Ý nghĩa và tác dụng của các loại đèn cảnh báo trên ô tô (P1)

NguyenManhNguyen
Bình luận: 1Lượt xem: 3,083

NguyenManhNguyen

Tài xế O-H
Nhiều tay lái gặp khó khăn trong việc nhận biết các loại đèn cảnh báo trên ô tô. Để hiểu rõ hơn về tình trạng chiếc xe của bạn, hãy tham khảo ý nghĩa và tác dụng cơ bản của các loại đèn cảnh báo thông dụng hiện nay.

Thông thường, đèn có 3 màu để cảnh báo về cấp độ: xanh là cấp độ thông báo; vàng là cảnh báo có thể xảy ra nguy hiểm và đỏ là cấp độ nguy hiểm. Đặc biêt, mỗi tay lái cần chú trọng đến đèn cảnh báo màu vàng và màu đỏ.

Trước tiên, đèn màu vàng cảnh báo về các sự cố (hoặc nguy cơ) đã hoặc có thể xảy ra. Với các loại đèn báo này, cấp độ nguy hiểm chưa cao, bạn có thể xử lý bằng cách bơm thêm xăng. Hoặc xe bạn đang gặp vẫn đề về hệ thống ABS hoạt động kém hoặc mất hẳn chế độ phanh chống bó cứng, tuy nhiên phanh vẫn có hiệu lực và xe vẫn có thể duy trì tốc độ chậm để bạn nhanh chóng đưa xe đến gara sửa chữa.


Khi đèn này bật sáng, áp suất dầu trong động cơ quá cao hoặc quá thấp, bạn hãy nhanh chóng kiểm tra lại áp suất dầu và điều chỉnh trước khi tiếp tục sử dụng xe. Bên cạnh đó, đèn cũng có tác dụng cảnh báo về những tình trạng hỏng hóc của hệ thống bơm dầu hoặc ống nạp bị tắt nghẽn. Dầu với độ nhớt không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến đèn sáng.


Đèn báo hệ thống ABS sáng lên cho biết hệ thống chống bó cứng phanh đã gặp trục trặc hoặc một cảm biến cần phải thay. Biểu tượng này cũng phát sáng nếu một trong những cảm biến quá bẩn, hoặc người sử dụng đã thực hiện một pha đốt lốp và dừng xe đủ nhanh để đánh lừa hệ thống ABS, ngoài ra đèn sáng khi xe bị sa lầy trong bùn hoặc tuyết và bánh xe xoay tít một chỗ.


Đèn báo động cơ, bạn đừng quá lo lắng với đèn cảnh báo này, bộ phận cảm biến đã ngừng hoạt động hoặc động cơ không hoạt động ở trạng thái tốt nhất khiến lượng khí thải nhiều hơn mức bình thường.


Nhiệt độ động cơ, bạn cần lưu ý nếu đèn không tắt sau khi đã chạy vài cây số thì nên mang xe đi kiểm tra. Bộ ổn nhiệt hoặc quạt thông gió có thể lúc nào cũng bật và đây là nguy cơ không nhỏ bởi động cơ sẽ ngốn xăng hơn và phát ra nhiều khí thải hơn.


Yêu cầu bảo dưỡng nhắc nhở rằng dầu và các bộ lọc cần được thay theo lịch bảo dưỡng định kỳ.


Hệ thống lái trợ lực điện, xe bạn đang gặp vấn đề về hệ thống lái trợ lực điện EPS. Không quá nguy hiểm, nhưng hệ thống lái có thể mang lại cảm giác như trên những chiếc xe vào những năm 1950. Hãy đưa xe đến các trạm dịch vụ sửa chữa.


Nguồn: cafeauto​
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên