Tìm hiểu hiện tượng cháy ''Rớt'' trên động cơ Diesel

TrinhTan
Bình luận: 4Lượt xem: 4,171

TrinhTan

Giữ xe
Nhân viên
Quá trình cháy - giãn nở của hỗn hợp diesel và không khí bên trong buồng đốt rất phức tạp và xảy ra nhiều hiện tượng đặc biệt. Trong đó, cháy Rớt là một hiện tượng không mong muốn trong quá trình động cơ làm việc. Vậy cháy rớt là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến động cơ? Chúng ta sẽ cùng nhau "mổ xẻ" hiện tượng này nhé.
Tìm hiểu hiện tượng cháy ''Rớt'' trên động cơ Diesel 1.jpg

Cháy rớt là gì?

Với động cơ thông thường, thời điểm sinh công "cực đại" của động cơ là ở khoảng 10- 12 độ, sau điểm chết trên ở kỳ cháy giãn nở. Tuy nhiên, vì một số lí do nào đó mà sau khi đi piston đi qua thời điểm này thì vẫn còn một lượng nhiên liệu tiếp tục cháy, hiện tượng đó chính là cháy rớt.

Tìm hiểu thêm về đặc tính nhiên liệu diesel tại đây.

Biểu hiện của hiện tượng cháy rớt:

Tìm hiểu hiện tượng cháy ''Rớt'' trên động cơ Diesel 2.jpg

- Động cơ không phát huy được hết công suất ( máy yếu )
- Động cơ nóng hơn bình thường.
- Khí xả có màu đen
- Tiêu hao nhiên liệu vượt định mức
- Tuổi thọ động cơ giảm ( do nhiệt độ cao và chủ yếu nhiên liệu không cháy hết trong xylanh sẽ phá hủy màng dầu bôi trơn cho pitong - xecmang - xylanh).​

Tác hại của cháy rớt

Cháy rớt là hiện tượng không mong muốn, nó không có tác dụng làm cho động cơ tăng công suất mà ngược lại còn làm cho động cơ giảm công suất, động cơ mau nóng. Do nhiệt lượng sinh ra trong quá trình cháy rớt không có tác dung sinh công cho động cơ mà chỉ làm nóng động cơ, giảm công suất , tăng tiêu hao nhiên liệu, động cơ xả khói đen.

Nguyên nhân do đâu?

- Nguyên nhân chính củ yếu là do thời điểm phun nhiên liệu quá trễ
- Nhiên liệu được phun không tơi, áp suất phun thấp
- Nhiệt độ, áp suất buồng đốt cuối kỳ nén thấp.​


Làm sao để hạn chế hiện tượng này?

Về nguyên tắc chính, nhiên liệu phun đúng thời điểm thích hợp, diễn ra cháy nhanh (phải nhanh như nhiên liệu xăng).

Tìm hiểu hiện tượng cháy ''Rớt'' trên động cơ Diesel 3.jpg

Về vận dụng thực tế, cần: kiểm tra bơm cao áp, kim phun và áp suất buồng đốt.

- Thông thường sau một thời gian làm việc các chi tiết được chế tạo mang tính đồng bộ cao ( bộ đôi ) trong hệ thống nhiên liệu như bơm cao áp ( pitong long dơ ) sẽ bị mòn. Điều này dẫn đến thời điểm áp suất được tạo bởi bơm cao áp đủ để mở kim phun và phun vào buồng đốt cuối quá trình nén sẽ bị muộn hơn so với tiêu chuẩn.
- Kim phun mòn: độ kín khít giữa thân và chốt kim phun kém nên thời điểm áp lực do bơm cao áp tạo ra đủ để nâng được chốt kim phun cho nhiên liệu phun vào buồng đốt muộn hơn tiêu chuẩn.
- Chốt kim phun kẹt ở trạng thái thường mở, nhiên liệu tự chảy vào buồng đốt nếu nhiên liệu có áp suất
- Lỗ phun trên đỉnh thân kim phun mòn, tia nhiên liệu phun ra không tơi.
- Vấu cam của bơm cao áp mòn nên đến thời điểm phun muộn
- Lò xo hồi vị của pitong long dơ kém, lượng nhiên liệu nạp cho xylanh giảm dẫn đến thời điểm tạo được áp suất đủ để mở kim phun muộn....​

Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin bổ ích cho các bác! Mọi phản hồi hãy để ngay bên dưới bài viết!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên