Bài viết gốc tham khảo Thanh Phong Auto
Xe ô tô được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi chi tiết đảm nhận một vai trò riêng và đều có vai trò rất quan trọng đến vận hành của xe. Bởi vậy, để xe ô tô có thể hoạt động tốt thì bạn cần phải kiểm tra xe định kỳ.
Đặc biệt là đối với các chi tiết thường xảy ra hư hỏng thì bạn lại càng nên chú ý đến việc bảo dưỡng, thay thế.
1. Dây Curoa
Dây curoa có nhiệm vụ dẫn động toàn bộ máy phát, lốc điều hoà và bơm trợ lực lái. Dây curoa còn dẫn động hệ thống bơm nâng gầm cho xe xịn hay xe thể thao.
Tài xế hoặc kỹ thuật viên có thể dễ dàng nhận thấy dây curoa hỏng bằng mắt thường. Khi thấy dây chai cứng rạn nứt mất đi độ đàn hồi thì khi mới nổ máy sẽ phát ra âm thanh rít. Việc hư dây curoa còn có thể do một nguyên nhân mà không ai ngờ đến đó là bị chuột cắn.
Nên thường xuyên kiểm tra dây curoa xem có chai cứng rạn nứt để kịp thời thay thế. Nếu không có gì bất thường thì định kỳ 80.000 – 100.000km/lần.
2. Lốp và Lazang
Những lần va chạm mạnh khi đi qua ổ gà với tốc độ nhanh, leo chéo lên vỉa hè cẩu thả, lớp bị vỉa ….đều có thể làm lốp bị rách hoặc bị nổ. Những lần va chạm đó còn có thể làm méo la – zăng làm xe có lúc bị rung. Lốp xe ô tô cần được kiểm tra cân bằng động và đảo lốp sau khoảng 10.000km/lần. Tùy theo tình hình sử dụng thực tế mà lốp xe bị mài mòn trước hoặc sau khi lớp cao su bị thoái hóa. Xem chi tiết tại: Tại sao phải cân bằng động lốp xe ô tô
Hoa lốp xe sẽ bị mài mòn trước khi cao su bị thoái hóa nếu bạn đi được 20.000 – 25.000km/năm. Ngược lại, hoa lốp xe vẫn còn mà cao su đã thoái hóa khi bạn đi được dưới 10.000km/năm.
Nếu qua 6 năm sử dụng mà hoa lớp vẫn còn thì vẫn phải thay lốp. Vì khi đó cao su đã bị lão hóa dễ gây nổ lốp khi thắng gấp hoặc ôm cua quá nhanh.
3. Bóng đèn
Các loại đèn xe ô tô hiện nay khá đa dạng về mẫu mã cũng như chất lượng. Có nhiều loại đèn như đèn halogen, xenon, HID, LED… Mỗi loại đèn có thời gian sử dụng và ưu nhược điểm khác nhau.
Ví dụ như đèn halogen có thời hạn sử dụng khoảng 450 – 1.000 giờ hoạt động. Nếu mỗi ngày bạn mở đèn khoảng 30 phút thì bạn có thể sử dụng đèn được 5 năm. Còn các đèn khác như xenon, HID có thời hạn sử dụng gấp đôi. Và đèn LED thì có tuổi thị cao hơn nữa.
Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của đèn xe được nêu ra ở trên là khi không có một tình huống bất ngờ nào xảy ra. Nếu đèn xe bị xóc mạnh, va chạm hoặc nguồn điện không ổn định thì thời hạn sử dụng có thể ngắn hơn.
Việc cháy bóng đèn bên lái sẽ nguy hiểm hơn bên phụ vì xe đi hướng ngược lại sẽ khó quan sát được. Nếu bóng đèn bên lái bị cháy mà bạn không mang theo bóng dự phòng hoặc chưa thay thế được tốt nhất hãy đổi bóng bên phụ sang.
Dù đã trang bị cho xe của mình một hệ thống đèn tốt thì nếu có thể bạn cũng nên hạn chế di chuyển trong đêm. Vì đôi khi có những cái hố hoặc những chướng ngại gì đó mà đèn xe cũng không thể quét hết được.
Tùy từng loại đèn mà chi phí sẽ khác sau. Nhưng chi phí cũng chỉ lên đến vài trăm nghìn cho bộ đèn xe. Khoản chi phí này không quá cao để bạn có thể mua thêm đèn dự phòng phải không nào?
4. Cần gạt mưa
Một dấu hiệu rất dễ nhận biết khi cần gạt mưa hỏng đó là khi mưa xuống cần gạt bị vấp phát ra tiếng kêu hoặc nước mưa trên mặt kính không được gạt sạch. Cần gạt mưa sẽ bị hỏng sau khoảng 2 năm sử dụng nếu xe ô tô thường xuyên bị phơi dưới trời nắng gắt.
Vòng bạc nhựa lót bên trong cơ cấu khớp quay cần gạt mưa sẽ bị mòn không đều do luôn bị nén về một hướng. Sau thời gian sử dụng lưỡi gạt mưa sẽ không thể tiếp xúc sát mặt kính vì bạc mòn quá làm trục cần gạt bị rơ không đủ lực ép.
Không nên bật cần gạt mưa lúc kính khô. Vì lúc đó giữa cần gạt và mặt kính tạo ra ma sát lớn làm khó cho mô tơ cần gạt và làm trầy xước mặt kính.
- Độ sáng đèn mờ, các thiết bị điện từ hoạt động yếu, hoặc không hoạt động.
- Âm thanh khởi động nghe tạch, tạch, click click hoặc không có âm thanh nhưng điện trên đồng hồ taplo bị sụt chớp tắt động cơ không nổ được.
- Có mùi hôi khó chịu bốc ra khi động cơ đang chạy.
- Xe mới câu ắc quy để nổ chạy được hơn 30 phút tắt đi không đề lại được. ...vv.vv