Ngoài FWD và RWD, ngay ở dòng xe gầm thấp cũng có hệ dẫn động hai cầu AWD. Ưu điểm lớn nhất của AWD là khả năng bám đường - đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho AWD ngày càng được ưa chuộng.
Khác với FWD hay RWD, AWD cho phép phân bổ lực mômen xoắn của động cơ cùng lúc vào cả bốn bánh.
Ban đầu hệ thống dẫn động hai cầu được thiết kế với mục đích chính là chinh phục các địa hình phức tạp và chủ yếu sử dụng cho các xe việt dã gầm cao – thường gọi 4WD. Tuy nhiên hệ thống dẫn động hai cầu điện tử hiện đại ngày nay còn giúp cải thiện khả năng đẩy của động cơ trên đường bằng phẳng. Vì vậy dẫn động hai cầu không chỉ tỏ ra rất hữu ích trên các cung đường trơn trượt khó đi hay trong điều kiện thời tiết xấu mà còn làm tăng độ ổn định của xe khi chạy với vận tốc cao – ở xe gầm thấp thường gọi kiểu dẫn động AWD.
Dẫn động hai cầu gồm hai loại chính là dẫn động bốn bánh liên tục - hay còn gọi là 4WD toàn thời gian (full-time) - và dẫn động bốn bánh không liên tục (bán thời gian - part-time). Điểm khác chủ yếu giữa full-time và part-time là ở một hệt thống lực mômen xoắn liên tục tác động vào cả bốn bánh còn ở hệ thống kia, người điều khiển có thể thay đổi hình thức truyền động từ hai cầu sang một cầu (mà thông thường là vào cầu sau (RWD).
Một số hệ thống AWD tiên tiến được các hãng, từ Audi cho tới Subaru, thiết kế nay đã kết hợp được cả những ưu điểm của RWD lẫn FWD. AWD mới thậm chí còn có thể thay đổi tỷ lệ truyền động căn cứ theo điều kiện vận hành trên đường. Ví dụ chiếc Lamborghini Gallardo có thể chuyển sang truyền lực vào bánh sau khi cần tăng tốc gấp và, trong trường hợp bánh bị trượt, hệ thống sẽ điều chỉnh tỷ lệ phân phối động lực tới bánh xe cho hợp lý.
Tuy nhiên sự phức tạp của 4WD cũng có nghĩa là giá thành của nó không hề rẻ. Ngoài ra cấu hình này còn tiêu thụ nhiều nhiên liệu đăc biệt là đối với 4WD full-time do lực mômen xoắn liên tục truyền cho cả bốn bánh xe. Chi phí để bảo dưỡng các dòng xe này cũng không hề nhỏ và việc “tăng trọng” sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng phanh và điều khiển của xe.
Cả RWD và FWD hiện đã ứng dụng những cải tiến để khắc phục các điểm yếu cố hữu của chúng. Xe FWD nay đã hiệu quả hơn trong việc kiểm soát lực mômen xoắn. Trong khi đó xe RWD lại ứng dụng các công nghệ kiểm soát ma sát và sự ổn định qua đó cải thiện hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu. Do vậy khi mua xe, bạn cần cân nhắc kỹ giữa những yêu cầu đối với chiếc xe mới và các khả năng của nó.
Với những ai muốn có một chiếc sedan giá “hợp lý” nên chọn một chiếc xe FWD. Đa phần các xe lắp ráp tại Việt Nam hiện đều là loại FWD, trừ Mercedes và BMW. Danh sách những chiếc xe bán chạy nhất loại này gồm Honda Accord, Civic; Toyota Camry, Corolla…vv. Còn với những người yêu thích tốc độ và muốn có cảm giác lái thú vị, nên cân nhắc các mẫu xe RWD mới như xe của Mercedes Benz, BMW, xe cơ bắp Ford Mustang và Dodge Charger, hay chiếc sedan Chrysler 300 ăn khách.
Khác với FWD hay RWD, AWD cho phép phân bổ lực mômen xoắn của động cơ cùng lúc vào cả bốn bánh.
Ban đầu hệ thống dẫn động hai cầu được thiết kế với mục đích chính là chinh phục các địa hình phức tạp và chủ yếu sử dụng cho các xe việt dã gầm cao – thường gọi 4WD. Tuy nhiên hệ thống dẫn động hai cầu điện tử hiện đại ngày nay còn giúp cải thiện khả năng đẩy của động cơ trên đường bằng phẳng. Vì vậy dẫn động hai cầu không chỉ tỏ ra rất hữu ích trên các cung đường trơn trượt khó đi hay trong điều kiện thời tiết xấu mà còn làm tăng độ ổn định của xe khi chạy với vận tốc cao – ở xe gầm thấp thường gọi kiểu dẫn động AWD.
Dẫn động hai cầu gồm hai loại chính là dẫn động bốn bánh liên tục - hay còn gọi là 4WD toàn thời gian (full-time) - và dẫn động bốn bánh không liên tục (bán thời gian - part-time). Điểm khác chủ yếu giữa full-time và part-time là ở một hệt thống lực mômen xoắn liên tục tác động vào cả bốn bánh còn ở hệ thống kia, người điều khiển có thể thay đổi hình thức truyền động từ hai cầu sang một cầu (mà thông thường là vào cầu sau (RWD).
Một số hệ thống AWD tiên tiến được các hãng, từ Audi cho tới Subaru, thiết kế nay đã kết hợp được cả những ưu điểm của RWD lẫn FWD. AWD mới thậm chí còn có thể thay đổi tỷ lệ truyền động căn cứ theo điều kiện vận hành trên đường. Ví dụ chiếc Lamborghini Gallardo có thể chuyển sang truyền lực vào bánh sau khi cần tăng tốc gấp và, trong trường hợp bánh bị trượt, hệ thống sẽ điều chỉnh tỷ lệ phân phối động lực tới bánh xe cho hợp lý.
Tuy nhiên sự phức tạp của 4WD cũng có nghĩa là giá thành của nó không hề rẻ. Ngoài ra cấu hình này còn tiêu thụ nhiều nhiên liệu đăc biệt là đối với 4WD full-time do lực mômen xoắn liên tục truyền cho cả bốn bánh xe. Chi phí để bảo dưỡng các dòng xe này cũng không hề nhỏ và việc “tăng trọng” sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng phanh và điều khiển của xe.
Cả RWD và FWD hiện đã ứng dụng những cải tiến để khắc phục các điểm yếu cố hữu của chúng. Xe FWD nay đã hiệu quả hơn trong việc kiểm soát lực mômen xoắn. Trong khi đó xe RWD lại ứng dụng các công nghệ kiểm soát ma sát và sự ổn định qua đó cải thiện hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu. Do vậy khi mua xe, bạn cần cân nhắc kỹ giữa những yêu cầu đối với chiếc xe mới và các khả năng của nó.
Với những ai muốn có một chiếc sedan giá “hợp lý” nên chọn một chiếc xe FWD. Đa phần các xe lắp ráp tại Việt Nam hiện đều là loại FWD, trừ Mercedes và BMW. Danh sách những chiếc xe bán chạy nhất loại này gồm Honda Accord, Civic; Toyota Camry, Corolla…vv. Còn với những người yêu thích tốc độ và muốn có cảm giác lái thú vị, nên cân nhắc các mẫu xe RWD mới như xe của Mercedes Benz, BMW, xe cơ bắp Ford Mustang và Dodge Charger, hay chiếc sedan Chrysler 300 ăn khách.