô điện chạy bằng năng lượng mặt trời lại chưa thể hiện thực hoá được.
Theo Jason Fenske, người dẫn chương trình của “Engineering Explained” đã nêu ra một vài lý do khiến những chiếc xe chạy bằng năng lượng mặt trời không thể phổ biến hiện nay.
1. Giả thuyết lý tưởng:
Các tia nắng mặt trời cung cấp rất nhiều năng lượng. Trong trường hợp có ánh nắng tối ưu nhất (100%*), việc phủ các tấm pin mặt trời lên nóc xe điện (ví dụ: Tesla Model 3) có thể tạo ra lượng điện liên tục lên tới 12 kilowatt, theo J. Fenske tính toán. Miễn là có mặt trời chiếu sáng, ta có thể lái xe điện với tốc độ không đổi 100 km/h trong điều kiện lý tưởng nhất.Tesla Model 3 – Mẫu xe được tính toán trong phép thử này
Solar Math: Giả thuyết/Perfect Math (đỏ) và thực tế/Realistic Math (xanh dương)
Theo nghiên cứu, những tấm pin mặt trời được sử dụng có thể sạc một bộ pin 75 kWh, mất khoảng 6,25 giờ. Năng lượng này sẽ cho phép ta có thể tiếp tục lái xe vào ban đêm. Tuy nhiên, đó chỉ là giả định ở các điều kiện lý tưởng.
1. Năng lượng mặt trời cung cấp mỗi mét vuông; 4. Hao tổn khi truyền đến Trái Đất; 5. Giới hạn của các tấm pin năng lượng mặt trời; 6. Ảnh hưởng độ cong bề mặt Trái đất đến việc hấp thụ năng lượng mặt trời.
2. Thực tế chứng minh:
Ở điều kiện trong thế giới thực sẽ không được sự lý tưởng như các phép tính toán trên, chỉ có khoảng 55% năng lượng mặt trời* (thực tế chỉ đạt 250W so với 1360W) đi đến bề mặt Trái đất; phần còn lại bị phản xạ đi hoặc bị bầu khí quyển hấp thụ mất.Nguyên mẫu Aptera Sol alpha.
Độ hiệu quả của các tấm pin mặt trời cũng rất hạn chế. Các tấm pin phổ biến hiện nay chỉ có giới hạn chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng khoảng 33,7%. Điều đó có nghĩa là hầu hết ánh sáng mặt trời chiếu vào chúng đều không được chuyển hóa thành điện năng (mặc dù có nhiều cách để nâng cao giới hạn chuyển đổi này).
J. Fenske cho biết do Trái đất hình cầu, bề mặt cong sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các tấm pin năng lượng mặt trời. Chỉ một vùng nhỏ trên bề mặt Trái đất đối diện trực tiếp với Mặt trời tại bất kỳ thời điểm nào. Ở những nơi khác, các tấm pin mặt trời bị nghiêng ra khỏi hướng chiếu của Mặt trời phần nào. Do đó, nó hạn chế khả năng hấp thụ năng lượng của những tấm pin năng lượng mặt trời.
3. Sự kém hiệu quả nếu sử dụng ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời:
J. Fenske giải thích rằng nếu cứ chuyển đổi lượng năng lượng mặt trời kém hiệu quả đó khi sử dụng trên một chiếc Model 3, tối đa chỉ có thể đạt được 1,5 kW. Với tốc độ nạp như thế này, ta sẽ mất 8,3 ngày chỉ để sạc đầy pin cho chiếc Tesla Model 3.Thực tế để sạc 1,5 kW phải mất 8,3 ngày.
Hiện nay, vẫn có một số công ty/hãng chuyên nghiên cứu xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời vẫn đang cố gắng tung ra nhiều mẫu thử mới. Thế nhưng, trường hợp của hãng Aptera Motors đặc biệt hơn. Hãng tuyên bố xe ba bánh của họ có thể lấy tất cả năng lượng từ mặt trời (không có hao tổn) và do đó không phải mất thời gian chờ sạc.
J. Fenske cho biết bài toán cho điều đó đã được kiểm tra thực tế. Để không bao giờ sạc “never charge” phải đáp ứng ở điều kiện tối thiểu như sau: 3 mét vuông Pin năng lượng mặt trời, cung cấp được 100 wh/mile (mile: dặm) => Xe phải chạy tối thiểu 40 miles/ngày (64 km/ngày) để tự sạc và phải đáp ứng tối thiểu 4 kWh/ngày. Thực tế chứng minh, mẫu xe của Aptera Motors hoàn toàn có thể đáp ứng được với mức 4,5 kwh/ngày.
Bên trái: Never Charge (cùng điều kiện tối thiểu) và Bên phải: Chứng minh thực tế đã đúng.
Nhưng nên biết rằng, chiếc xe Aptera này chỉ đủ rộng rãi cho hai người lớn và tải được ít hàng hóa trong cabin. Bên cạnh đó, độ tin cậy và an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm vẫn còn là một dấu hỏi.
J. Fenske mặc dù thừa nhận chiếc xe này sẽ phổ biến trong tương lai nhưng anh cũng không phủ nhận rằng nó không thể là một chiếc xe “chính thống” như bao loại xe khác, bởi tính an toàn cho xe điện phải được đặt lên trên hàng đầu.
Aptera sEV – Mẫu xe điện đầu tiên chạy bằng năng lượng mặt trời.
Tóm lại, chúng ta vẫn rất mong chờ trong tương lai những chiếc xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời sẽ phổ biến hơn nữa, nhằm cứu lấy Trái Đất vốn đã rất ô nhiễm như hiện nay.
...Xem thêm