Tràn lan máy phá sóng súng bắn tốc độ
Dù là hàng cấm, song nhiều loại thiết bị phá, phát hiện sóng súng bắn tốc độ của CSGT vẫn được bán công khai trên thị trường, với chất lượng bị cho là khá phập phù ẩn chứa nguy hiểm cho tài xế
Những thiết bị phá sóng máy bắn tốc độ của CSGT bị hải quan thu giữ vào giữa tháng 7.2014 - Ảnh: Đình Sơn
.
Vi phạm pháp luật: Theo luật sư Phạm Văn Thạnh (Đoàn luật sư TP.HCM), thiết bị phá, phát hiện sóng súng bắn tốc độ của CSGT là mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (phụ lục II) ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20.11.2013 của Chính phủ. Vì vậy ai nhập khẩu, kinh doanh các loại máy này là vi phạm pháp luật. Thiết bị này được nhiều lái xe trang bị nhằm gây khó khăn cho lực lượng CSGT thi hành nhiệm vụ, đồng thời cũng là mối nguy hiểm cho xã hội về mức độ an toàn giao thông. Tuy nhiên, Nghị định 171/2013 ngày 13.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt lại không có điều khoản nào xử phạt về hành vi này. Do đó sắp tới cần phải sửa đổi, bổ sung ngay hành vi này vào nghị định xử phạt thì mới có biện pháp chế tài xử lý việc trang bị loại máy này.
Trong vai nhà xe tải chạy đường dài, PV Thanh Niên tìm đến cửa hàng chuyên kinh doanh phụ tùng ô tô T. trên đường An Dương Vương (Q.5, TP.HCM) để tìm mua thiết bị phá, phát hiện sóng súng bắn tốc độ của CSGT.
“Hàng cấm nên bán dễ bị công an bắt lắm”
Nam nhân viên sau ánh mắt dò xét liền giới thiệu: “Thị trường hiện có 2 loại máy phá và máy phát hiện sóng súng bắn tốc độ. Nhưng dạo này công an bắt nên không dám bán công khai. Nếu anh mua hàng nhập xịn thì giá 4,7 triệu đồng một cái, trả tiền sẽ có người mang ra ngay”.
Khi chúng tôi hỏi về tính năng của 2 loại thiết bị này, thì nam nhân viên khẳng định: “Những loại máy này được xách tay từ Mỹ về nên rất tốt, máy có thể phát hiện sóng máy bắn tốc độ cách 1 - 2 km. Khi phát hiện sóng nó sẽ báo cho tài xế biết và giảm tốc độ để tránh bị phạt”.
Tại cửa hàng M.N chuyên bán phụ tùng ô tô (đường An Dương Vương), một phụ nữ tên Như giới thiệu: “Ở đây có loại máy phá sóng. Hàng này cấm nên bán dễ bị công an bắt lắm. Nếu anh mua thì tui sẽ cho người đi lấy về, còn xem thì thôi. Ở đây hàng Mỹ giá 4 triệu/máy. Máy này có thể phá 11 tần số của máy bắn tốc độ. Đặc biệt thiết bị này có thể phá sóng bắn tốc độ cách xa hơn 1 km. Nếu anh mua nhiều chúng tôi sẽ giảm giá, và bảo hành 3 tháng mỗi máy”.
Theo ghi nhận của PV, thông tin về việc cơ quan chức năng bắt giữ lô hàng thiết bị phá sóng súng bắn tốc độ của CSGT vào giữa tháng 7, khiến nhiều cửa hàng bán phụ tùng ô tô trên đường An Dương Vương, Trần Bình Trọng (Q.5) tỏ ra cảnh giác khi có người hỏi mua mặt hàng này.
Trong khi đó, trên các trang mạng rao vặt lại xuất hiện tràn lan những hình ảnh, bài viết về công dụng của thiết bị phát hiện, phá sóng bắn tốc độ, thông dụng nhất là loại Cobra XRS 9345. Liên hệ số điện thoại 090232... được rao trên mạng chuyên cung cấp loại thiết bị này, PV gặp người tên Tấn giới thiệu: “Mỗi máy giá 2 triệu đồng. Hàng nhập khẩu Singapore, có khả năng phá sóng bắn tốc độ từ xa”.
Ẩn chứa nhiều nguy hiểm: Máy này có thể phá 11 tần số của máy bắn tốc độ. Đặc biệt thiết bị này có thể phá sóng bắn tốc độ cách xa hơn 1 km. Nếu anh mua nhiều chúng tôi sẽ giảm giá, và bảo hành 3 tháng mỗi máy.
Theo giới xe khách chạy đường dài, cách đây 5 - 6 năm, nhiều tài xế chạy tuyến bắc - nam và xe du lịch đã rỉ tai nhau về việc lắp đặt thiết bị phá hoặc phát hiện sóng để đối phó CSGT sử dụng súng bắn tốc độ. Mỗi lần phát hiện sóng súng bắn tốc độ, máy sẽ phát tín hiệu “tít tít...”.
Tuy nhiên, mặt hạn chế của loại máy này mỗi khi đi ngang qua trạm thu phát sóng hoặc hệ thống thiết bị điện tử tự động... thì máy cũng phát tín hiệu báo; hơn nữa nhiều xe có gắn cũng bị CSGT bắn tốc độ như thường, nên nhiều chủ phương tiện đã tháo bỏ.
Ông N.V.L (ngụ Q.Gò Vấp, chủ xe khách chạy tuyến Sài Gòn - Quảng Nam) kể cách đây vài năm, một doanh nghiệp vận tải lớn ở Khánh Hòa đã mua thử 5 thiết bị phát hiện sóng về lắp đặt thử nghiệm cho đoàn xe chạy tuyến Nha Trang - TP.HCM, nhưng sau đó đã tháo bỏ vì “có gắn cũng như không”.
Anh Tuấn, một thành viên diễn đàn otosaigon, khẳng định: “Sau thời gian ngắn sử dụng, nhiều người đã bỏ vì máy thường phát tín hiệu sai làm người lái khó tập trung được nên rất nguy hiểm”. Cũng theo anh Tuấn, trên thị trường nhiều loại máy này được người bán giới thiệu là hàng Mỹ, Đức, Đài Loan..., nhưng phần lớn là hàng nhập lậu từ Trung Quốc.
Một số thiết bị phá sóng máy bắn tốc độ của CSGT được rao bán trên mạng - Ảnh: TL
Nhiều cán bộ CSGT của TP.HCM và một số tỉnh, thành miền Trung cho biết kể từ khi triển khai công tác đo tốc độ xe cơ giới, lực lượng CSGT chưa lần nào bị thiết bị điện tử phá sóng hay làm nhiễu sóng gây ảnh hưởng đến công tác đo tốc độ phương tiện vi phạm. “Chỉ có 2 trường hợp, chúng tôi bắn phía trước đầu xe không được nhưng sau đó bắn từ phía sau xe thì được. Sau này tìm hiểu, chúng tôi có nghe thông tin hành lang 2 chiếc xe này lắp đặt máy phá sóng nhưng cũng chưa trực tiếp nhìn thấy máy phá sóng”, một cán bộ của Công an tỉnh Khánh Hòa tiết lộ.
Hàng dễ mua
Dạo qua các tuyến phố chuyên kinh doanh phụ tùng ô tô như Lê Văn Lương, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Công Trứ, Bạch Đằng, Trần Quang Khải... (Hà Nội), không khó để PV có thể tìm mua mặt hàng trên. Theo lời quảng cáo của một chủ cửa hàng phụ tùng ô tô trên đường Lê Văn Lương thì toàn bộ các loại thiết bị phát hiện, phá sóng súng bắn tốc độ đều nhập từ Đức, Mỹ và Đài Loan với tên gọi như: Radar KAT - DLS315, Corba XRS 9345, Corba XRS 9670... giá dao động từ 2,4 - 4,3 triệu đồng mỗi máy. Một chủ cửa hàng kinh doanh nội thất ô tô tại phố Bạch Đằng tiết lộ: hầu hết máy phát hiện, phá sóng súng bắn tốc độ ở cửa hàng anh và những cửa hàng khác đều là hàng nhập lậu từ Trung Quốc; theo đường cửa khẩu Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an TP.Hà Nội), cho biết đã từng nghe thông tin về những loại máy kể trên. Tuy nhiên tính năng sử dụng của các loại máy này tới đâu thì chính ông cũng không nắm rõ. Đại tá Thắng nói: “Muốn tìm hiểu rõ xem loại máy này có thật sự phát hiện và làm nhiễu sóng súng bắn tốc độ hay không thì phải có đơn vị chức năng nghiên cứu”.
Theo Công Nguyên - Đàm Huy tienphong.vn
Dù là hàng cấm, song nhiều loại thiết bị phá, phát hiện sóng súng bắn tốc độ của CSGT vẫn được bán công khai trên thị trường, với chất lượng bị cho là khá phập phù ẩn chứa nguy hiểm cho tài xế
Những thiết bị phá sóng máy bắn tốc độ của CSGT bị hải quan thu giữ vào giữa tháng 7.2014 - Ảnh: Đình Sơn
.
Vi phạm pháp luật: Theo luật sư Phạm Văn Thạnh (Đoàn luật sư TP.HCM), thiết bị phá, phát hiện sóng súng bắn tốc độ của CSGT là mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (phụ lục II) ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20.11.2013 của Chính phủ. Vì vậy ai nhập khẩu, kinh doanh các loại máy này là vi phạm pháp luật. Thiết bị này được nhiều lái xe trang bị nhằm gây khó khăn cho lực lượng CSGT thi hành nhiệm vụ, đồng thời cũng là mối nguy hiểm cho xã hội về mức độ an toàn giao thông. Tuy nhiên, Nghị định 171/2013 ngày 13.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt lại không có điều khoản nào xử phạt về hành vi này. Do đó sắp tới cần phải sửa đổi, bổ sung ngay hành vi này vào nghị định xử phạt thì mới có biện pháp chế tài xử lý việc trang bị loại máy này.
Trong vai nhà xe tải chạy đường dài, PV Thanh Niên tìm đến cửa hàng chuyên kinh doanh phụ tùng ô tô T. trên đường An Dương Vương (Q.5, TP.HCM) để tìm mua thiết bị phá, phát hiện sóng súng bắn tốc độ của CSGT.
“Hàng cấm nên bán dễ bị công an bắt lắm”
Nam nhân viên sau ánh mắt dò xét liền giới thiệu: “Thị trường hiện có 2 loại máy phá và máy phát hiện sóng súng bắn tốc độ. Nhưng dạo này công an bắt nên không dám bán công khai. Nếu anh mua hàng nhập xịn thì giá 4,7 triệu đồng một cái, trả tiền sẽ có người mang ra ngay”.
Khi chúng tôi hỏi về tính năng của 2 loại thiết bị này, thì nam nhân viên khẳng định: “Những loại máy này được xách tay từ Mỹ về nên rất tốt, máy có thể phát hiện sóng máy bắn tốc độ cách 1 - 2 km. Khi phát hiện sóng nó sẽ báo cho tài xế biết và giảm tốc độ để tránh bị phạt”.
Tại cửa hàng M.N chuyên bán phụ tùng ô tô (đường An Dương Vương), một phụ nữ tên Như giới thiệu: “Ở đây có loại máy phá sóng. Hàng này cấm nên bán dễ bị công an bắt lắm. Nếu anh mua thì tui sẽ cho người đi lấy về, còn xem thì thôi. Ở đây hàng Mỹ giá 4 triệu/máy. Máy này có thể phá 11 tần số của máy bắn tốc độ. Đặc biệt thiết bị này có thể phá sóng bắn tốc độ cách xa hơn 1 km. Nếu anh mua nhiều chúng tôi sẽ giảm giá, và bảo hành 3 tháng mỗi máy”.
Theo ghi nhận của PV, thông tin về việc cơ quan chức năng bắt giữ lô hàng thiết bị phá sóng súng bắn tốc độ của CSGT vào giữa tháng 7, khiến nhiều cửa hàng bán phụ tùng ô tô trên đường An Dương Vương, Trần Bình Trọng (Q.5) tỏ ra cảnh giác khi có người hỏi mua mặt hàng này.
Trong khi đó, trên các trang mạng rao vặt lại xuất hiện tràn lan những hình ảnh, bài viết về công dụng của thiết bị phát hiện, phá sóng bắn tốc độ, thông dụng nhất là loại Cobra XRS 9345. Liên hệ số điện thoại 090232... được rao trên mạng chuyên cung cấp loại thiết bị này, PV gặp người tên Tấn giới thiệu: “Mỗi máy giá 2 triệu đồng. Hàng nhập khẩu Singapore, có khả năng phá sóng bắn tốc độ từ xa”.
Ẩn chứa nhiều nguy hiểm: Máy này có thể phá 11 tần số của máy bắn tốc độ. Đặc biệt thiết bị này có thể phá sóng bắn tốc độ cách xa hơn 1 km. Nếu anh mua nhiều chúng tôi sẽ giảm giá, và bảo hành 3 tháng mỗi máy.
Theo giới xe khách chạy đường dài, cách đây 5 - 6 năm, nhiều tài xế chạy tuyến bắc - nam và xe du lịch đã rỉ tai nhau về việc lắp đặt thiết bị phá hoặc phát hiện sóng để đối phó CSGT sử dụng súng bắn tốc độ. Mỗi lần phát hiện sóng súng bắn tốc độ, máy sẽ phát tín hiệu “tít tít...”.
Tuy nhiên, mặt hạn chế của loại máy này mỗi khi đi ngang qua trạm thu phát sóng hoặc hệ thống thiết bị điện tử tự động... thì máy cũng phát tín hiệu báo; hơn nữa nhiều xe có gắn cũng bị CSGT bắn tốc độ như thường, nên nhiều chủ phương tiện đã tháo bỏ.
Ông N.V.L (ngụ Q.Gò Vấp, chủ xe khách chạy tuyến Sài Gòn - Quảng Nam) kể cách đây vài năm, một doanh nghiệp vận tải lớn ở Khánh Hòa đã mua thử 5 thiết bị phát hiện sóng về lắp đặt thử nghiệm cho đoàn xe chạy tuyến Nha Trang - TP.HCM, nhưng sau đó đã tháo bỏ vì “có gắn cũng như không”.
Anh Tuấn, một thành viên diễn đàn otosaigon, khẳng định: “Sau thời gian ngắn sử dụng, nhiều người đã bỏ vì máy thường phát tín hiệu sai làm người lái khó tập trung được nên rất nguy hiểm”. Cũng theo anh Tuấn, trên thị trường nhiều loại máy này được người bán giới thiệu là hàng Mỹ, Đức, Đài Loan..., nhưng phần lớn là hàng nhập lậu từ Trung Quốc.
Một số thiết bị phá sóng máy bắn tốc độ của CSGT được rao bán trên mạng - Ảnh: TL
Nhiều cán bộ CSGT của TP.HCM và một số tỉnh, thành miền Trung cho biết kể từ khi triển khai công tác đo tốc độ xe cơ giới, lực lượng CSGT chưa lần nào bị thiết bị điện tử phá sóng hay làm nhiễu sóng gây ảnh hưởng đến công tác đo tốc độ phương tiện vi phạm. “Chỉ có 2 trường hợp, chúng tôi bắn phía trước đầu xe không được nhưng sau đó bắn từ phía sau xe thì được. Sau này tìm hiểu, chúng tôi có nghe thông tin hành lang 2 chiếc xe này lắp đặt máy phá sóng nhưng cũng chưa trực tiếp nhìn thấy máy phá sóng”, một cán bộ của Công an tỉnh Khánh Hòa tiết lộ.
Hàng dễ mua
Dạo qua các tuyến phố chuyên kinh doanh phụ tùng ô tô như Lê Văn Lương, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Công Trứ, Bạch Đằng, Trần Quang Khải... (Hà Nội), không khó để PV có thể tìm mua mặt hàng trên. Theo lời quảng cáo của một chủ cửa hàng phụ tùng ô tô trên đường Lê Văn Lương thì toàn bộ các loại thiết bị phát hiện, phá sóng súng bắn tốc độ đều nhập từ Đức, Mỹ và Đài Loan với tên gọi như: Radar KAT - DLS315, Corba XRS 9345, Corba XRS 9670... giá dao động từ 2,4 - 4,3 triệu đồng mỗi máy. Một chủ cửa hàng kinh doanh nội thất ô tô tại phố Bạch Đằng tiết lộ: hầu hết máy phát hiện, phá sóng súng bắn tốc độ ở cửa hàng anh và những cửa hàng khác đều là hàng nhập lậu từ Trung Quốc; theo đường cửa khẩu Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an TP.Hà Nội), cho biết đã từng nghe thông tin về những loại máy kể trên. Tuy nhiên tính năng sử dụng của các loại máy này tới đâu thì chính ông cũng không nắm rõ. Đại tá Thắng nói: “Muốn tìm hiểu rõ xem loại máy này có thật sự phát hiện và làm nhiễu sóng súng bắn tốc độ hay không thì phải có đơn vị chức năng nghiên cứu”.
Theo Công Nguyên - Đàm Huy tienphong.vn
...Xem thêm