Tiêu điểm: Lối đi nào cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?

YeuDauNhot
Bình luận: 0Lượt xem: 1,603

YeuDauNhot

Tài xế O-H
Gỡ khó bài toán về vốn cho DN phụ trợ, cải thiện chính sách, tăng cường liên kết… là một số yếu tố cần được quan tâm để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Xem thêm:
“Nội địa hóa không đơn thuần là tăng số lượng nhà cung cấp Việt”
VinFast mang trên mình sứ mệnh vực dậy cả nền sản xuất công nghiệp Việt Nam


Hiện nay, Việt Nam đã đạt tỷ lệ nội địa hóa 55% với các xe tải đến 7 tấn hay 45 -55% đối với xe khách trên 24 chỗ hay khoảng 37% với xe Innova của Toyota và 40% với một số mẫu xe của Thaco; Vinfast đặt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm của mình là 60%.

Tuy nhiên, 60%, một con số không hề đơn giản khi tỷ lệ nội địa hóa bình quân của ngành ô tô Việt mới chỉ khoảng 15% - 20%. Trong khi đó, tỷ lệ nội địa này phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp hỗ trợ nhưng vốn và luật chơi toàn cầu đang là rào cản đối với doanh nghiệp Việt khi muốn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực ô tô.

10-1538813260.jpg

Thực ra, Vinfast không phải là doanh nghiệp đầu tiên muốn sản xuất ra một chiếc xe "Made in Vietnam" với tỷ lệ nội địa hóa cao mà trước đó, Vinaxuki đã làm được điều này. Tuy nhiên, đến nay, Vinaxuki lại đang phải ngừng hoạt động do thiếu vốn.

Vinfast ra đời trong bối cảnh có nhiều thuận lợi hơn về mặt cơ chế, tài chính mạnh hơn cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ. Liệu Việt Nam có cạnh tranh nổi với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia khi mà nền công nghiệp ô tô của họ đã có hàng chục năm nay?

Thực tế, Thái Lan có thể coi là một ví dụ điển hình về nỗ lực phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ô tô đang đóng góp 4% GDP của nước này.

12-1538813282.jpg


Tại khu vực Đông Nam Á, ngành công nghiệp ô tô Malaysia chỉ đứng sau người Thái. Cũng áp dụng mạnh tay chính sách bảo hộ giống Thái Lan nhưng chính phủ Malaysia lại chọn con đường xây dựng những thương hiệu ô tô mang tầm quốc gia thay vì ngành công nghiệp phụ trợ. Ngành công nghiệp ô tô Malaysia đang đóng góp 4% GDP của Malaysia.

Có thể thấy, con đường của những chiếc xe Việt sẽ còn rất dài và cũng nhiều thách thức. Mặc dù Vinfast có những lợi thế riêng và có thể khẳng định được tiềm lực là người dẫn đầu nhưng vẫn rất cần thêm những doanh nghiệp khác để tạo sự liên kết, cạnh tranh, đó mới là những bước đi chắc chắn để công nghiệp ô tô Việt Nam có một lối đi mới, chắc chắn hơn, bền vững hơn.

Theo VTV News
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên