Tìm hiểu về hệ thống siêu nạp – Supercharger

dangnamphong
Bình luận: 1Lượt xem: 1,678

dangnamphong

Tài xế O-H

Tìm hiểu về hệ thống siêu nạp – Supercharger​

1640328073429.jpeg

Supercharger dùng để làm gì?​

Supercharger có thể gọi là một máy nén không khí vì nó thực hiện việc hút không khí từ bên ngoài, sau đó nén lại và cung cấp cho động cơ. Giúp cho mỗi chu kỳ nạp của động cơ được cung cấp thêm nhiều khí nạp hơn, động cơ sẽ có khả năng đốt nhiều nhiên liệu hơn, từ đó tạo ra nhiều công suất. Điều này giúp giải thích vì sao Supercharger còn được gọi là hệ thống nạp cưỡng bức.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống siêu nạp​

Về cấu tạo, bộ siêu nạp gồm một máy nén khí hình chữ nhật, phía trong có cánh quạt làm nhiệm vụ hút khí từ bên ngoài và đưa vào buồng đốt. Nguyên lý hoạt động của hệ thống siêu nạp khá đơn giản, cụ thể là cụm máy nén sẽ được lắp phía trên động cơ và nối trực tiếp vào trục khủy, thông qua dây curoa. Khi động cơ hoạt động, dây curoa sẽ kéo theo hệ thống siêu nạp làm việc thực hiện việc nén không khí vào buồng đốt.

Phân loại hệ thống siêu nạp​

Supercharger gồm 2 loại là Positive Displacement Supercharger - PDS(Siêu nạp dịch chuyển tích cực) và loại còn lại là Dynamic Supercharger - DS (Siêu nạp phụ thuộc động lực học).
- Kiểu nạp dịch chuyển tích cực (PDS) lại được chia thành 3 kiểu là kiểu Root, kiểu Twin Srew và kiểu cánh quạt (Vane)
- Siêu nạp phụ thuộc động lực học (DS) bao gồm kiểu ly tâm (Centrifugal Type), sóng tạo áp (Pressure Wave) và dòng hướng tâm (Axial Flow)

Sự khác nhau giữa Turbocharger và Supercharger​

Sự khác biệt lớn nhất giữa Turbocharger và Supercharger là nguồn dẫn động của chúng. Supercharger được dẫn động thông qua kết nối dây đai với động cơ, tương tự như dẫn động bơm nước và máy phát.

Trong khí đó Turbocharger được dẫn động bởi dòng khí xả, khí xả di chuyển qua cánh tua bin sẽ làm quay máy nén.
So về khía cạnh tốc độ quay, Turbocharger có thể đạt tốc độ 150.000 RPM, trong khi đó tốc độ quay của Supercharger ở vào khoảng 50.000 RPM. Lý do giải thích cho điều này là vì sao Turbocharger không kết nối trực tiếp với động cơ.

Về lý thuyết, Turbocharger được xem là phương pháp hiệu quả hơn để tăng công suất động cơ vì nó sử dụng năng lượng khí xả để dẫn động. Nhưng mặc trái của nó là Turbocharger có thể gây ra áp suất ngược trong hệ thống khí xả. Và nó chỉ hoạt động hiệu quả khi động cơ làm việc ở vòng tua cao.

Ưu điểm và nhược điểm của Supercharger​

Ưu điểm
+ Không có độ trễ khi làm việc
+ Giúp tăng công suất cho động cơ
+ Hiệu suất được cải thiện khi ở tua máy thấp: Đây là một lợi thế lớn đối với các dòng xe chạy trong thành phố, SUV… do thường xuyên di chuyển và đỏi hỏi lực kéo lớn tại tua máy thấp
+ Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thấp: Đây có thể gọi là một giải pháp “Ngon, bổ, rẻ” cho việc tăng công suất động cơ

Nhược điểm
+ Hiệu quả mang lại kém hơn so với tăng áp vì khi hệ thống làm việc thì tiêu tốn công suất của động cơ để tạo thêm công suất. Còn Turbo thì lợi dụng năng lượng từ nguồn khí xả để giúp nén khí nạp vào động cơ
+ Còn phải nói đến độ tin cậy, vì các hệ thống tăng áp hay siêu nạp đều buộc những bộ phận bên trong động cơ làm việc ở áp suất và nhiệt độ cao hơn khá nhiều – điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ các chi tiết bên trong động cơ

Nguồn : OBD Việt Nam
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên