Vì sao lốp xe đua F1 không có gai nhưng vẫn bám đường tốt?

chien.bkhcm
Bình luận: 3Lượt xem: 4,213

chien.bkhcm

Tài xế O-H
Vì sao lốp xe đua F1 không có gai hoặc không có rãnh nhưng chúng vẫn bám đường tốt nhỉ? Đáng lý ra theo lý thuyết chúng sẽ phải kém đường kém hơn sao?
vi-sao-lop-xe-dua-f1-khong-co-gai-nhung-van-bam-duong-tot (2).jpg

Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ có bao nhiêu loại lốp xe được sử dụng cho các chiếc xe đua trong giải đua F1


Thực tế là có 2 loại lốp được sử dụng cho những chiếc xe đua F1, đó là: lốp trơn (slick tyres) và lốp rãnh (grooved tyres).

1. Lốp rãnh (gai):

vi-sao-lop-xe-dua-f1-khong-co-gai-nhung-van-bam-duong-tot (7).jpg

Ở giải đua F1, lốp rãnh được chia làm 2 loại: lốp trung bình (intermediate) sử dụng khi mặt đường không hoàn toàn trơn trượt cũng không hoàn toàn khô ráo và lốp full-wet dùng khi trời mưa.

Chúng ta vẫn thường tin rằng những rãnh, gai trên lốp xe sẽ tăng độ bám đường. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi những chiếc xe, cụ thể là những chiếc xe đua F1 đang thi đấu dưới điều kiện mặt đường ướt mà thôi.
vi-sao-lop-xe-dua-f1-khong-co-gai-nhung-van-bam-duong-tot (4).jpg

Những rãnh này được thiết kế để chống lại hiện tượng Aquaplaning - chỉ tình trạng những vùng trũng nước hình thành giữa lốp xe và mặt đường làm giảm lực bám của xe lên mặt đường đua.

Thêm vào đó hình dạng hoa văn của những rãnh này được tính toán để “làm văng” lượng nước tối đa có thể khỏi bề mặt đường, đảm bảo tốt nhất sự tương tác giữa bánh xe và mặt đường.
vi-sao-lop-xe-dua-f1-khong-co-gai-nhung-van-bam-duong-tot (5).jpg

2. Lốp trơn

vi-sao-lop-xe-dua-f1-khong-co-gai-nhung-van-bam-duong-tot (9).jpg

Lốp xe loại này không có rãnh và hoàn toàn bằng phẳng, chính vì vậy mà bề mặt tiếp xúc giữa chúng và đường đua ở mức tối đa do đó cải thiện hay nói cách khác tăng độ bám lên mặt đường.

Về cơ bản có 5 dãy lốp trơn: 1. Cứng (cam), 2. Trung bình (trắng), 3. Mềm (vàng), 4. Khá mềm (đỏ), 5. Siêu mềm (Tím). Việc phân loại lốp trơn này dựa trên điều kiện thời tiết, hình dạng đường đua của giải đấu.

Ví dụ lốp trắng được xem như là loại tốt nhất ở hầu hết các chặng đua trong khi lốp cam thích hợp cho các chặng đua với nhiều khúc cua chậm.Trong đó lốp siêu mềm là loại cho độ bám đường tốt nhất tuy nhiên lại kém nhất về tuổi thọ và ngược lại.
vi-sao-lop-xe-dua-f1-khong-co-gai-nhung-van-bam-duong-tot (10).jpg

Tóm lại ở điều kiện đường khô ráo, lốp trơn sẽ bám đường tốt hơn là lốp rãnh. Ngược lại, ở điều kiện đường ướt, lốp có rãnh khi đó mới phát huy tác dụng, giúp xe dễ dàng điều khiển hơn.
vi-sao-lop-xe-dua-f1-khong-co-gai-nhung-van-bam-duong-tot (8).jpg

Những đội đua sẽ thay đổi loại lốp dựa vào điều kiện mặt đường đua, ngoài ra họ sẽ phải thay lốp có rãnh ở những trạm kỹ thuật (pit stop) nếu có mưa đột ngột giữa chặng đua.
vi-sao-lop-xe-dua-f1-khong-co-gai-nhung-van-bam-duong-tot (3).jpg
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Vì sao lốp xe đua F1 không có gai hoặc không có rãnh nhưng chúng vẫn bám đường tốt nhỉ? Đáng lý ra theo lý thuyết chúng sẽ phải kém đường kém hơn sao?

Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ có bao nhiêu loại lốp xe được sử dụng cho các chiếc xe đua trong giải đua F1


Thực tế là có 2 loại lốp được sử dụng cho những chiếc xe đua F1, đó là: lốp trơn (slick tyres) và lốp rãnh (grooved tyres).

1. Lốp rãnh (gai):


Ở giải đua F1, lốp rãnh được chia làm 2 loại: lốp trung bình (intermediate) sử dụng khi mặt đường không hoàn toàn trơn trượt cũng không hoàn toàn khô ráo và lốp full-wet dùng khi trời mưa.

Chúng ta vẫn thường tin rằng những rãnh, gai trên lốp xe sẽ tăng độ bám đường. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi những chiếc xe, cụ thể là những chiếc xe đua F1 đang thi đấu dưới điều kiện mặt đường ướt mà thôi.

Những rãnh này được thiết kế để chống lại hiện tượng Aquaplaning - chỉ tình trạng những vùng trũng nước hình thành giữa lốp xe và mặt đường làm giảm lực bám của xe lên mặt đường đua.

Thêm vào đó hình dạng hoa văn của những rãnh này được tính toán để “làm văng” lượng nước tối đa có thể khỏi bề mặt đường, đảm bảo tốt nhất sự tương tác giữa bánh xe và mặt đường.

2. Lốp trơn


Lốp xe loại này không có rãnh và hoàn toàn bằng phẳng, chính vì vậy mà bề mặt tiếp xúc giữa chúng và đường đua ở mức tối đa do đó cải thiện hay nói cách khác tăng độ bám lên mặt đường.

Về cơ bản có 5 dãy lốp trơn: 1. Cứng (cam), 2. Trung bình (trắng), 3. Mềm (vàng), 4. Khá mềm (đỏ), 5. Siêu mềm (Tím). Việc phân loại lốp trơn này dựa trên điều kiện thời tiết, hình dạng đường đua của giải đấu.

Ví dụ lốp trắng được xem như là loại tốt nhất ở hầu hết các chặng đua trong khi lốp cam thích hợp cho các chặng đua với nhiều khúc cua chậm.Trong đó lốp siêu mềm là loại cho độ bám đường tốt nhất tuy nhiên lại kém nhất về tuổi thọ và ngược lại.

Tóm lại ở điều kiện đường khô ráo, lốp trơn sẽ bám đường tốt hơn là lốp rãnh. Ngược lại, ở điều kiện đường ướt, lốp có rãnh khi đó mới phát huy tác dụng, giúp xe dễ dàng điều khiển hơn.

Những đội đua sẽ thay đổi loại lốp dựa vào điều kiện mặt đường đua, ngoài ra họ sẽ phải thay lốp có rãnh ở những trạm kỹ thuật (pit stop) nếu có mưa đột ngột giữa chặng đua.
Vậy sao, lốp xe dân dụng khi nhẵn lại phải thay, dù chạy đường khô, đường cao tốc vậy??
 

NTruong38

Tài xế O-H
Vậy sao, lốp xe dân dụng khi nhẵn lại phải thay, dù chạy đường khô, đường cao tốc vậy??
Em nghĩ là do lốp xe thông thường khi nhẵn thì mòn sát đít rồi, chứ nếu làm lốp trơn mà dày thì vẫn được, với lại điều kiện chạy ở ngoài thì thường mặt đường cả ướt + khô nên dùng lốp nhẵn ko phù hợp cho lắm, ý kiến riêng có gì các anh góp ý thêm
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên