Tìm Hiểu Về Hệ Thống Cân Bằng Điện Tử ESP

THANHDATSPKTVL
Bình luận: 24Lượt xem: 7,340

THANHDATSPKTVL

Tài xế O-H
Hệ thống cân bằng điện tử ESP là gì hoạt động của nó thế nào?

Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program) là một trong những tiêu chuẩn an toàn không thể thiếu không chỉ được trang bị trên những dòng xe hạng sang mà những dòng xe bình dân cũng dần được trang bị hệ thống này.
esp cân bằng điện tử-min.jpg
Hệ thống này phát hiện sự đánh lái đột ngột và sự trượt ngang trên các mặt đường trơn, và sau đó tạo ra sự điều khiển tối ưu của phanh ở mỗi bánh xe và công suất động cơ để giảm độ trượt của bánh trước và bánh sau đảm bảo sự ổn định việc lái và hướng lái của xe.

Hệ thống lấy tín hiệu từ 4 cảm biến tốc độ bánh xe (vehicle speed sensor) để nhận biết tốc độ của từng bánh xe, cảm biến trọng tâm (G sensor) để xác định tọa độ trọng tâm của xe, cảm biến góc lái (steering angle sensor) để xác định góc đánh lái và tốc độ đánh lái.

Tất cả tín hiệu của các cảm biến này được đưa về hộp ECU điều khiển ESP và sẽ điều khiển ra cơ cấu chấp hành là bộ thủy lực (Hydraulic Control Unit) điều khiển áp suất dầu phanh ở 4 bánh xe.

Ví dụ như hình dưới đây, đang chạy mà gặp chướng ngại vật đột xuất thì phải đánh lái thật nhanh qua bên phải để tránh, cảm biến góc lái Steering Angle Sensor đưa tín hiệu này về ECU của ESP, sự thay đổi góc lái trong một thời gian rất ngắn cho ECU biết được tốc độ đánh lái rất nhanh. ECU nhận biết xe đang chạy rất nhanh qua tín hiệu cảm biến tốc độ xe ở 4 bánh báo về.
hệ thống cân bằng điện tử-min.jpg
Trong lúc này cảm biến trọng tâm G sensor phát hiện xe đang có tình trạng bị thiếu lái (hay còn gọi là Understeering), khi đó xe sẽ có hiện tượng văng đầu xe thẳng về phía chướng ngại vật mất kiểm soát tay lái. Ngay lập tức hệ thống ESP sẽ điều khiển phanh bánh xe sau phải lại để cho chiếc xe có thể đánh lái theo ý định của tài xế. Ngay sau khi đã đánh lái sang phải để tránh chướng ngại vật thì phải trả lái về để cho xe chạy thẳng thì do lực quán tính trong lúc trả lái cộng với momen bên trái đang lớn hơn bên phải sẽ hất đuôi xe sang phải, đây là tình trạng bị dư lái (hay Oversteering ). Nhờ cảm biến trọng tâm G cũng phát hiện điều này. Ngay lập tức ECU điều khiển phanh bánh xe trước phải lại thì momen bên trái sẽ được giảm đi giúp xe thăng bằng trở lại.

Thực chất ESP không phải là một hệ thống riêng biệt mà là sự kết hợp của các hệ thống khác cụ thể là:

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti lock Brake System) nó có tác dụng lớn nhất là giảm thiểu tối đa hiện tượng mất lái khi người lái vừa phanh vừa tránh chướng ngại vật ở tốc độ cao. Nếu cảm biến bánh xe phát hiện thấy hiện tượng trượt trên bánh nào thì áp lực phanh trên bánh đó sẽ được giảm. Sự kiểm soát này thông qua ECU điều khiển và cơ cấu thừa hành gồm một hệ thống van điện từ. Các van trong cơ cấu thừa hành sẽ điều hòa áp suất phanh của bánh trị trượt theo các chế độ: tăng, giữ và giảm áp.

Hệ thống ASR (Acceleration Slip Regulator) được trang bị trên xe hơi nhằm chống hiện tượng trượt quay của các bánh xe chủ động khi xe khởi hành và tăng tốc đột ngột. Thêm một nhiệm vụ chính yếu của ASR là giúp xe cải thiện tính ổn định bằng cách điều chỉnh lực kéo của các bánh xe chủ động. Trong quá trình khởi hành, tăng tốc… nếu ASR phát hiện thấy bánh xe chủ động nào bị trượt quay, cảm biến tốc độ của bánh xe sẽ gửi tín hiệu này đến bộ ECU. “Bộ não” ECU sẽ ra lệnh cho hệ thống phanh tác động vào bánh xe và làm giảm việc quay trơn vô ích. Trong đó, áp suất phanh được liên tục điều khiển theo chu kỳ ở các chế độ tăng áp, giữ áp và giảm áp.
hệ thống cân bằng điện tử esp.gif
Hệ thống EBR (Engine Brake Regulation) có tác dụng chống hiện tượng trượt của các bánh xe chủ động hoạt động ở chế độ không tải cưỡng bức và đảm bảo tính ổn định của xe. Ở chế độ không tải cưỡng bức như trường hợp xe xuống dốc, van bướm ga đóng, khi đó xe xuống dốc ở chế độ phanh bằng động cơ. Nhưng nếu xảy ra trường hợp lực cản của động cơ quá lớn dẫn đến hiện tượng các bánh xe chủ động bị trượt. Ngay lập tức, ESP nhận biết hiện tượng này và gửi tín hiệu đến hộp điều khiển động cơ nhằm làm giảm sự trượt ở các bánh xe chủ động. Quá trình này diễn ra mà người lái xe không nhận biết được.

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) hoạt động để đảm bảo xe không bị mất ma sát (giữa lốp xe và mặt đường) trong quá trình gia tốc.

Đồng thời, hệ thống ESP cũng gửi tín hiệu đến hộp điều khiển động cơ để đóng bớt bướm ga lại hoặc làm chậm thời điểm đánh lửa nhằm giảm mô men xoắn của động cơ.

Khi nào chúng ta cần tắt hệ thống cân bằng điện tử ESP?
nut bat tat he thong can bang dien tu-min.jpg
1. Khi xe bị sa lầy, đi vào đường bùn đất, đường cát lún, sỏi đá, đồi núi, khi OFF ROAD

Thực chất hệ thống cân bằng điện tử ESP chỉ thực sự hữu ích khi xe chạy dưới tốc độ cao hoặc khi bo cua hay tránh chướng ngại vật đột ngột, còn khi lái xe ở tốc độ thấp như khi Off Road trên địa hình gồ ghề, lầy lội, khi đi vào đường bùn đất hoặc khi xe bị sa lầy. Khi đó tốc độ 4 bánh xe sẽ không đều nhau, gặp trường hợp bánh xe chủ động bị sa lầy khi đó nó sẽ có hiện tượng quay trơn. Và nếu như hệ thống ESP vẫn đang hoạt động, ngay lập tức ECU sẽ điều khiển hãm bánh xe đó lại để đồng tốc với các bánh còn lại, việc này sẽ làm giảm moment bánh xe chủ động làm xe khó có thể vượt khỏi lầy được.
khi off road địa hình-min.jpg
Thêm nữa nếu bạn đang Off Road, bạn cần một sức mạnh từ động cơ và một lực kéo lớn thì để vượt địa hình thì hệ thống ESP đã vô tình làm giảm sức mạnh của chiếc xe bởi lẽ không chỉ can thiệp vào hệ thống phanh, ESP còn can thiệp vào hệ thống động cơ giảm lượng phun nhiên liệu gây giảm công suất động cơ.

2. Khi xe di chuyển trên địa hình băng tuyết

Tương tự như khi đi vào địa hình lầy lội, khi đi dưới địa hình băng tuyết, do hệ số ma sát với mặt đường thấp, bánh xe cũng có hiện tượng quay trơn. Khi đó có nhiều bánh xe bị quay trơn hơn sự cho phép của hệ thống để đạt được lực kéo tối thiểu, cho nên trường hợp này hệ thống ESP sẽ không phát huy được tác dụng Thế nhưng trong lúc khởi hành thì nên bật hệ thống này lên bởi ESP thường tích hợp thêm hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (trên Toyota ký hiệu là TRC), khi mới khởi hành, do bánh xe chủ động được truyền moment lớn nên dễ bị quay trơn dẫn tới không thể di chuyển và mất kiểm soát lái, hệ thống TCS sẽ điều khiển phanh nhấp nhả bánh xe chủ động (tương tự như hoạt động của hệ thống ABS) giúp xe chuyển bánh và điều hướng như mong muốn.

3. Khi Drift xe
drift xe-min.jpg
Không còn bàn cãi gì nữa, khi chúng ta muốn Drift xe là chúng ta đã cố ý làm cho bánh xe trượt trơn trên mặt đường và khi Drift xe đòi hỏi xe phát huy hết công suất và tốc độ động cơ mà nếu chúng ta vẫn bật ESP lên thì không thể nào Drift xe được.

4. Khi muốn phát huy hết công suất động cơ, khi muốn tăng tốc nhanh và xe chạy thật bốc

Hệ thống ESP luôn kiểm soát chiếc xe của bạn để luôn trong tình trạng an toàn nhất, do đó nó sẽ luôn hạn chế tốc độ, hạn chế công suất động cơ trong tầm kiểm soát. Vậy nếu như bạn là một người thích cảm giác mạnh và không muốn bị gò bó thì bạn hãy thử tắt nó đi. Bạn sẽ cảm thấy xe chạy bốc hơn, tăng tốc nhanh hơn và dĩ nhiên là xe của bạn sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn

Trên đây là 4 trường hợp mà hệ thống ESP sẽ không thật sự cần thiết, thậm chí đôi khi lại gây trở ngại cho chúng ta. Hệ thống này luôn trong chế độ sẵn sàng, khi chúng ta bật ON chìa thì mặc định hệ thống sẽ hoạt động, chỉ khi nào chúng ta nhấn nút ESP OFF thì hệ thống sẽ vô hiệu hóa (nhưng vẫn trong tầm kiểm soát) và sẽ tự động kích hoạt lại sau khi tắt máy và bật ON trở lại. Nên nhớ ESP là một hệ thống an toàn, hệ thống được ví như là “bùa hộ mệnh” của chúng ta, cho nên ngoại trừ trường hợp cần thiết, còn lại hãy đảm bảo hệ thống luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Hệ thống cân bằng điện tử ESP là gì hoạt động của nó thế nào?

Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program) là một trong những tiêu chuẩn an toàn không thể thiếu không chỉ được trang bị trên những dòng xe hạng sang mà những dòng xe bình dân cũng dần được trang bị hệ thống này.
Hệ thống này phát hiện sự đánh lái đột ngột và sự trượt ngang trên các mặt đường trơn, và sau đó tạo ra sự điều khiển tối ưu của phanh ở mỗi bánh xe và công suất động cơ để giảm độ trượt của bánh trước và bánh sau đảm bảo sự ổn định việc lái và hướng lái của xe.

Hệ thống lấy tín hiệu từ 4 cảm biến tốc độ bánh xe (vehicle speed sensor) để nhận biết tốc độ của từng bánh xe, cảm biến trọng tâm (G sensor) để xác định tọa độ trọng tâm của xe, cảm biến góc lái (steering angle sensor) để xác định góc đánh lái và tốc độ đánh lái.

Tất cả tín hiệu của các cảm biến này được đưa về hộp ECU điều khiển ESP và sẽ điều khiển ra cơ cấu chấp hành là bộ thủy lực (Hydraulic Control Unit) điều khiển áp suất dầu phanh ở 4 bánh xe.

Ví dụ như hình dưới đây, đang chạy mà gặp chướng ngại vật đột xuất thì phải đánh lái thật nhanh qua bên phải để tránh, cảm biến góc lái Steering Angle Sensor đưa tín hiệu này về ECU của ESP, sự thay đổi góc lái trong một thời gian rất ngắn cho ECU biết được tốc độ đánh lái rất nhanh. ECU nhận biết xe đang chạy rất nhanh qua tín hiệu cảm biến tốc độ xe ở 4 bánh báo về.
Trong lúc này cảm biến trọng tâm G sensor phát hiện xe đang có tình trạng bị thiếu lái (hay còn gọi là Understeering), khi đó xe sẽ có hiện tượng văng đầu xe thẳng về phía chướng ngại vật mất kiểm soát tay lái. Ngay lập tức hệ thống ESP sẽ điều khiển phanh bánh xe sau phải lại để cho chiếc xe có thể đánh lái theo ý định của tài xế. Ngay sau khi đã đánh lái sang phải để tránh chướng ngại vật thì phải trả lái về để cho xe chạy thẳng thì do lực quán tính trong lúc trả lái cộng với momen bên trái đang lớn hơn bên phải sẽ hất đuôi xe sang phải, đây là tình trạng bị dư lái (hay Oversteering ). Nhờ cảm biến trọng tâm G cũng phát hiện điều này. Ngay lập tức ECU điều khiển phanh bánh xe trước phải lại thì momen bên trái sẽ được giảm đi giúp xe thăng bằng trở lại.

Thực chất ESP không phải là một hệ thống riêng biệt mà là sự kết hợp của các hệ thống khác cụ thể là:

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti lock Brake System) nó có tác dụng lớn nhất là giảm thiểu tối đa hiện tượng mất lái khi người lái vừa phanh vừa tránh chướng ngại vật ở tốc độ cao. Nếu cảm biến bánh xe phát hiện thấy hiện tượng trượt trên bánh nào thì áp lực phanh trên bánh đó sẽ được giảm. Sự kiểm soát này thông qua ECU điều khiển và cơ cấu thừa hành gồm một hệ thống van điện từ. Các van trong cơ cấu thừa hành sẽ điều hòa áp suất phanh của bánh trị trượt theo các chế độ: tăng, giữ và giảm áp.

Hệ thống ASR (Acceleration Slip Regulator) được trang bị trên xe hơi nhằm chống hiện tượng trượt quay của các bánh xe chủ động khi xe khởi hành và tăng tốc đột ngột. Thêm một nhiệm vụ chính yếu của ASR là giúp xe cải thiện tính ổn định bằng cách điều chỉnh lực kéo của các bánh xe chủ động. Trong quá trình khởi hành, tăng tốc… nếu ASR phát hiện thấy bánh xe chủ động nào bị trượt quay, cảm biến tốc độ của bánh xe sẽ gửi tín hiệu này đến bộ ECU. “Bộ não” ECU sẽ ra lệnh cho hệ thống phanh tác động vào bánh xe và làm giảm việc quay trơn vô ích. Trong đó, áp suất phanh được liên tục điều khiển theo chu kỳ ở các chế độ tăng áp, giữ áp và giảm áp.
Hệ thống EBR (Engine Brake Regulation) có tác dụng chống hiện tượng trượt của các bánh xe chủ động hoạt động ở chế độ không tải cưỡng bức và đảm bảo tính ổn định của xe. Ở chế độ không tải cưỡng bức như trường hợp xe xuống dốc, van bướm ga đóng, khi đó xe xuống dốc ở chế độ phanh bằng động cơ. Nhưng nếu xảy ra trường hợp lực cản của động cơ quá lớn dẫn đến hiện tượng các bánh xe chủ động bị trượt. Ngay lập tức, ESP nhận biết hiện tượng này và gửi tín hiệu đến hộp điều khiển động cơ nhằm làm giảm sự trượt ở các bánh xe chủ động. Quá trình này diễn ra mà người lái xe không nhận biết được.

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) hoạt động để đảm bảo xe không bị mất ma sát (giữa lốp xe và mặt đường) trong quá trình gia tốc.

Đồng thời, hệ thống ESP cũng gửi tín hiệu đến hộp điều khiển động cơ để đóng bớt bướm ga lại hoặc làm chậm thời điểm đánh lửa nhằm giảm mô men xoắn của động cơ.

Khi nào chúng ta cần tắt hệ thống cân bằng điện tử ESP?
1. Khi xe bị sa lầy, đi vào đường bùn đất, đường cát lún, sỏi đá, đồi núi, khi OFF ROAD

Thực chất hệ thống cân bằng điện tử ESP chỉ thực sự hữu ích khi xe chạy dưới tốc độ cao hoặc khi bo cua hay tránh chướng ngại vật đột ngột, còn khi lái xe ở tốc độ thấp như khi Off Road trên địa hình gồ ghề, lầy lội, khi đi vào đường bùn đất hoặc khi xe bị sa lầy. Khi đó tốc độ 4 bánh xe sẽ không đều nhau, gặp trường hợp bánh xe chủ động bị sa lầy khi đó nó sẽ có hiện tượng quay trơn. Và nếu như hệ thống ESP vẫn đang hoạt động, ngay lập tức ECU sẽ điều khiển hãm bánh xe đó lại để đồng tốc với các bánh còn lại, việc này sẽ làm giảm moment bánh xe chủ động làm xe khó có thể vượt khỏi lầy được.
Thêm nữa nếu bạn đang Off Road, bạn cần một sức mạnh từ động cơ và một lực kéo lớn thì để vượt địa hình thì hệ thống ESP đã vô tình làm giảm sức mạnh của chiếc xe bởi lẽ không chỉ can thiệp vào hệ thống phanh, ESP còn can thiệp vào hệ thống động cơ giảm lượng phun nhiên liệu gây giảm công suất động cơ.

2. Khi xe di chuyển trên địa hình băng tuyết

Tương tự như khi đi vào địa hình lầy lội, khi đi dưới địa hình băng tuyết, do hệ số ma sát với mặt đường thấp, bánh xe cũng có hiện tượng quay trơn. Khi đó có nhiều bánh xe bị quay trơn hơn sự cho phép của hệ thống để đạt được lực kéo tối thiểu, cho nên trường hợp này hệ thống ESP sẽ không phát huy được tác dụng Thế nhưng trong lúc khởi hành thì nên bật hệ thống này lên bởi ESP thường tích hợp thêm hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (trên Toyota ký hiệu là TRC), khi mới khởi hành, do bánh xe chủ động được truyền moment lớn nên dễ bị quay trơn dẫn tới không thể di chuyển và mất kiểm soát lái, hệ thống TCS sẽ điều khiển phanh nhấp nhả bánh xe chủ động (tương tự như hoạt động của hệ thống ABS) giúp xe chuyển bánh và điều hướng như mong muốn.

3. Khi Drift xe
Không còn bàn cãi gì nữa, khi chúng ta muốn Drift xe là chúng ta đã cố ý làm cho bánh xe trượt trơn trên mặt đường và khi Drift xe đòi hỏi xe phát huy hết công suất và tốc độ động cơ mà nếu chúng ta vẫn bật ESP lên thì không thể nào Drift xe được.

4. Khi muốn phát huy hết công suất động cơ, khi muốn tăng tốc nhanh và xe chạy thật bốc

Hệ thống ESP luôn kiểm soát chiếc xe của bạn để luôn trong tình trạng an toàn nhất, do đó nó sẽ luôn hạn chế tốc độ, hạn chế công suất động cơ trong tầm kiểm soát. Vậy nếu như bạn là một người thích cảm giác mạnh và không muốn bị gò bó thì bạn hãy thử tắt nó đi. Bạn sẽ cảm thấy xe chạy bốc hơn, tăng tốc nhanh hơn và dĩ nhiên là xe của bạn sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn

Trên đây là 4 trường hợp mà hệ thống ESP sẽ không thật sự cần thiết, thậm chí đôi khi lại gây trở ngại cho chúng ta. Hệ thống này luôn trong chế độ sẵn sàng, khi chúng ta bật ON chìa thì mặc định hệ thống sẽ hoạt động, chỉ khi nào chúng ta nhấn nút ESP OFF thì hệ thống sẽ vô hiệu hóa (nhưng vẫn trong tầm kiểm soát) và sẽ tự động kích hoạt lại sau khi tắt máy và bật ON trở lại. Nên nhớ ESP là một hệ thống an toàn, hệ thống được ví như là “bùa hộ mệnh” của chúng ta, cho nên ngoại trừ trường hợp cần thiết, còn lại hãy đảm bảo hệ thống luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.
Bác có hiểu được những điều bác viết ra đây không ạ???
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
thế bác hiểu gì về ESP nói anh em nghe thử? Em cũng đang tìm hiểu về cái này
Vâng, tôi hầu rượu các bác được mà, chỉ lo bác chủ phật lòng thôi.
Cái hệ thống này có nhiều tên gọi khác nhau, mỗi hãng hót tùy theo ý thích riêng của họ. Hệ thồng này khá trừu tượng, gây rất nhiều hiểu lầm trong cộng đồng sử dụng xe. Thông thường thì:
- Mục đích của hệ thống: giúp cho xe chạy đúng quỹ đạo mong muốn của hệ thống lái
- Cơ chế hoạt động: thay đổi lực tác động lên từng bánh xe bằng cách thay đổi (giảm) lực kéo, hoặc/ và thay đổi lực phanh trên từng bánh xe. Túm lại là giảm ga, nhấp nhả phanh
- Các yếu tố tác động lên hệ thống: tốc độ xe, tải động cơ, tốc độ bánh xe, gia tốc ngang và dọc, mức độ đánh lái
Chỉ biết đến thế thôi ạ, mời các bác chém tiếp
 

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Vâng, tôi hầu rượu các bác được mà, chỉ lo bác chủ phật lòng thôi.
Cái hệ thống này có nhiều tên gọi khác nhau, mỗi hãng hót tùy theo ý thích riêng của họ. Hệ thồng này khá trừu tượng, gây rất nhiều hiểu lầm trong cộng đồng sử dụng xe. Thông thường thì:
- Mục đích của hệ thống: giúp cho xe chạy đúng quỹ đạo mong muốn của hệ thống lái
- Cơ chế hoạt động: thay đổi lực tác động lên từng bánh xe bằng cách thay đổi (giảm) lực kéo, hoặc/ và thay đổi lực phanh trên từng bánh xe. Túm lại là giảm ga, nhấp nhả phanh
- Các yếu tố tác động lên hệ thống: tốc độ xe, tải động cơ, tốc độ bánh xe, gia tốc ngang và dọc, mức độ đánh lái
Chỉ biết đến thế thôi ạ, mời các bác chém tiếp
Nguyên lý chung là như bác nêu em nghĩ là đầy đủ rồi. Các hãng khác nhau là do cái thuật toán điều khiển nó khác nhau và lấy tên khác cho nó "khác người" thôi.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Nguyên lý chung là như bác nêu em nghĩ là đầy đủ rồi. Các hãng khác nhau là do cái thuật toán điều khiển nó khác nhau và lấy tên khác cho nó "khác người" thôi.
Dạ, đúng rồi. Cứ phải lái xe thật thì mới thấy sự khác nhau của cùng 1 hệ thống trên các loại xe khác nhau được
 

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Dạ, đúng rồi. Cứ phải lái xe thật thì mới thấy sự khác nhau của cùng 1 hệ thống trên các loại xe khác nhau được
Cái cân bằng điện tử này thường người ta chỉ đề cập đến là có hay không có. Chứ sâu hơn về kỹ thuật thì em không thấy đề cập nhiều lắm. Nên khi lỡ ai hỏi là hệ thống của hãng nào "ngon" thì cũng không biết trả lời sao.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Cái cân bằng điện tử này thường người ta chỉ đề cập đến là có hay không có. Chứ sâu hơn về kỹ thuật thì em không thấy đề cập nhiều lắm. Nên khi lỡ ai hỏi là hệ thống của hãng nào "ngon" thì cũng không biết trả lời sao.
Nhiều ông còn bảo, xe có hệ thống cân bằng điện tử đi xe đỡ bị nghiêng hơn,đi đầm hơn. Nghe hài vãi lúa
 

participant

Tài xế O-H
Nếu các bác xem qua spec của 1 vài dòng xe thì sẽ thấy sự phụ thuộc như sau:
1. Nếu xe có tính năng chống lật -ROM thì xe sẽ có ESP.
2. Nếu xe có các tính nănh như hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hổ trợ đổ đèo v.v. thì xe sẽ có ESP.
Tại sao lại như vậy? ESP là nền tảng, các tính năng kia là added functions, chúng xài chung phần cứng với ESP. Còn về mặt phần mềm thì tất cả là 1, cùng nằm trên ESP ECU.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Nếu các bác xem qua spec của 1 vài dòng xe thì sẽ thấy sự phụ thuộc như sau:
1. Nếu xe có tính năng chống lật -ROM thì xe sẽ có ESP.
2. Nếu xe có các tính nănh như hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hổ trợ đổ đèo v.v. thì xe sẽ có ESP.
Tại sao lại như vậy? ESP là nền tảng, các tính năng kia là added functions, chúng xài chung phần cứng với ESP. Còn về mặt phần mềm thì tất cả là 1, cùng nằm trên ESP ECU.
Không phải vậy, nền tảng không phải ESP đâu,bác
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Nếu các bác xem qua spec của 1 vài dòng xe thì sẽ thấy sự phụ thuộc như sau:
1. Nếu xe có tính năng chống lật -ROM thì xe sẽ có ESP.
2. Nếu xe có các tính nănh như hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hổ trợ đổ đèo v.v. thì xe sẽ có ESP.
Tại sao lại như vậy? ESP là nền tảng, các tính năng kia là added functions, chúng xài chung phần cứng với ESP. Còn về mặt phần mềm thì tất cả là 1, cùng nằm trên ESP ECU.
tiền thân của nó là ABS sau đó thêm vào một ít khi tăng tốc gọi là TRAC gì đó, một ít nữa khi vào cua trái phải không thừa không thiếu cụ toyota gọi nó là VSC nhiư vậy là giúp đỡ chiếc xe tiến,giảm,quẹo trái phải ngon hơn rồi hay như các bác bảo ổn định cân bằng xe,các cụ khác thì thấy sao mà nhiều tên gọi thế,rườm rà các cụ ấy gọi chung tất cả bọn này là 1 cái EPS.còn hỗ trợ khởi hành ngang dốc hay đổ đèo thì chỉ là 1 nhánh phát triển thêm thôi.
 

participant

Tài xế O-H
Không phải vậy, nền tảng không phải ESP đâu,bác
vì giữa chúng dùng chung tài nguyên, ECU, valve, pump và những tính năng kia xuất hiện sau, reuse phần cứng, phần mềm của ESP nên mình dùng từ nền tảng.

Ví dụ bạn có thể thêm tính năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc lên 1 chiếc xe có sẵn ESP mà ko cần thay đổi gì ngoài software.

Trong thực tế các bạn có thể lấy chiếc lux làm ví dụ. 1 phiên bản có HDC,1 phiên bản ko có HDC.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên