Các bác lái xe vội đang có ý định vượt đèn đỏ cần biết mình sẽ phải nộp phạt như thế nào theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2010). Nghị định này đã nâng mức phạt lên khá cao, nhất là tại khu vực nội thành các đô thị đặc biệt (ĐTĐB, gồm Hà Nội và TPHCM).
Nghị định quy định:
- Người điều khiển xe ôtô (và xe tương tự ôtô) vượt đèn đỏ bị phạt từ 600 đến 800 nghìn đồng; vi phạm tại nội thành ĐTĐB bị phạt từ 1 triệu đến 1,4 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) 30 ngày.
- Người điều khiển môtô, xe máy (và xe tương tự) bị phạt từ 100 đến 200 nghìn đồng (điểm a, khoản 3, điều 9); vi phạm tại nội thành ĐTĐB bị phạt từ 300 đến 500 nghìn đồng (khoản 2, điều 44) và bị tước quyền sử dụng GPLX 30 ngày.
- Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt từ 200 đến 400 nghìn đồng (điểm d, khoản 3, điều 10).
Ở “cấp” thấp hơn, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác bị phạt từ 40 đến 60 nghìn đồng (điểm d, khoản 1, điều 11). Không chỉ điều khiển ôtô, môtô, xe máy, xe đạp vượt đèn đỏ mới bị phạt mà người đi bộ và điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo cũng “có phần”.
Nghị định 34 quy định người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt từ 40 đến 60 nghìn đồng (điểm b, khoản 1, điều 12); vi phạm tại nội thành ĐTĐB bị phạt từ 60 đến 80 nghìn đồng); người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo bị phạt từ 40 đến 60 nghìn đồng (điểm b, khoản 1, điều 13).
Đặc biệt, khi điều khiển xe ôtô (và xe tương tự ôtô), lái môtô, xe máy (và xe tương tự), lái máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông đều bị tước quyền sử dụng GPLX (đối với lái xe máy chuyên dùng là chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GT đường bộ) cho dù nơi xảy ra là “tỉnh lẻ” hay đô thị đặc biệt. Cụ thể, bị tước quyền sử dụng GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật 60 ngày nếu gây TNGT chưa tới mức nghiêm trọng; tước quyền sử dụng GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật không thời hạn nếu gây TNGT từ mức nghiêm trọng trở lên. Không chỉ bị tước quyền sử dụng GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật không thời hạn, người điều khiển phương tiện tham gia GT mà gây TNGT từ mức nghiêm trọng trở lên có thể còn phải đối mặt với việc bị khởi tố hình sự, đưa ra xét xử trước tòa.
Với mức phạt nêu trên, người tham gia GT cần phải cân nhắc, tự giác chấp hành, không vượt đèn đỏ để không bị xử phạt. Về phần mình, cơ quan, ngành chức năng cần phải lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu GT đầy đủ, hợp lý, hoạt động tốt và có biện pháp, phương tiện để giám sát việc chấp hành. Người tham gia GT chấp hành nghiêm và cơ quan chức năng làm tròn bổn phận của mình thì trật tự, an toàn GT ở các giao lộ sẽ được cải thiện tốt hơn.
Nghị định quy định:
- Người điều khiển xe ôtô (và xe tương tự ôtô) vượt đèn đỏ bị phạt từ 600 đến 800 nghìn đồng; vi phạm tại nội thành ĐTĐB bị phạt từ 1 triệu đến 1,4 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) 30 ngày.
- Người điều khiển môtô, xe máy (và xe tương tự) bị phạt từ 100 đến 200 nghìn đồng (điểm a, khoản 3, điều 9); vi phạm tại nội thành ĐTĐB bị phạt từ 300 đến 500 nghìn đồng (khoản 2, điều 44) và bị tước quyền sử dụng GPLX 30 ngày.
- Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt từ 200 đến 400 nghìn đồng (điểm d, khoản 3, điều 10).
Ở “cấp” thấp hơn, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác bị phạt từ 40 đến 60 nghìn đồng (điểm d, khoản 1, điều 11). Không chỉ điều khiển ôtô, môtô, xe máy, xe đạp vượt đèn đỏ mới bị phạt mà người đi bộ và điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo cũng “có phần”.
Nghị định 34 quy định người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt từ 40 đến 60 nghìn đồng (điểm b, khoản 1, điều 12); vi phạm tại nội thành ĐTĐB bị phạt từ 60 đến 80 nghìn đồng); người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo bị phạt từ 40 đến 60 nghìn đồng (điểm b, khoản 1, điều 13).
Đặc biệt, khi điều khiển xe ôtô (và xe tương tự ôtô), lái môtô, xe máy (và xe tương tự), lái máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông đều bị tước quyền sử dụng GPLX (đối với lái xe máy chuyên dùng là chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GT đường bộ) cho dù nơi xảy ra là “tỉnh lẻ” hay đô thị đặc biệt. Cụ thể, bị tước quyền sử dụng GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật 60 ngày nếu gây TNGT chưa tới mức nghiêm trọng; tước quyền sử dụng GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật không thời hạn nếu gây TNGT từ mức nghiêm trọng trở lên. Không chỉ bị tước quyền sử dụng GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật không thời hạn, người điều khiển phương tiện tham gia GT mà gây TNGT từ mức nghiêm trọng trở lên có thể còn phải đối mặt với việc bị khởi tố hình sự, đưa ra xét xử trước tòa.
Với mức phạt nêu trên, người tham gia GT cần phải cân nhắc, tự giác chấp hành, không vượt đèn đỏ để không bị xử phạt. Về phần mình, cơ quan, ngành chức năng cần phải lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu GT đầy đủ, hợp lý, hoạt động tốt và có biện pháp, phương tiện để giám sát việc chấp hành. Người tham gia GT chấp hành nghiêm và cơ quan chức năng làm tròn bổn phận của mình thì trật tự, an toàn GT ở các giao lộ sẽ được cải thiện tốt hơn.