Dưới đây là các dụng cơ cơ bản mà người thợ sửa chữa ô tô nên có. Nếu có thiếu sót gì, mong các bác bổ sung và chém nhẹ tay.
1. Cờ lê lọc dầu
Thay lọc dầu là một trong những công việc phổ biến nhất của người thợ bảo dưỡng. Bộ lọc dầu tích tụ rất nhiều bụi bẩn và dầu mỡ, do đó không thể loại bỏ chúng nếu không có dụng cụ chuyên dùng. Một bộ cờ lê lọc dầu sẽ là công cụ thiết yếu được sử dụng để loại bỏ bộ lọc dầu thông thường (Spin-on Filter). Ngoài ra còn nhiều bộ cờ lê lọc dầu khác mà bạn có thể sử dụng là bộ cờ lê chuyên dụng, cờ lê dây đeo,..
2. Bộ cờ lê và tuýp
Cờ lê có nhiều loại và kích cỡ khác nhau bao gồm mỏ lết, cờ lê ống, cờ lê vòng miệng, cờ lê 2 đầu miệng, cờ lê vòng,… Chúng thường được sử dụng với các bulong có đường kính từ 6 mm đến 24 mm. Cờ lê cung cấp một mômen xoắn nhờ vào nguyên lí “cánh tay đòn” giúp ta dễ dàng tháo các chi tiết ốc vít, bu long, đai ốc.
Đầu tuýp dùng để mở các bù long, đai ốc cần lực siết mạnh hoặc những chỗ sâu bên trong mà cờ lê không có đủ không gian mở được. Đầu tuýp thường có 2 dạng chính: đầu nối và đầu chụp.
Việc sử dụng cờ lê hoặc tuýp sẽ tuỳ theo trường hợp. Nếu cần một lực siết nhỏ, ta nên sử dụng cờ lê. Khi cần một lực siết lớn, ta nên sử dụng tuýp để đạt hiệu quả cao nhất.
3. Tua vít
Tua vít là một dụng cụ thông dụng mà người thợ máy cần phải có. Tua vít rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng. Tua vít có 2 loại: tua vít tháo và tua vít đóng. Tua vít tháo để mở các loại ốc vít. Còn tua vít đóng để mở các ốc vít bị tà đầu hoặc bị gỉ sét.
Theo phân loại hình dáng, chúng có 2 loại đầu là tua vít đầu dẹp và tua vít đầu chữ thập.
Hình dáng các loại đầu tua vít
4. Súng siết/vặn bulong
Súng này được sử dụng để vặn hoặc siết các bulong, ốc vít. Nó sẽ rút ngắn thời gian sửa chữa. Thay vì phải vặn cờ lê rất nhiều vòng hoặc ta siết không đủ lực bởi các bulong, ốc vít rất khó vặn, cần nhiều lực siết lớn hoặc lâu ngày chúng bị rỉ sét. Bằng cách dùng súng, ta sẽ có nhiều sức lực để làm việc khác và việc vặn mở ốc sẽ trở nên nhanh chóng hơn.
Súng được chia ra làm 3 loại: Súng khí nén, Súng điện, Súng thuỷ lực
- Súng khí nén:
+ Sử dụng liên tục, không yêu cầu nguồn điện, cung cấp lực có momen xoắn lớn.
+ Nếu cần một momen xoắn nhỏ để siết hoặc vặn các chi tiết nhỏ, súng lại không có cơ chế điều chỉnh thấp hơn. Muốn điều chỉnh, ta phải chú ý đến thao tác bóp cò súng.
+ Áp suất nén quyết định độ mạnh yếu của súng.
* Nên chú ý điều chỉnh áp suất khí nén đúng áp suất (8.8-10.6 kg/cm2 tương ứng với 125-150psi là tối đa). Áp suất tiêu chuẩn: 6.6 kg/cm2 (90psi).
- Súng điện: Được cung cấp bởi điện, có hai loại: loại có dây và không có dây (phổ biến vì tính gọn, nhẹ).
+ Loại không dây: Có thể sử dụng trong bất cứ nơi đâu, không cần kết nối với nguồn điện sẵn. Pin cung cấp cho loại này một nguồn điện từ 15-28 Volt. Do chạy bằng pin, chúng không cung cấp đủ momen xoắn lớn theo yêu cầu công việc và pin sẽ mau hết.
- Súng thuỷ lực: Loại này thường dùng trong công nghiệp nặng, hiếm thấy trong việc sửa chữa bảo dưỡng ô tô thường ngày. (Không đề cập)
* Chú ý: Nên cẩn thận khi sử dụng súng để siết vặn bulong ốc vít vì nếu mo men xoắn quá lớn sẽ gây hư hỏng các chi tiết trên. Ngoài ra nên lưu ý hướng khi nào nên siết khi nào nên vặn.
5. Kìm
Các công việc sửa chữa xe đều yêu cầu người thợ sửa phải có kìm. Kìm được sử dụng khi thay đổi các ống, sửa chữa phanh, các đầu nối hoặc dây điện. Khi cố định hoặc tháo các đường ống làm mát và đai siết, ta nên sử dụng kìm để mở chấu của đai.
Kìm cũng có nhiều loại, mỗi loai đều có công dụng riêng của nó. Các loại bao gồm: kìm mũi dài, kìm mũi cong, kìm chéo, kìm khớp trượt, kìm khoá,… Đây là một trong những công cụ dùng để tiết kiệm thời gian khi xử lí các bulong đai ốc cứng, khó nhọc.
Kìm khoá là một công cụ thường thấy ở người thợ sửa chữa ô tô. Tương tự như kìm kẹp, kìm khoá cũng có chức năng giữ, nhưng chúng sẽ giữ được các chi tiết cần giữ lâu hơn, cố định hơn khi ta bóp khoá kìm.
6. Cần siết lực
Cần siết lực được sử dụng trong phạm vi chật hẹp, khó có thể siết bằng cờ lê thông thường. Cần siết lực cho phép siết lực theo 1 chiều (loại tự động) hoặc 2 chiều (cần siết chữ T), chúng có thể tháo lỏng hoặc siết chặt bù lông một cách nhanh chóng. Với cần siết lực tự động, ta không thế siết với lực có momen lớn vì sẽ gây hư hỏng nó. Nếu muốn có được lực siết lớn hơn, ta hãy dùng cần siết chữ T.
Cần siết lực tự động
Khi đã khoá, cần siết lực tự động chỉ quay theo 1 hướng cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại
Cần siết lực chữ T mang lại lực có momen xoắn lớn hơn cần siết lực tự động
7. Phễu
Phễu rất hữu ích cho các thợ máy khi họ cần đổ bất kì loại chất lỏng hoặc dầu để tránh bị nhiễu, tràn ra ngoài. Nếu bạn không sử dụng phễu, dầu sẽ bị đổ ra ngoài gây bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến động cơ. Ta nên sử dụng các loại phễu khác nhau để sử dụng cho mục đích khác nhau. Tránh sử dụng cùng một loại phễu để đổ dầu đổ nước hoặc chất làm mát.
* Điều cần lưu ý là sử dụng dụng phểu cho phù hợp, phễu có loại ngắn loại dài tuỳ theo mục đích sử dụng.
8. Đèn pin hoặc đèn làm việc
Khi sửa chữa, người thợ máy chắc hẳn rất khó khăn để nhìn rõ các chi tiết bên trong động cơ. Hãy tưởng tượng nếu làm việc lưu động mà không có chiếc đèn pin sẽ ra sao? Bạn sẽ không thể sửa xe trong bóng tối được. Có ánh sáng, mọi thứ sẽ trở nên khác biệt. Ngoài ra đèn pha cũng là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn làm việc bên dưới xe.
9. Dây cáp câu bình:
Đây là loại dây cáp rất quan trọng cho người thợ mới lẫn người có kinh nghiệm. Cáp nối này có chức năng như một dây câu dẫn điện từ ắc quy cung cấp điện 12v. Một người thợ máy nên có một bộ dây cáp cho riêng mình.
10. Đồng hồ vạn năng:
Đồng hồ vạn năng là một công cụ quan trọng để xử lý sự cố và chẩn đoán điện. Nó cho phép đo cường độ, điện trở và điện áp. Đồng hồ vạn năng có thể đọc Ampe sẽ rất hữu ích trong việc kiểm tra cầu chì và pin. Nó cũng giúp các thợ máy kiểm tra xem có dây bị ngắn mạch, đứt khi có dòng đi qua đó.
Đồng hồ đo
11. Bàn nằm sửa chữa chui gầm
Bất kì garage bên ngoài đều có trang bị bàn nằm này. Nó giúp ít rất nhiều cho các thợ máy chui gầm một khi cầu nâng bị hỏng hoặc để sửa chữa các chi tiết bên dưới nhanh chóng. Khi sửa chữa bên dưới toàn chất bẩn hoặc dầu nhớt, bàn nằm rất hữu ích. Bàn nằm tốt, êm ái sẽ đem đến cảm giác thoải mái cho mỗi người thợ khi phải chui xuống gầm.
1. Cờ lê lọc dầu
Thay lọc dầu là một trong những công việc phổ biến nhất của người thợ bảo dưỡng. Bộ lọc dầu tích tụ rất nhiều bụi bẩn và dầu mỡ, do đó không thể loại bỏ chúng nếu không có dụng cụ chuyên dùng. Một bộ cờ lê lọc dầu sẽ là công cụ thiết yếu được sử dụng để loại bỏ bộ lọc dầu thông thường (Spin-on Filter). Ngoài ra còn nhiều bộ cờ lê lọc dầu khác mà bạn có thể sử dụng là bộ cờ lê chuyên dụng, cờ lê dây đeo,..
2. Bộ cờ lê và tuýp
Cờ lê có nhiều loại và kích cỡ khác nhau bao gồm mỏ lết, cờ lê ống, cờ lê vòng miệng, cờ lê 2 đầu miệng, cờ lê vòng,… Chúng thường được sử dụng với các bulong có đường kính từ 6 mm đến 24 mm. Cờ lê cung cấp một mômen xoắn nhờ vào nguyên lí “cánh tay đòn” giúp ta dễ dàng tháo các chi tiết ốc vít, bu long, đai ốc.
Đầu tuýp dùng để mở các bù long, đai ốc cần lực siết mạnh hoặc những chỗ sâu bên trong mà cờ lê không có đủ không gian mở được. Đầu tuýp thường có 2 dạng chính: đầu nối và đầu chụp.
Việc sử dụng cờ lê hoặc tuýp sẽ tuỳ theo trường hợp. Nếu cần một lực siết nhỏ, ta nên sử dụng cờ lê. Khi cần một lực siết lớn, ta nên sử dụng tuýp để đạt hiệu quả cao nhất.
3. Tua vít
Tua vít là một dụng cụ thông dụng mà người thợ máy cần phải có. Tua vít rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng. Tua vít có 2 loại: tua vít tháo và tua vít đóng. Tua vít tháo để mở các loại ốc vít. Còn tua vít đóng để mở các ốc vít bị tà đầu hoặc bị gỉ sét.
Theo phân loại hình dáng, chúng có 2 loại đầu là tua vít đầu dẹp và tua vít đầu chữ thập.
Hình dáng các loại đầu tua vít
4. Súng siết/vặn bulong
Súng này được sử dụng để vặn hoặc siết các bulong, ốc vít. Nó sẽ rút ngắn thời gian sửa chữa. Thay vì phải vặn cờ lê rất nhiều vòng hoặc ta siết không đủ lực bởi các bulong, ốc vít rất khó vặn, cần nhiều lực siết lớn hoặc lâu ngày chúng bị rỉ sét. Bằng cách dùng súng, ta sẽ có nhiều sức lực để làm việc khác và việc vặn mở ốc sẽ trở nên nhanh chóng hơn.
Súng được chia ra làm 3 loại: Súng khí nén, Súng điện, Súng thuỷ lực
- Súng khí nén:
+ Sử dụng liên tục, không yêu cầu nguồn điện, cung cấp lực có momen xoắn lớn.
+ Nếu cần một momen xoắn nhỏ để siết hoặc vặn các chi tiết nhỏ, súng lại không có cơ chế điều chỉnh thấp hơn. Muốn điều chỉnh, ta phải chú ý đến thao tác bóp cò súng.
+ Áp suất nén quyết định độ mạnh yếu của súng.
* Nên chú ý điều chỉnh áp suất khí nén đúng áp suất (8.8-10.6 kg/cm2 tương ứng với 125-150psi là tối đa). Áp suất tiêu chuẩn: 6.6 kg/cm2 (90psi).
- Súng điện: Được cung cấp bởi điện, có hai loại: loại có dây và không có dây (phổ biến vì tính gọn, nhẹ).
+ Loại không dây: Có thể sử dụng trong bất cứ nơi đâu, không cần kết nối với nguồn điện sẵn. Pin cung cấp cho loại này một nguồn điện từ 15-28 Volt. Do chạy bằng pin, chúng không cung cấp đủ momen xoắn lớn theo yêu cầu công việc và pin sẽ mau hết.
- Súng thuỷ lực: Loại này thường dùng trong công nghiệp nặng, hiếm thấy trong việc sửa chữa bảo dưỡng ô tô thường ngày. (Không đề cập)
* Chú ý: Nên cẩn thận khi sử dụng súng để siết vặn bulong ốc vít vì nếu mo men xoắn quá lớn sẽ gây hư hỏng các chi tiết trên. Ngoài ra nên lưu ý hướng khi nào nên siết khi nào nên vặn.
5. Kìm
Các công việc sửa chữa xe đều yêu cầu người thợ sửa phải có kìm. Kìm được sử dụng khi thay đổi các ống, sửa chữa phanh, các đầu nối hoặc dây điện. Khi cố định hoặc tháo các đường ống làm mát và đai siết, ta nên sử dụng kìm để mở chấu của đai.
Kìm cũng có nhiều loại, mỗi loai đều có công dụng riêng của nó. Các loại bao gồm: kìm mũi dài, kìm mũi cong, kìm chéo, kìm khớp trượt, kìm khoá,… Đây là một trong những công cụ dùng để tiết kiệm thời gian khi xử lí các bulong đai ốc cứng, khó nhọc.
Kìm khoá là một công cụ thường thấy ở người thợ sửa chữa ô tô. Tương tự như kìm kẹp, kìm khoá cũng có chức năng giữ, nhưng chúng sẽ giữ được các chi tiết cần giữ lâu hơn, cố định hơn khi ta bóp khoá kìm.
6. Cần siết lực
Cần siết lực được sử dụng trong phạm vi chật hẹp, khó có thể siết bằng cờ lê thông thường. Cần siết lực cho phép siết lực theo 1 chiều (loại tự động) hoặc 2 chiều (cần siết chữ T), chúng có thể tháo lỏng hoặc siết chặt bù lông một cách nhanh chóng. Với cần siết lực tự động, ta không thế siết với lực có momen lớn vì sẽ gây hư hỏng nó. Nếu muốn có được lực siết lớn hơn, ta hãy dùng cần siết chữ T.
Cần siết lực tự động
Khi đã khoá, cần siết lực tự động chỉ quay theo 1 hướng cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại
Cần siết lực chữ T mang lại lực có momen xoắn lớn hơn cần siết lực tự động
7. Phễu
Phễu rất hữu ích cho các thợ máy khi họ cần đổ bất kì loại chất lỏng hoặc dầu để tránh bị nhiễu, tràn ra ngoài. Nếu bạn không sử dụng phễu, dầu sẽ bị đổ ra ngoài gây bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến động cơ. Ta nên sử dụng các loại phễu khác nhau để sử dụng cho mục đích khác nhau. Tránh sử dụng cùng một loại phễu để đổ dầu đổ nước hoặc chất làm mát.
* Điều cần lưu ý là sử dụng dụng phểu cho phù hợp, phễu có loại ngắn loại dài tuỳ theo mục đích sử dụng.
Sử dụng các loại phễu ngắn dài phù hợp vào mục đích sử dụng
8. Đèn pin hoặc đèn làm việc
Khi sửa chữa, người thợ máy chắc hẳn rất khó khăn để nhìn rõ các chi tiết bên trong động cơ. Hãy tưởng tượng nếu làm việc lưu động mà không có chiếc đèn pin sẽ ra sao? Bạn sẽ không thể sửa xe trong bóng tối được. Có ánh sáng, mọi thứ sẽ trở nên khác biệt. Ngoài ra đèn pha cũng là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn làm việc bên dưới xe.
9. Dây cáp câu bình:
Đây là loại dây cáp rất quan trọng cho người thợ mới lẫn người có kinh nghiệm. Cáp nối này có chức năng như một dây câu dẫn điện từ ắc quy cung cấp điện 12v. Một người thợ máy nên có một bộ dây cáp cho riêng mình.
10. Đồng hồ vạn năng:
Đồng hồ vạn năng là một công cụ quan trọng để xử lý sự cố và chẩn đoán điện. Nó cho phép đo cường độ, điện trở và điện áp. Đồng hồ vạn năng có thể đọc Ampe sẽ rất hữu ích trong việc kiểm tra cầu chì và pin. Nó cũng giúp các thợ máy kiểm tra xem có dây bị ngắn mạch, đứt khi có dòng đi qua đó.
Đồng hồ đo
11. Bàn nằm sửa chữa chui gầm
Bất kì garage bên ngoài đều có trang bị bàn nằm này. Nó giúp ít rất nhiều cho các thợ máy chui gầm một khi cầu nâng bị hỏng hoặc để sửa chữa các chi tiết bên dưới nhanh chóng. Khi sửa chữa bên dưới toàn chất bẩn hoặc dầu nhớt, bàn nằm rất hữu ích. Bàn nằm tốt, êm ái sẽ đem đến cảm giác thoải mái cho mỗi người thợ khi phải chui xuống gầm.
...Xem thêm