doducdao92
Thành viên O-H
Các cụ cho e hỏi tỉ số nén 9:1 có nghĩa là gì không ạ .em chưa hiểu rõ lắm .mong được trợ gjúp .thanks các cụ
- Cũng chưa hẳn như vậy đâu bác, tỷ số nén không đi đôi với công suất đâuLà tỷ số giữa lượng hỗn hợp đầu vào và luợng hổn hợp bị nén truớc khi nổ .9:1 có nghĩa là 9 phần hổn hợp vào nén lấy 1 phần.Tỷ số nén càng cao thì công suất máy cũng cao. Động cơ xăng tỷ lệ giữa xăng và gió là 1/14,7(kg).
Bác lấy tài liệu ở đâu vậy? Bác xem lại công thức tính dung tích xi lanh xem đúng chưa?MÍNH CÓ MẤY THÔNG TIN MUỐN CHAI SẼ CÙNG ACE
* Một số vấn đề về thông số kỹ thuật mà các bạn hay nhầm :
- Dung tích xy lanh :được giới hạn bởi điểm chết dưới và điểm chết trên của xy lanh .
- Dung tích buồng cháy :được giới hạn bởi điểm chết trên và nắp xy lanh của động cơ .
- Dung tích toàn phần = dung tích xy lanh + dung tích buồng cháy
Một động cơ bao giờ thông số kỹ thuật cũng ghi dung tích xy lanh
=> như vậy là dung tích xy lanh không bao gồm dung tích buồng cháy nha ,dung tích xy lanh và dung tích buồng cháy là hai phần riêng biệt .
Một số bạn khi tính dung tích xy lanh lại cộng thêm cả phần dung tích buồng cháy như vậy là nhầm đó nha .
Sở dĩ các kỹ sư của nhà sản suất tính như vậy vì dung tích xy lanh là phần sinh ra công còn dung tích buồng cháy là phần không sinh công mà chỉ làm nhiệm vụ đốt cháy nhiên liệu mà công suất chỉ được sản sinh khi có quãng đường dó là sự chuyển dịch của các pistông
=> Dung tích xy lanh = bán kính xy lanh bình phương x số pi x hành trình pistông (đây chính là công thức tính thể tích hình trụ tròn )
- Tỷ số nén : là tỷ số giữa dung tích toàn phần và dung tích buồng cháy
ví dụ FX có tỷ số nén là 10.2:1 nghĩa là động cơ của FX có dung tích toàn phần lớn gấp 10.2 lần dung tích buồng cháy.
- Tỷ số truyền : giả dụ có hai bánh xe ,bánh xe thứ nhất có 9 bánh răng ,bánh xe thứ hai có 27 bánh răng ,khi cho hai bánh xe đó tiếp xúc và quay , bánh xe thứ nhất quay được 3 vòng thì bánh xe thứ hai quay được 1 vòng ta nói tỷ số truyền giũa bánh xe thứ nhất với bánh xe thứ hai là 3:1
Đó là dung tích làm việc của 1 xylanh thôi màBác lấy tài liệu ở đâu vậy? Bác xem lại công thức tính dung tích xi lanh xem đúng chưa?
Công thức này mà đúng hả bác?Đó là dung tích làm việc của 1 xylanh thôi mà
R=D/2 thôi màCông thức này mà đúng hả bác?
Dung tích xy lanh = bán kính xy lanh bình phương x số pi x hành trình pistông???
Vâng. R=D/2 thì có ý nghĩa gì ở đây hả bác?R=D/2 thôi mà
Mời bác xem giáo trình nguyên lý động cơ đốt trong của Nguyễn Tất Tiến thì sẽ rõ nhé.MÍNH CÓ MẤY THÔNG TIN MUỐN CHAI SẼ CÙNG ACE
* Một số vấn đề về thông số kỹ thuật mà các bạn hay nhầm :
- Dung tích xy lanh :được giới hạn bởi điểm chết dưới và điểm chết trên của xy lanh .
- Dung tích buồng cháy :được giới hạn bởi điểm chết trên và nắp xy lanh của động cơ .
- Dung tích toàn phần = dung tích xy lanh + dung tích buồng cháy
Một động cơ bao giờ thông số kỹ thuật cũng ghi dung tích xy lanh
=> như vậy là dung tích xy lanh không bao gồm dung tích buồng cháy nha ,dung tích xy lanh và dung tích buồng cháy là hai phần riêng biệt .
Một số bạn khi tính dung tích xy lanh lại cộng thêm cả phần dung tích buồng cháy như vậy là nhầm đó nha .
Sở dĩ các kỹ sư của nhà sản suất tính như vậy vì dung tích xy lanh là phần sinh ra công còn dung tích buồng cháy là phần không sinh công mà chỉ làm nhiệm vụ đốt cháy nhiên liệu mà công suất chỉ được sản sinh khi có quãng đường dó là sự chuyển dịch của các pistông
=> Dung tích xy lanh = bán kính xy lanh bình phương x số pi x hành trình pistông (đây chính là công thức tính thể tích hình trụ tròn )
- Tỷ số nén : là tỷ số giữa dung tích toàn phần và dung tích buồng cháy
ví dụ FX có tỷ số nén là 10.2:1 nghĩa là động cơ của FX có dung tích toàn phần lớn gấp 10.2 lần dung tích buồng cháy.
- Tỷ số truyền : giả dụ có hai bánh xe ,bánh xe thứ nhất có 9 bánh răng ,bánh xe thứ hai có 27 bánh răng ,khi cho hai bánh xe đó tiếp xúc và quay , bánh xe thứ nhất quay được 3 vòng thì bánh xe thứ hai quay được 1 vòng ta nói tỷ số truyền giũa bánh xe thứ nhất với bánh xe thứ hai là 3:1
=(Vh+Vc)/Valà tỷ số giữa (thể tích công tác+ thể tích buồng đốt)/ thể tích buồng đốt
Bác hãy đưa công thức ra đi ạ? Thú thực chưa nghĩ raCông thức này mà đúng hả bác?
Dung tích xy lanh = bán kính xy lanh bình phương x số pi x hành trình pistông???
Cái đó em trích của bác bachanh922 ở bài viết trên bác ạ.Bác hãy đưa công thức ra đi ạ? Thú thực chưa nghĩ ra
Dung tích chứ không phải là thể tích, bác ạCái này gọi là thể tích xi lanh tại dcd lớn hơn 9 lần thể tích xi lanh dct. Như vậy ta nói tỉ số nén là 9:1. Ok
Dung tích (capacity) và thể tích (volume) là hai từ rất thường hay sử dụng trong đời sống thường ngày và cả trong các văn bản khoa học. Cả hai từ thường được mọi người sử dụng với ý nghĩa như nhau và thường dùng từ "thể tích" để chỉ dung tích. Tuy nhiên dung tích có nghĩa hoàn toàn khác so với thể tích. Hai từ này hoàn toàn không tương đương nhau như mọi người lầm tưởng.
Giải nghĩa:
Thể tích (volume): là khoảng không gian mà vật (chất rắn, lỏng hoặc khí) chiếm chỗ.
Dung tích (capacity): là sức chứa tối đa mà vật có thể chứa đựng một khối chất khác có thể là rắn, lỏng hoặc khí.
Để dễ hiểu ta xét ví dụ sau: một em bé mua một hộp sữa vinamilk 200ml thì lúc này hộp sữa có dung tích 200ml và thể tích sữa chứa trong hộp cũng là 200ml. Một lúc sau em bé uống hết phân nửa số sữa trong hộp thì dung tích của hộp sữa vẫn là 200ml tuy nhiên thể tích sữa trong hộp chỉ còn 100ml.
Một bể chứa nước hình lập phương có chiều dài mỗi cạnh 2m chỉ chứa nước và cột nước trong bể cao 1m thì bể nước có dung tích là 8m3 nhưng thể tích nước chỉ có 4m3. Các em học sinh khi giải toán thường nhầm lẫn và đều ghi rằng thể tích của bể nước là 8m3. Thực ra 8m3 đấy chính là dung tích của bể chứ không phải thể tích. Mà thể tích của bể chỉ là không gian mà vật liệu để xây dựng bể chiếm chỗ tạo nên và sẽ là một con số khác.
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.