Trẻ em nên và không nên ngồi ở đâu trên ô tô?

hoangnamduong6
Bình luận: 1Lượt xem: 878

hoangnamduong6

Tài xế O-H
Nhiều bậc cha mẹ hiện nay tại Việt Nam còn chưa nhận thức đúng về việc bảo vệ trẻ em khi ngồi trên ô tô, họ đang để trẻ em ngồi sai vị trí hoặc ngồi không đúng cách để an toàn hơn khi chẳng may có va chạm xảy ra. Hãy tìm hiểu về những vị trí nên và không nên cho trẻ em ngồi qua bài viết dưới đây.

tre-em-nen-ngoi-vi-tri-nao-tren-oto.jpeg

1.Trẻ em nên ngồi ở đâu?

Nhiều bậc cha mẹ thường có tâm lý để trẻ em ngồi ghế phụ phía trước hoặc thò đầu ra cửa sổ, cửa sổ trời để ngắm cảnh. Tuy nhiên điều này là vô cùng nguy hiểm khi chẳng may phanh gấp hay có va chạm xảy ra.
ava.jpg

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng như các hãng xe hiện nay đều khuyến cáo, cha mẹ nên lắp ghế trẻ em cho trẻ dưới 13 tuổi ở hàng ghế thứ hai. Đặc biệt là vị trí ngồi giữa hàng ghế thứ 2, nơi an toàn nhất trên xe.


Để trẻ ngồi ghế phụ phía trước cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm dù trẻ đã lớn. Khi xe phanh gấp, đứa trẻ sẽ bị lao lên phía trước, va vào bảng điều khiển, gần vị trí túi khí bung. Túi khí nổ sẽ đẩy đứa trẻ va vào các bộ phận trong xe, gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong. Do đó, hạn chế đặt ghế trẻ em ở ghế phụ trước.

2.Nên dùng ghế ngồi ô tô chuyên dụng cho trẻ em khi đi xe ô tô

Theo nghiên cứu, khi so sánh khả năng bảo vệ trẻ ở dây đai an toàn, ghế trẻ em giúp giảm từ 71–82% nguy cơ bị thương trong các vụ va chạm giao thông. Thiết bị này cũng giúp giảm 45% nguy cơ chấn thương nghiêm trọng cho trẻ từ 4–8 tuổi.

Car-seat-progression-Britax-blvd-ARB-spark_1000x600_crop_center.jpg
Với trẻ sơ sinh (vài tháng đến 1 tuổi), cần có loại ghế tựa riêng đặt ở hàng ghế thứ hai và đặt đứa trẻ nằm quay mặt về phía sau.

Trường hợp xe không có túi khí ở ghế phụ trước hoặc người lái có thể bật, tắt chế độ kích hoạt túi tuỳ ý hoặc có cảm biến tự động tắt kích hoạt túi khí khi bố mẹ lắp ghế trẻ em thì bạn có thể lắp ghế. Tuy nhiên vẫn cần cha mẹ đẩy ghế phụ trước về phía sau, tạo khoảng cách nhất định với bảng taplo khi xảy va chạm trực diện. Dù thế, hàng ghế thứ hai vẫn là vị trí an toàn nhất để lắp ghế trẻ em và để trẻ ở vị trí này.

3.Ghế trẻ em dần được chuẩn hoá thành quy định bắt buộc
Ghế trẻ em trên ô tô được phát minh lần đầu tiên vào năm 1930 nhưng phải đến năm 1970, Cục Quản lý Đường cao tốc và An toàn giao thông quốc gia Mỹ (National Highway Traffic Safety Administration – NHTSA) yêu cầu tất cả các ghế trẻ em đều phải có dây an toàn và dây nịt giữ trẻ ngồi hoặc nằm cố định trên ghế. Tuy nhiên, mức độ bảo vệ của ghế trẻ em chưa được thử nghiệm.

Năm 1985, lần đầu tiên luật an toàn giao thông cho hành khách là trẻ em lần đầu được thông qua ở Mỹ. Điều luật này yêu cầu, trẻ em dưới một độ tuổi nhất định phải có ghế ngồi cố định trên ô tô.
avababy.jpg

Trong khi đó, luật pháp Vương quốc Anh quy định rằng trẻ em phải sử dụng ghế riêng biệt trên ô tô đến năm 12 tuổi hoặc cao 135cm trở lên (tùy điều kiện nào đến trước). Tuy nhiên, các chuyên gia an toàn khuyên bạn nên sử dụng ghế ô tô trẻ em cho tất cả trẻ em dưới 150cm. Đây là yêu cầu pháp lý ở Ireland và một số quốc gia châu Âu khác, chẳng hạn như Đức và Pháp.

Đối với trẻ em nặng hơn 36kg nhưng dưới 150cm, lời khuyên của các chuyên gia là ưu tiên theo chiều cao. Với các quốc gia thuộc EU, chỉ loại ghế riêng biệt được khối này phê duyệt mới được phép sử dụng ở các quốc gia trong khối. Các loại ghế trẻ em được nhập khẩu từ các quốc gia bên ngoài EU, dù đạt tiêu chuẩn an toàn cũng không được lưu hành.

4.Ghế trẻ em trong Dự thảo luật Giao thông Đường bộ Việt Nam
Ô tô ngày càng phổ biến ở Việt Nam nhưng nhiều gia đình vẫn còn bất cẩn, để trẻ ngồi trong xe ở những vị trí nguy hiểm như thò đầu qua cửa sổ trời, trẻ dưới 5 tuổi ngồi với người lớn ở hàng ghế trước...

cua-so-troi.jpg

Tại khoản 4, điều 7 dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ quy định: “Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc dưới 1,35 mét được chở trên xe ô tô chở người không được ngồi ở hàng ghế trước (vị trí ghế cạnh người lái xe) khi tham gia giao thông đường bộ, trừ trường hợp đối với xe chỉ có một hàng ghế. Đối với trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em. Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em”.
Mặt khác, ghế trẻ em ngồi ô tô ở Việt Nam vẫn chưa có một tiêu chuẩn an toàn nhất định. Điều này ít nhiều gây trở ngại cho người dùng khi lựa chọn ghế. Dù chỉ ở dự thảo nhưng áp dụng ghế trẻ em khi đi ô tô là dấu hiệu khả quan. Cho thấy, Việt Nam bước đầu cải thiện những hạn chế về an toàn khi đi ô tô. Mong rằng các bác sẽ để trẻ em ngồi đúng vị trí an toàn trên xe hơi và trang bị ghế trẻ em chuyên dụng để bảo vệ các bé.
(theo: otosaigon)​
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên