KlayThompson
Thành viên O-H
Chào mọi người !
Như vậy là kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã diễn vô cùng “sôi động” trên khắp cả nước trong mấy ngày gần đây và ngày hôm nay đã kết thúc. Sắp tới đây, một thế hệ mới, trẻ trung - năng động - sáng tạo sẽ chập chững bước chân vào ngành ô tô với một niềm hi vọng lớn lao là mang lại giá trị gì đó cho bản thân & cho xã hội.
Các bài viết về các chủ đề như “Đáp án đề thi”, hoặc “Nên chọn học trường nào?” đã xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng xã hội trong 3 ngày thi vừa qua và dự là còn nhiều hơn nữa sau khi kỳ thi kết thúc. Nhưng bài viết này sẽ không chia sẻ về những chủ đề đó, theo quan niệm của mình thì các bạn sau khi thi xong đừng nên quá quan trọng kết quả, kỳ thi này chỉ là một bước ngoặt nhỏ trong cuộc sống của các bạn, đậu thì tốt (trường nào không quan trọng) còn nếu thất bại ở đây cũng đừng nên quá buồn và thất vọng. Còn có rất nhiều cơ hội ngoài kia đang chờ đón các bạn, quan trọng là các bạn có đủ cố gắng – kiên trì để đạt được hay không mà thôi.
Với 3 năm “chinh chiến” tại môi trường đại học thì mình xin chia sẻ một ít trải nghiệm và những điều mình cảm nhận là thiết yếu đối với các bạn sinh viên sắp bước chân vào ngành hoặc đang là sinh viên năm 1 chuẩn bị sang năm 2 với mong muốn các bạn sẽ định hình được con đường trước mắt.
Mục đích của việc đi học:
- Trước tiên, khi bắt đầu bất kỳ một công việc gì, bạn nên tự đặt câu hỏi cho bản thân “Làm việc này nhằm mục đích gì?”, và cụ thể đối với việc học đại học, cao đẳng ở đây sẽ là “Mục đích của việc đi học là gì?”, “Mình sẽ là ai / làm gì sau khi học xong?”
- Rất nhiều bạn trẻ bước chân vào trường đại học với tâm lý “học đại” nên không có định hướng – mục tiêu rõ ràng cho riêng mình, điều này thực sự rất nguy hiểm khi nhiều người trải qua khoảng thời gian 4 năm đại học mà không có gì để cố gắng, cứ đến trường rồi về nhà thậm chí đi học cũng như không đi, không tự tìm tòi – đọc thêm bất cứ kiến thức gì hoặc học hỏi thêm bất kỳ một kỹ năng nào, đến cả khi nhận bằng tốt nghiệp vẫn tự hỏi “Biết làm gì bây giờ?”, sau đó tất nhiên là bỏ nghề.
- Ngược lại, khi đã xác định được mục đích của mình, các bạn sẽ có nhiều động lực hơn để học tập, làm việc, cố gắng mỗi ngày. Ví dụ như bạn mong muốn trở thành một người kỹ thuật viên thì bạn nên ưu tiên hơn vào thực hành, tìm những garage bên ngoài xin học việc để được tiếp cận, làm quen với công việc sửa chữa sớm hơn. Mặt khác, khi bạn mong muốn làm về dịch vụ, bạn sẽ có hứng thú hơn với những môn lý thuyết chuyên sâu để giải thích vấn đề nào đó thay vì thực hành, bạn sẽ thích ra ngoài giao tiếp, trao đổi, mở rộng mối quan hệ, tìm hiểu tâm lý con người hơn là cầm cờ-lê mỏ-lết,…
- Kết luận, mục đích sẽ giúp các bạn biết được mình đang đi “con đường” nào và cần “phương tiện” gì để có thể vượt qua con đường đó.
Đừng tự chôn bản thân vào đống bùn mang tên “làm thêm”:
- Đa số sinh viên sẽ mang tâm lý vào thành phố là cơ hội để kiếm tiền và quên mất nhiệm vụ chính của mình là gì. Phụ giúp gia đình là một điều rất đáng quý và hoàn toàn hữu ích khi mà bạn được trải nghiệm bên ngoài, tích lũy cho mình ít nhiều kinh nghiệm. Nhưng theo mình thấy, các bạn nên dành ra khoảng 1 tháng trong học kỳ đầu tiên của năm 1 để cho bản thân làm quen với cuộc sống ở thành phố mới, môi trường mới, cách học mới, thầy cô, bạn bè… tất cả mọi thứ đều mới và cuộc sống sẽ trơn tru hơn trong những năm tiếp theo nếu bạn thấy hứng thú và quen thuộc với môi trường này. Thời gian này các bạn nên đi đây đi đó để quen với đường xá thành phố, hẹn gặp bạn bè để bản thân không bị nặng nề khi mới xa nhà.
- “Làm thêm không quên nhiệm vụ”, nên nhớ rằng mục đích chính của các bạn vào trường đại học, cao đẳng là để học tập, làm việc, theo đuổi ngành nghề mình chọn & bạn đang mang theo nhiều kỳ vọng, tiền bạc của gia đình. Vì vậy, các bạn phải sắp xếp cân đối được thời gian giữa việc học và việc làm thêm hoặc chọn những công việc có liên quan đến ngành nghề của mình để có thể vừa làm việc vừa học hỏi.
- Tìm hiểu “đặc điểm nhận dạng” và tránh xa bọn đa cấp, bắt đóng phí khi đi xin việc. Đừng nên làm nhân viên phục vụ quán nhậu nếu còn muốn đi học.
- Mình đã chứng kiến nhiều trường hợp các bạn sinh viên chỉ tập trung vào làm thêm, sao nhãn việc học, rớt môn triền miên dẫn đến chán nản & bỏ học, bao công sức đổ sông đổ biển. Đừng tự bảo vệ bản thân bằng câu nói “Cần gì đi học tao cũng kiếm được tiền” hoặc “Có đầy người giàu mà không cần đại học”. Đi học là đi học, kiếm tiền là kiếm tiền, công việc hiện tại của các bạn có thể cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của sinh viên và có thể tự nuôi chính bản thân bạn, nhưng sau này thì chỉ có tri thức mới có thể “nuôi” được bạn & cả gia đình bạn. Người giàu không cần trường đại học nhưng KHÔNG PHẢI LÀ HỌ KHÔNG HỌC.
Nên dành thời gian học anh văn chuyên ngành + TOEIC + bằng lái B2:
- Chứng chỉ tin học, Toeic là 2 thứ bắt buộc để cho các bạn có thể ra trường (Nếu bạn học đại học). Anh văn chuyên ngành giúp bạn đọc – nghiên cứu tài liệu và cũng thuận lợi cho sự phát triển công việc về sau.
- Còn bằng lái B2 (xe số sàn đến 9 chỗ & dưới 3t5, các bạn có thể học bằng cao hơn tùy nhu cầu) là một yếu tố đa số bắt buộc khi các bạn đi xin việc.
- Trong 2 năm đầu tiên, bạn chỉ được học những môn đại cương & cơ sở ngành, vì vậy lượng kiến thức chưa nhiều như năm 3, năm 4. Các bạn nên tranh thủ thời gian này để “bung lụa” – học & làm những điều mình thích.
Đọc thêm nhiều bài viết – tài liệu kỹ thuật ô tô:
- Kiến thức mà các Thầy truyền đạt ở trường chỉ là nền tảng cơ bản và đôi khi sơ sài, các bạn nên tìm đọc thêm nhiều bài viết để hiểu rõ hơn vấn đề & xây dựng nền tảng ở những năm tiếp theo cho bản thân ở các trang web, diễn đàn về kỹ thuật, ví dụ như OTO HUI – Diễn đàn kỹ thuật ô tô lớn nhất Việt Nam hiện nay (oto-hui.com) với rất nhiều bài viết, bài thảo luận hay & bổ ích được xây dựng trong suốt 10 năm qua.
- Hơn nữa, các bạn có thể tìm nhiều nguồn tài liệu – bài viết kỹ thuật bằng tiếng anh để tự dịch thuật, nó sẽ giúp bạn rèn luyện được 1 lúc 3 thứ: kiến thức chuyên ngành, anh văn chuyên ngành và khả năng viết content.
Chúc các bạn luôn vững bước trên con đường mình đã chọn !
Trân trọng !
KlayThompson
Như vậy là kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã diễn vô cùng “sôi động” trên khắp cả nước trong mấy ngày gần đây và ngày hôm nay đã kết thúc. Sắp tới đây, một thế hệ mới, trẻ trung - năng động - sáng tạo sẽ chập chững bước chân vào ngành ô tô với một niềm hi vọng lớn lao là mang lại giá trị gì đó cho bản thân & cho xã hội.
Các bài viết về các chủ đề như “Đáp án đề thi”, hoặc “Nên chọn học trường nào?” đã xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng xã hội trong 3 ngày thi vừa qua và dự là còn nhiều hơn nữa sau khi kỳ thi kết thúc. Nhưng bài viết này sẽ không chia sẻ về những chủ đề đó, theo quan niệm của mình thì các bạn sau khi thi xong đừng nên quá quan trọng kết quả, kỳ thi này chỉ là một bước ngoặt nhỏ trong cuộc sống của các bạn, đậu thì tốt (trường nào không quan trọng) còn nếu thất bại ở đây cũng đừng nên quá buồn và thất vọng. Còn có rất nhiều cơ hội ngoài kia đang chờ đón các bạn, quan trọng là các bạn có đủ cố gắng – kiên trì để đạt được hay không mà thôi.
Với 3 năm “chinh chiến” tại môi trường đại học thì mình xin chia sẻ một ít trải nghiệm và những điều mình cảm nhận là thiết yếu đối với các bạn sinh viên sắp bước chân vào ngành hoặc đang là sinh viên năm 1 chuẩn bị sang năm 2 với mong muốn các bạn sẽ định hình được con đường trước mắt.
Mục đích của việc đi học:
- Trước tiên, khi bắt đầu bất kỳ một công việc gì, bạn nên tự đặt câu hỏi cho bản thân “Làm việc này nhằm mục đích gì?”, và cụ thể đối với việc học đại học, cao đẳng ở đây sẽ là “Mục đích của việc đi học là gì?”, “Mình sẽ là ai / làm gì sau khi học xong?”
- Rất nhiều bạn trẻ bước chân vào trường đại học với tâm lý “học đại” nên không có định hướng – mục tiêu rõ ràng cho riêng mình, điều này thực sự rất nguy hiểm khi nhiều người trải qua khoảng thời gian 4 năm đại học mà không có gì để cố gắng, cứ đến trường rồi về nhà thậm chí đi học cũng như không đi, không tự tìm tòi – đọc thêm bất cứ kiến thức gì hoặc học hỏi thêm bất kỳ một kỹ năng nào, đến cả khi nhận bằng tốt nghiệp vẫn tự hỏi “Biết làm gì bây giờ?”, sau đó tất nhiên là bỏ nghề.
- Ngược lại, khi đã xác định được mục đích của mình, các bạn sẽ có nhiều động lực hơn để học tập, làm việc, cố gắng mỗi ngày. Ví dụ như bạn mong muốn trở thành một người kỹ thuật viên thì bạn nên ưu tiên hơn vào thực hành, tìm những garage bên ngoài xin học việc để được tiếp cận, làm quen với công việc sửa chữa sớm hơn. Mặt khác, khi bạn mong muốn làm về dịch vụ, bạn sẽ có hứng thú hơn với những môn lý thuyết chuyên sâu để giải thích vấn đề nào đó thay vì thực hành, bạn sẽ thích ra ngoài giao tiếp, trao đổi, mở rộng mối quan hệ, tìm hiểu tâm lý con người hơn là cầm cờ-lê mỏ-lết,…
- Kết luận, mục đích sẽ giúp các bạn biết được mình đang đi “con đường” nào và cần “phương tiện” gì để có thể vượt qua con đường đó.
Đừng tự chôn bản thân vào đống bùn mang tên “làm thêm”:
- Đa số sinh viên sẽ mang tâm lý vào thành phố là cơ hội để kiếm tiền và quên mất nhiệm vụ chính của mình là gì. Phụ giúp gia đình là một điều rất đáng quý và hoàn toàn hữu ích khi mà bạn được trải nghiệm bên ngoài, tích lũy cho mình ít nhiều kinh nghiệm. Nhưng theo mình thấy, các bạn nên dành ra khoảng 1 tháng trong học kỳ đầu tiên của năm 1 để cho bản thân làm quen với cuộc sống ở thành phố mới, môi trường mới, cách học mới, thầy cô, bạn bè… tất cả mọi thứ đều mới và cuộc sống sẽ trơn tru hơn trong những năm tiếp theo nếu bạn thấy hứng thú và quen thuộc với môi trường này. Thời gian này các bạn nên đi đây đi đó để quen với đường xá thành phố, hẹn gặp bạn bè để bản thân không bị nặng nề khi mới xa nhà.
- “Làm thêm không quên nhiệm vụ”, nên nhớ rằng mục đích chính của các bạn vào trường đại học, cao đẳng là để học tập, làm việc, theo đuổi ngành nghề mình chọn & bạn đang mang theo nhiều kỳ vọng, tiền bạc của gia đình. Vì vậy, các bạn phải sắp xếp cân đối được thời gian giữa việc học và việc làm thêm hoặc chọn những công việc có liên quan đến ngành nghề của mình để có thể vừa làm việc vừa học hỏi.
- Tìm hiểu “đặc điểm nhận dạng” và tránh xa bọn đa cấp, bắt đóng phí khi đi xin việc. Đừng nên làm nhân viên phục vụ quán nhậu nếu còn muốn đi học.
- Mình đã chứng kiến nhiều trường hợp các bạn sinh viên chỉ tập trung vào làm thêm, sao nhãn việc học, rớt môn triền miên dẫn đến chán nản & bỏ học, bao công sức đổ sông đổ biển. Đừng tự bảo vệ bản thân bằng câu nói “Cần gì đi học tao cũng kiếm được tiền” hoặc “Có đầy người giàu mà không cần đại học”. Đi học là đi học, kiếm tiền là kiếm tiền, công việc hiện tại của các bạn có thể cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của sinh viên và có thể tự nuôi chính bản thân bạn, nhưng sau này thì chỉ có tri thức mới có thể “nuôi” được bạn & cả gia đình bạn. Người giàu không cần trường đại học nhưng KHÔNG PHẢI LÀ HỌ KHÔNG HỌC.
Nên dành thời gian học anh văn chuyên ngành + TOEIC + bằng lái B2:
- Chứng chỉ tin học, Toeic là 2 thứ bắt buộc để cho các bạn có thể ra trường (Nếu bạn học đại học). Anh văn chuyên ngành giúp bạn đọc – nghiên cứu tài liệu và cũng thuận lợi cho sự phát triển công việc về sau.
- Còn bằng lái B2 (xe số sàn đến 9 chỗ & dưới 3t5, các bạn có thể học bằng cao hơn tùy nhu cầu) là một yếu tố đa số bắt buộc khi các bạn đi xin việc.
- Trong 2 năm đầu tiên, bạn chỉ được học những môn đại cương & cơ sở ngành, vì vậy lượng kiến thức chưa nhiều như năm 3, năm 4. Các bạn nên tranh thủ thời gian này để “bung lụa” – học & làm những điều mình thích.
Đọc thêm nhiều bài viết – tài liệu kỹ thuật ô tô:
- Kiến thức mà các Thầy truyền đạt ở trường chỉ là nền tảng cơ bản và đôi khi sơ sài, các bạn nên tìm đọc thêm nhiều bài viết để hiểu rõ hơn vấn đề & xây dựng nền tảng ở những năm tiếp theo cho bản thân ở các trang web, diễn đàn về kỹ thuật, ví dụ như OTO HUI – Diễn đàn kỹ thuật ô tô lớn nhất Việt Nam hiện nay (oto-hui.com) với rất nhiều bài viết, bài thảo luận hay & bổ ích được xây dựng trong suốt 10 năm qua.
- Hơn nữa, các bạn có thể tìm nhiều nguồn tài liệu – bài viết kỹ thuật bằng tiếng anh để tự dịch thuật, nó sẽ giúp bạn rèn luyện được 1 lúc 3 thứ: kiến thức chuyên ngành, anh văn chuyên ngành và khả năng viết content.
Chúc các bạn luôn vững bước trên con đường mình đã chọn !
Trân trọng !
KlayThompson