Từ kỹ sư ô tô, anh thanh niên thu trăm triệu/tháng... nhờ chuyển sang ngành logistics

khangle888
Bình luận: 1Lượt xem: 1,121

khangle888

Tài xế O-H
Một năm trước, vào một ngày nắng cao điểm giữa tháng 7, Đặng Ngọc Tiến (1996, Hà Nội), là kỹ sư ô tô, đang ngồi gói hàng để shipper kịp giao cho khách. Nghề tay trái là chủ gian hàng phụ kiện điện thoại online. "Anh trộm vía vẫn đắt hàng nhỉ, ngày nào cũng mấy chục đơn. Nhà nào cũng như nhà anh thì shipper bọn em không lo thiếu việc", shipper đang chờ nhận đơn trước nhà nói.

Câu nói của shipper khiến Tiến có chút giật mình. Anh trộm nghĩ: "Ừ nhỉ! Dạo này shipper đắt hàng thế, khéo ngày trăm đơn. Hay là mình cũng làm giao hàng".

Bọc nốt mấy gói hàng đang dở, Tiến ngồi vào chiếc máy tính quen thuộc và bắt đầu tìm hiểu về cách kinh doanh giao vận. Sau ba tiếng buổi sáng ngồi lì, anh chàng cuối cùng cũng dừng lại, cầm lấy chiếc điện thoại, gọi cho ba người bạn khác với tâm trạng hồ hởi, đầy phấn chấn.

Làm quen với kinh doanh từ khi học đại học, sau khi ra trường, Tiến tiếp tục phát triển gian hàng phụ kiện online, bên cạnh công việc chính lại là kỹ sư ôtô- theo nguyện vọng của bố mẹ. Nhưng sự gò bó, không được làm chủ thời gian khiến Tiến luôn trăn trở về công việc hiện tại. Lại thêm câu chuyện của anh shipper nọ, chàng trai 9x bắt đầu suy nghĩ về hướng đi mới mẻ hơn... với ngành giao vận logistics.

9x.png

"Tôi muốn được bứt phá. Tôi nghĩ mình còn trẻ, mình nên thử thách. Nếu vấp ngã mình có thể sửa, có thể làm lại. Không ai trao cho bạn cơ hội ngoài bản thân bạn", Tiến nói.

Anh chàng cũng nhận thấy các đơn hàng trên sàn thương mại điện tử bắt đầu có xu hướng tăng từ năm 2019. Theo Tiến, ngành chuyển phát cũng phải phát triển để có thể đảm bảo cho lượng hàng. Điều đó càng củng cố quyết định khởi nghiệp với lĩnh vực logistics của chàng trai.

Theo doanh nhân 9x, thương mại điện tử và chuyển phát nhanh có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử, anh cũng biết về vận đơn nên cho rằng, nếu bước vào lĩnh vực mới, bản thân không bị bỡ ngỡ nhiều. Mặt khác, trong khi Covid-19 ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của ngành thì chuyển phát nhanh ít bị tác động và được dự đoán tiếp tục tăng trưởng trong mùa dịch.

Ngoài ra, với mô hình nhượng quyền bưu cục của công ty anh (không tin nhắc tên trong bài viết này), Tiến được kinh doanh trên nền tảng công nghệ tiên tiến có sẵn, được học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước cũng như được bộ phận vận hành hướng dẫn tỉ mỉ.

Vốn sẵn "máu" kinh doanh,, Đặng Ngọc Tiến quyết định khởi nghiệp không chút do dự. Sau khi tính nhẩm, thấy cần số vốn khá lớn- gần một tỷ đồng, một mình không thể "cân" hết, Tiến chủ động chia sẻ dự định đầu tư với ba người bạn khác.

Với 60% vốn đầu tư, Đặng Ngọc Tiến là người đứng tên pháp nhân và chịu trách nhiệm điều hành bưu cục. Anh cũng phụ trách luôn mảng kinh doanh của bưu cục và giao cho một bạn khác phụ trách vận hành. Hai bạn còn lại góp vốn. Bưu cục B.E Minh Khai ra đời từ đây.

Khó khăn đầu tiên với bưu cục B.E là do có nhiều người cùng góp vốn nên việc phân chia đầu tư lợi nhuận và cách quản lý còn lộn xộn, chưa rõ ràng. "Làm việc nhóm thực sự rất khó, vì bạn phải thống nhất được ý kiến của mọi người, nhất là những việc liên quan đến lợi ích. Chúng tôi cũng không ngoại lệ. Anh em còn trẻ, việc tranh luận, bất đồng ý kiến là đương nhiên", Tiến trải lòng về khó khăn ngày đầu khởi nghiệp.

Khi đó, với vai trò trực tiếp quản lý và vận hành bưu cục, chàng trai 9x trực tiếp tập hợp ý kiến các cổ đông và cùng mọi người phân tích những quan điểm để tìm ra tiếng nói chung nhằm phát triển bưu cục. Khó khăn là vậy nhưng theo Tiến, làm việc theo nhóm cũng có lợi thế nhất định là chia sẻ được các công việc cũng như tìm ra được nhiều phương án để cùng nhau phát triển kinh doanh.
....
(Nguồn: VNExpress)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên