Thu nhập của một người kỹ sư ô tô bao nhiêu là đủ?

Phóng Viên Ô Hát
Bình luận: 85Lượt xem: 17,688

seconhan

Tài xế O-H
Suy cho cùng chúng ta thiếu mục đích từ khi ra trường thôi. Lớp tôi hơn 80 người,ra trường khoảng 15% theo đúng nghề, trong đó có người làm giám đốc dich vụ lúc 27 tuổi có người cầm bằng có bằng kỹ sư mà làm công nhân, đều do mục đích và đi đúng đường mới tạo thành công .
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Đây quả là một suy nghĩ đầy sai lầm và thương đau
Có thể không đúng với Bác nhưng xã hội phân công mỗi người mỗi việc, kể cả gia đình Bác cũng vậy thôi. Chúng ta không thể chen chân tranh giành giẫm đạp để kiếm công việc mơ ước. Kỹ sư ngành ô tô lương không cao là thực tế. Thương đau hay không là do định hướng, Bác nên nhớ thành công luôn không bao giờ thuộc về số đông.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Có thể không đúng với Bác nhưng xã hội phân công mỗi người mỗi việc, kể cả gia đình Bác cũng vậy thôi. Chúng ta không thể chen chân tranh giành giẫm đạp để kiếm công việc mơ ước. Kỹ sư ngành ô tô lương không cao là thực tế. Thương đau hay không là do định hướng, Bác nên nhớ thành công luôn không bao giờ thuộc về số đông.
Bác nói đúng, xã hội phân công, nhưng nó phân công dựa trên sự lựa chọn của mỗi người thôi ạ. Dù muốn dù không, xã hội vẫn có quy luật của nó, vẫn có nâng đỡ, vẫn có tranh giành dẫm đạp. Cái sự thương đau mà tôi nói đến chính là cái mục đích trong nghề và sự đạt được nó xa nhau quá, trong khi đó, chỉ cần chúng ta điều chỉnh lại mình là khoảng cách đó giảm rất nhiều, thậm chí gần như tiệm cận. Cái sai lầm là do quan niệm của mình sai, dẫn đến suy nghĩ lệch. Trong bài ở trên, như bác nói, tôi xin trích dẫn và bình luận như sau:
- "Với bác có khả năng theo đuổi thì nó thành công." Thực ra, tại thời điểm đó, chả ai có thể chắc chắn đánh giá được là có đủ khả năng để theo đuổi hay không cả, bác ạ. Theo thì cứ theo thôi, có niềm tin soi đường, chứ cũng chả biết nó soi đi đến đâu, tin là đi thôi. Chấp nhận, 1 xanh cỏ, 2 đỏ ngực
- "Nhiều anh em học chung ngành nhưng khi ra trường nhà tuyển dụng họ thấy có tiềm năng thì chuyển sang đào tạo làm các công việc khác nhau." Thực tế vẫn xảy ra, đúng như bác nói. Nhưng xảy ra trên cơ sở là chúng ta buông thả, chấp nhận sự đưa đẩy của nhà tuyển dụng chứ không hẳn theo dự kiến của bản thân. Có thể là bất lực, chấp nhận hoàn toàn vì ta chả biết làm thế nào, kể cả nó khác hoàn toàn như dự kiến; cũng có thể lúc đó, ta mới nhận thấy rằng sự đưa đẩy của họ có thể là hay hơn (lúc trước đó, ta không đủ trình để nghĩ ra điều ấy), coi như 1 hướng mới để ta theo hoặc thử theo; cũng có thể, lúc đó sự đưa đẩy này giúp ta giải quyết 1 phần lộ trình của ta, cứ theo đã, sau đó ta trở lại đường cũ...Nhìn chung, nó chứng tỏ ta chưa chuẩn bị đầy đủ, chưa hoàn toàn hiểu mình muốn gì, cần gì, chưa hiểu xã hội có gì và cần gì, và ta có thể giải quyết đến đâu
- "Việc chọn người là do người sử dụng lao động quyết định." Cái này thực sự là sai lầm. Ta yêu nàng, không có nghĩa là nàng phải yêu ta. Họ có quyền đề nghị, còn ta có quyền đồng ý hoặc không đồng ý
- "Một vài công việc đòi hỏi tính kỹ luật cao thì bạn không dễ dàng gì mà chon được." Tại sao lại không nhỉ, ta học ô tô thì sao những việc khó về ô tô ta lại không chọn được nhỉ, trừ khi ta kém cỏi hoặc tự nghĩ là ta kém cỏi. Có ai ngủ 1 giấc mà thành tài, mà làm được việc khó đâu. Nó là 1 quá trình tu dưỡng, và ta cũng có thể tu dưỡng để làm được việc đó
- "Nghề ô tô được xem là nghề phổ thông thì lương không cao như các ngành khác." Cái này bác đúng. Vấn đề là ta cần làm gì để nó không phải là nghề phổ thông nữa
- "Do nhu cầu của thì trường lao động thì việc phải chọn người." Bác đúng, nhưng chỉ đúng khi người đã chọn và làm nghề rồi
Tôi cố tình trích dẫn để chúng ta tranh luận với nhau cho chặt chẽ. Chẳng phải để hơn thua, cũng chả lợi lộc vì tôi với bác chả biết nhau. Chúng ta tranh luận vậy chỉ để cho người khác hưởng lợi thôi, để các bạn trẻ hiểu rõ hơn và tự quyết định một cách đúng đắn, phù hợp với họ. Và đó là điều tốt. Hy vọng chúng ta còn được tranh luận tiếp
Cảm ơn bác đã tiếp chuyện!
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Bác Bánh có thể làm chủ cơ sở của mình thì thì có thể hô mưa gọi gió, hùng cứ 1 phương. Sinh Viên mới ra trường thì trong tay chả có gì ngoài cái quần mòn đít. Bố mẹ lo cho ăn học tài chính cũng cạn kiệt. Ra trường thì sinh viên rải CV khắp nơi và ngồi chờ cơ hội đếm từng ngày. Các Cty hay cơ sỏ họ luôn có sẳn một lực lượng lao động tại chỗ và chỉ tuyển thêm nếu thiếu hay mở rộng quy mô. Các chuyên ngành mà sinh viên học thì thừa nên không còn chỗ nhét. Vì vậy việc lựa chọn cho mình 1 công việc mong muốn là không dễ. Nếu nằm chờ đúng công việc mình cần thì có mà mốc mõm. Thực trạng xã hội bây giờ là thừa thầy thiếu thợ hầu như ai cũng biết. Làm việc không hiệu quả cũng có thể bị chuyển sang làm các công việc khác là bước đầu tiên. Làm việc hiệu quả thì nhiều chỗ mời chào lôi kéo. Không có lựa chọn nhiều khi đi làm thuê.
Ô tô đầy đường nên nó là nghề phổ thông, không phải nghề tương lai. Kỹ sư ở ta làm dịch vụ chủ yếu, không có làm R&D. Lương cao hay không là dựa trên hiệu quả kinh tế mang lại.
Trong công ty có thể làm chung nhóm, cùng chung công việc nhưng lương là bảo mật. Thưởng cũng không giống nhau. Có thể tham khảo anh em đã từng làm trước đó để biết.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bác Bánh có thể làm chủ cơ sở của mình thì thì có thể hô mưa gọi gió, hùng cứ 1 phương. Sinh Viên mới ra trường thì trong tay chả có gì ngoài cái quần mòn đít. Bố mẹ lo cho ăn học tài chính cũng cạn kiệt. Ra trường thì sinh viên rải CV khắp nơi và ngồi chờ cơ hội đến từng ngày. Các Cty hay cơ sỏ họ luôn có sẳn một lực lượng lao động tại chỗ và chỉ tuyển thêm nếu thiếu hay mở rộng quy mô. Các chuyên ngành mà sinh viên học thì thừa nên không còn chỗ nhét. Vì vậy việc lựa chọn cho mình 1 công việc mong muốn là không dễ. Nếu nằm chờ đúng công việc mình cần thì có mà mốc mõm. Thực trạng xã hội bây giờ là thừa thầy thiếu thợ hầu như ai cũng biết. Làm việc không hiệu quả cũng có thể bị chuyển sang làm các công việc khác là bước đầu tiên. Làm việc hiệu quả thì nhiều chỗ mời chào lôi kéo. Không có lựa chọn nhiều khi đi làm thuê.
Ô tô đầy đường nên nó là nghề phổ thông, không phải nghề tương lai. Kỹ sư ở ta làm dịch vụ chủ yếu, không có làm R&D. Lương cao hay không là dựa trên hiệu quả kinh tế mang lại.
Trong công ty có thể làm chung nhóm, cùng chung công việc nhưng lương là bảo mật. Thưởng cũng không giống nhau. Có thể tham khảo anh em đã từng làm trước đó để biết.
Ồ, bác khen quá.! Tôi vẫn đi làm thuê mà, lấy đâu ra cơ sở của mình. Chỉ cố gắng làm chủ bản thân mình, công việc của mình thôi
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Bác Bánh có thể làm chủ cơ sở của mình thì thì có thể hô mưa gọi gió, hùng cứ 1 phương. Sinh Viên mới ra trường thì trong tay chả có gì ngoài cái quần mòn đít. Bố mẹ lo cho ăn học tài chính cũng cạn kiệt. Ra trường thì sinh viên rải CV khắp nơi và ngồi chờ cơ hội đến từng ngày. Các Cty hay cơ sỏ họ luôn có sẳn một lực lượng lao động tại chỗ và chỉ tuyển thêm nếu thiếu hay mở rộng quy mô. Các chuyên ngành mà sinh viên học thì thừa nên không còn chỗ nhét. Vì vậy việc lựa chọn cho mình 1 công việc mong muốn là không dễ. Nếu nằm chờ đúng công việc mình cần thì có mà mốc mõm. Thực trạng xã hội bây giờ là thừa thầy thiếu thợ hầu như ai cũng biết. Làm việc không hiệu quả cũng có thể bị chuyển sang làm các công việc khác là bước đầu tiên. Làm việc hiệu quả thì nhiều chỗ mời chào lôi kéo. Không có lựa chọn nhiều khi đi làm thuê.
Ô tô đầy đường nên nó là nghề phổ thông, không phải nghề tương lai. Kỹ sư ở ta làm dịch vụ chủ yếu, không có làm R&D. Lương cao hay không là dựa trên hiệu quả kinh tế mang lại.
Trong công ty có thể làm chung nhóm, cùng chung công việc nhưng lương là bảo mật. Thưởng cũng không giống nhau. Có thể tham khảo anh em đã từng làm trước đó để biết.
bác nói đúng sinh viên ra trường chỉ được cái trai mông,đi làm kỹ thuật thuê thì 100% cũng không làm giàu được,nhưng khi ra trường bác không có quan hệ,không tiền,kỹ thuật thì khỏi nói, vậy thì lấy đâu mà lương cao,trong khi thương trường thì cạnh tranh đấu đá cũng nhiều, lúc này bác phải chọn nếu cần nhiều tiền thì bác có thể làm bất cứ gì để có thu nhập cao,còn không thì phải học phải chấp nhận nó để để có tiền,có quan hệ,có kỹ thuật,rồi sau đi lên có thể là trưởng phòng hay giám đốc,hoặc hơn nữa là làm ông chủ 1 gara lúc này bác mới cần nghĩ đến tiền hơn.BÁC Bánh hay bác nào hay bất cứ ai đều cũng phải vậy thôi,đã đi làm thuê thì ĐỪNG BAO GIỜ HỎI MÌNH LƯƠNG ĐƯỢC BAO NHIỀU MÀ HÃY HỎI MÌNH SẼ THU ĐƯỢC GÌ KHI Ở ĐẤY.
 

vietdan71

Tài xế O-H
Thu nhập của kỹ sư ô tô được đánh giá đúng dắn nhất có lẽ là được sở hữu một chiếc xế độ do chính mình làm ra.
 

nguyenvan77

Tài xế O-H
"THU NHẬP BAO NHIÊU LÀ ĐỦ ?"
Một câu hỏi thật khó để trả lời.


Hôm vừa rồi, vào 1 ngày nắng gần 40 độ ở đường phố Sài Gòn tôi có đi xe của một bạn trẻ bỏ công ty để đi chạy xe ôm công nghệ. Hai anh em có nói chuyện trên đường đi, tôi bắt chuyện và hỏi thăm sao bỏ công ty, thì em ấy nói “trước em làm trong 1 công ty lương thấp quá anh, làm vất vả mà họ trả em có 5 triệu, nên em đi chạy cái này, có nắng gió chút nhưng thu nhập khá hơn, tự do hơn”. Có lẽ với bạn ấy 5 triệu không đủ để nuôi bản thân hiện tại nên bạn chọn con đường tắt, ngắn nhất. Nhưng tôi tự hỏi, nếu sau thành phố cấm xe máy (kiểu gì rồi cũng sẽ cấm) thì bạn chạy ở đâu ? hay vài năm sau hãng xe ôm công nghệ họ giải thể hay bán lại như UBER thì bạn làm gì ? Thu nhập sẽ ra sao ? Lúc đó có lẽ cũng khó để bạn học cho mình 1 nghề gì khác, và 4 năm đại học có lẽ lúc đó chỉ còn là tờ giấy. Sinh viên ra trường thì đông như quân Nguyên, những doanh nghiệp nào cũng chung cảnh thiếu nhân sự. Một phần vì chất lượng sinh viên ra trường còn yếu cần đào tạo thêm, một phần thấy kiếm tiền “ăn xổi” dễ quá nên các bạn không chấp nhận lương thấp mà phải chịu khó, chịu khổ cho các doanh nghiệp đào tạo.

Ngày trước hồi mới chập chững bước chân đi làm, không, phải nói là đi học việc thì đúng hơn, bởi ngày đó bước chân ra khỏi ghế nhà trường tôi chẳng biết gì ngoài 1 vài kiến thức cơ khí rất nhỏ mà tôi học được khi đi thực hành, nhưng không phải trên động cơ sống hay xe hoàn thiện như các bạn sinh viên học bây giờ mà chỉ là 1 cái động cơ mà thiếu ốc, thiếu cả piston, thiếu đủ thứ.

Cảnh xin đi học việc ngày đó thật khó khăn, tôi làm hồ sơ rất đầy đủ, đơn xin việc là viết tay làm nhiều bản, sau đó đi rải khắp nơi nhưng lúc nhận hồ sơ họ hỏi xin làm gì, tôi bảo xin phụ việc thì chủ họ xua tay và đuổi đi, vì họ hỏi mình chẳng biết gì nên họ bảo “giờ nhận mày vào anh lại mất thời gian dạy mày nữa thì anh còn làm được gì”.
Vậy là tôi lủi thủi bỏ về mà cũng không nói được gì, vì người ta nói đúng, đến con ốc mình còn đang chưa phân biệt nổi các loại ốc, loại cờ lê, hay khẩu tuýp, ... chứ nói gì làm được việc khác.
Cũng may mắn cho tôi là sau 1 thời gian rải hồ sơ không được, tôi gặp được một bác mới quen nhưng tốt bụng xin cho tôi vào học việc ở 1 gara.

Thế là tôi bắt đầu dấn thân vào nghề, ngày đầu tiên đi học nghề cũng thật là hoang mang, nhiệm vụ chính của tôi là đi kiếm ốc, kiếm đồ nghề, cứ tưởng công việc đơn giản mà ngờ đâu nó chẳng đơn giản chút nào. Trước đó tôi không nghĩ có nhiều loại đồ nghề như vậy dù rằng ngày bé hay theo bố đi sửa xe đạp, xe máy nhưng có quá nhiều thứ tôi chưa từng nhìn thấy. Vậy là cả ngày tôi chạy loăng quăng khắp xưởng mà nó rộng cả 2000m2, và kèm theo đó là những tiếng cười chê bai, chửi mắng của các anh thợ vì lấy đồ chậm trễ, tìm không thấy đồ. Lúc đó thật ra cũng “cay” lắm, nhưng “cay” vì bị mắng 1 thì “cay” vì bản thân không biết gì nhiều hơn. Đến cuối ngày đôi chân mềm nhũn, không còn cảm giác (dù rằng thời sinh viên đi bưng bê nhà hàng, bốc vác vật liệu xây dựng cũng loăng quăng khắp nơi) mà không hiểu sao thấy mệt như vậy, chắc có lẽ mệt do tinh thần vì thất vọng bản thân.


Tôi cố lết ra cách đó khoảng 1km để bắt xe bus về xóm trọ cách đó 15km, rồi tiếp tục 2km nữa từ trạm dừng xe bus vào đến chỗ trọ. Suốt 1 tuần đầu ngày nào cũng vậy, chạy loăng quăng khắp xưởng, rồi đứng xe bus, đi bộ đến nỗi chân trái bị mất cảm giác, đi đá bóng không còn cảm giác bóng khi sút chân trái nữa (tôi sút bóng được cả 2 chân).

Cũng may cho tôi có được chút bản tính kiên trì không bao giờ biết nản chí và chịu thua cuộc, thêm chút nhanh nhẹn, dễ gần, chịu khó làm quen với mọi người, nên dần được mọi người quý mến và chỉ bảo, tôi cũng sớm làm được gì đó đóng góp vào những chiếc xe xuất xưởng. Lúc đó cảm thấy thích cái nghề này lắm, vì được học hỏi nhiều, khám phá nhiều cái mình chưa biết.

May mắn nữa ngày đó tham gia OTO-HUI.COM - một diễn đàn kỹ thuật ô tô, một kho tàng kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ hàn lâm tới thực tế hàng ngày, lúc đó với tôi như cá gặp nước. Ban ngày đi làm có gì không biết tôi đều hỏi các anh thợ, nhưng không phải ai cũng chỉ, chưa nói đến việc hỏi nhiều các anh đăng làm cáu lên là lại ăn chửi (biết cách “hỏi” cũng là một nghệ thuật, 1 kỹ năng quan trọng). Thế là tôi lên diễn đàn OTO-HUI và đọc các bài viết chia sẻ trên đó, tôi tải tài liệu về đọc, rồi chép hết những câu hỏi anh em hỏi về 1 file word sau đó ngồi tự trả lời, cái nào không trả lời được ngày mai đến xưởng hỏi các anh. Còn nữa, những gì ở xưởng tôi không hỏi được, hoặc các anh giải đáp chưa hiểu, tôi lại đăng lên OTO-HUI để hỏi, và được các anh trên đó chia sẻ, phân tích rất chi tiết và nhiệt tình mặc dù họ không hề biết tôi là ai, tốt hay xấu. Lúc đó tôi chỉ biết lên hỏi và hỏi, chứ cũng không biết gì mà trả lời. Nhưng nhờ vậy tôi thu về cho mình được một lượng kiến thức vô cùng hữu ích cho sự phát triển nghề nghiệp của mình. Đặc biệt quen được các anh em OTO-HUI là một may mắn lớn cho tôi.

Thế là tôi cũng có cho mình tháng lương đầu tiên và không phải xòe tay xin tiền bố mẹ. Ngày đó với tôi 1,8 triệu không nhiều nhưng đó là thành quả của những gì mình làm ra được. Nhiều người nói, rồi bạn bè nói, một số đứa bạn đi làm công nhân ở khu công nghiệp thu nhập cũng khá, hay mọi người ở quê nói bằng đó tiền sao sống được, tuy cũng thấy chút buồn và tủi thân nhưng rồi tôi vẫn quyết tâm theo nghề bởi với tôi 1,8 triệu đó chỉ là khởi đầu cho 1 hành trình dài phía trước hướng tới những giá trị lớn lao hơn rất nhiều.

Ngày đó 1,8 triệu tôi vẫn tạm gọi là đủ chi tiêu do cũng gọi là tằn tiện. Nhớ hồi đó lần đầu tiên tổ chức sinh nhật OTO-HUI ở đường Hoàng Quốc Việt, chi phí tham gia là 500.000, với tôi đó là một chi phí rất lớn, bằng cả 1/3 tháng lương của tôi, nhưng tôi vẫn quyết tâm tham gia. Đó với tôi là một quyết định sáng suốt, bởi 500.000 là quá rẻ để tôi được gặp anh em trong nghề, được quen biết, được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và hơn hết, tôi tìm được niềm vui sướng nơi đây. Sau lần đó khi về, trong túi tôi không còn đồng nào, phải vay 1 người anh cũng mới gặp trước sự kiện mấy hôm để trả tiền nhà nghỉ, biết là sau đó phải cày cuốc, nhịn ăn tiêu để trả lại và bù tiền ăn cả tháng tới nhưng lòng vẫn không hề thấy tiếc, thậm chí là rất vui. Sự nghiệp của tôi bắt đầu từ đó, sau này do cũng chịu khó, ham học hỏi nên tôi nắm bắt công việc cũng tương đối tốt, vì thế mức lương dần thay đổi.

Sau gần 5 năm theo đuổi nghề mức lương của tôi cũng chỉ hơn 7 triệu, mức lương chưa phải là cao, nhưng nói chung với tôi vẫn đủ sống và tích lũy dù là khi đó tôi đã có 1 mái ấm nhỏ với 1 cậu con trai mới sinh. Có lẽ cũng vẫn do tôi biết cân đối chi tiêu, và có 1 người vợ biết chăm lo cho gia đình.

Có lẽ ngày đó tôi vẫn làm ở đó thì chắc thu nhập của tôi cũng khá bởi tôi cũng làm được việc và chủ xưởng quý mến. Tuy nhiên hồi đó tôi bắt đầu nhen nhóm ý định xây dựng cho mình một nơi để mình có thể tự làm chủ được, không phải làm công cho ai hết mà cho chính mình. Rồi tôi quyết tâm xin nghỉ với lý do về quê hương phát triển. Hồi đó trước khi thực hiện ý định, tôi cùng gia đình nhỏ của mình quyết định đi chơi một chuyến, và nơi tôi chọn là Sài Gòn, nơi mà tôi ao ước từ ngày còn nhỏ, do được nghe người nhà trong đó kể.

Và đó cũng là một chuyến đi định mệnh với tôi. Vào Sài Gòn tôi gặp lại một người anh là người sáng lập ra diễn đàn OTO-HUI, và hiện giờ là sếp tổng của tôi. Do gặp anh nhiều lần trước đó, đã từng cùng nhau rong ruổi những nẻo đường Tây Bắc, nhiều đêm nằm cùng nhau tâm sự, tôi thấy được những khát vọng lớn lao, một ý chí mạnh mẽ, một nghị lực phi thường, một tầm nhìn tôi không biết đâu là giới hạn với anh, và hơn hết là mong ước tạo nên những giá trị to lớn cho cộng đồng, cho xã hội không màng đến bản thân của anh. Anh nói với tôi ở lại làm cùng anh, cùng anh xây dựng và tạo ra giá trị cho cộng đồng này, xã hội này. Tôi mất 1 đêm suy nghĩ để trả lời anh, một đêm này không phải là đắn đo suy nghĩ xem nên làm hay không, mà một đêm này là tôi suy nghĩ là giữ vợ con ở lại hay đưa vợ con về quê, còn mình ở lại. Cũng may cho cuộc đời tôi là có được 1 người vợ chịu thương, chịu khó lại hiểu chuyện, luôn ủng hộ và tin tưởng tôi vô điều kiện. Thế là tôi từ bỏ giấc mơ mở gara. Sau đó tôi chia tay vợ con ở sân bay và nhận công việc hoàn toàn mới, một môi trường mới, những con người mới, và cả mức lương mới.

Mức lương mới tôi nhận ở đây không phải cao hơn mà là thấp hơn 1 nửa. Có lẽ nói ra có thể có người không tin, nhưng đó là sự thật, và tôi đã đồng ý trước khi nhận việc, cả vợ tôi cũng thế. Dẫu biết rằng có con nhỏ (khi đó 1 tuổi) sẽ vất vả, nhưng chúng tôi đều chấp nhận, vì vợ tôi tin tôi, còn tôi thì tin về một tương lai xa sẽ tốt đẹp hơn, ấm no hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn, và tạo nên được nhiều giá trị hơn. Vợ tôi về quê chọn cho mình 1 công việc tạm bợ là buôn tôm cá ngoài chợ, sáng ra biển, chiều ra chợ. Còn tôi cố gắng chi tiêu để nuôi bản thân mình, chứ nói thật cũng không có tiền mua sữa cho con. Hồi đó gia đình phản đối, mọi người dè bỉu, có người khinh thường thấy rõ, bạn bè thì lên mặt dạy dỗ, chưa kể thấy bạn bè đứa mua xe, đứa xây nhà, ... nhưng tôi cũng không lấy đó làm chạnh lòng, cũng chẳng mảy may để ý, bởi tôi có trong mình niềm tin mãnh liệt đủ lớn về tương lai phía trước.

Đến bây giờ đã hơn 3 năm tôi làm việc ở đây, nhờ quyết tâm, cầu tiến, phấn đấu, dành trọn tâm huyết, sức lực và trách nhiệm cho con đường mình chọn, và nhờ có một hậu phương vững chắc luôn ủng hộ, cũng như được làm việc cùng đội ngũ trẻ trung, năng động và nhiệt huyết, thu nhập của tôi dần được cải thiện, vị trí cũng được cải thiện, tôi được tin tưởng nên trách nhiệm và trọng trách cao hơn, tất nhiên khó khăn, thử thách cũng nhiều hơn. Chắc chắn rồi, vì sau mỗi khó khăn là nhiều khó khăn hơn nữa, sau mỗi thử thách là nhiều thử thách hơn nữa. Tôi hiểu rằng muốn đánh được những mẻ cá lớn phải ra khơi xa thì việc vượt qua lớp lớp sóng dữ, tầng tầng bão tố là điều không thể tránh khỏi. Việc của tôi lúc đó là đóng cho mình những chiếc thuyền thật chắc chắn, tức là trau dồi và tích lũy nội lực cho mình thật tốt (kiến thức, bài học, kinh nghiệm, kỹ năng và niềm tin vào chính bản thân mình) để chinh phục biển lớn.

Còn né tránh nó ư, tôi không chọn, không có gì là dễ dàng cả, cái gì có càng dễ, mất cũng dễ. Dù là ao, sông, hồ thì cũng đều đổ ra biển lớn chứ không có chuyện ngược lại. Tại sao biển lớn bao la cho ta khai thác không chọn, lại đi chọn ao hồ bé nhỏ mà biết bao người bon chen khai thác đến cạn kiệt ? Đó là lý do vì sao tôi chọn nơi đây để cống hiến và xây dựng.

Người ta nói muốn biết bạn có thành công hay không thì qua 40 mới thấy. Tuổi đời tôi mới chỉ đầu 3, nên còn quá trẻ để suy nghĩ về những gì trước mắt, về bữa ăn hàng ngày, về những con cá nhỏ bé mà hàng ngày người người tranh nhau. Cũng như các cụ nói “ Giấc mơ con (nhỏ), đè nát cuộc đời con”, tôi không chọn những gì hiện tại, tôi không bằng lòng với nó, tôi chọn dám mơ, dám nghĩ, dám làm những gì lớn lao hơn, đem lại nhiều giá trị hơn cho gia đình, cho mọi người, cho xã hội, cho đất nước này.


Một cuộc sống ổn định là cuộc sống thường chỉ xuất hiện sau năm 40 tuổi, vậy thì bây giờ thu nhập bao nhiêu là đủ ? là ổn định ? Thật khó để trả lời, bởi từ “đủ” nó có 2 chữ cái thôi nhưng ý của nó thì rộng lắm, ý nghĩa nó ứng với từng người và không có giới hạn tùy vào suy nghĩ. Với tôi 1,8 triệu tôi vẫn thấy đủ, 3 triệu, 5 triệu, 7 triệu, 10 triệu, 15 triệu, ... cũng vẫn chỉ là đủ, đủ để tôi nuôi ước mơ, đủ để tôi nuôi hoài bão, phấn đấu cho một tương lai tươi sáng hơn, gia đình ấm no, hạnh phúc hơn.

Nguồn: Đinh Thế Chinh​
Bài viết cụ hay quá, "đủ" hay không quả thật ở cách ta suy nghỉ và hành động cụ nhỉ, chúc cụ và gia đình luôn khỏe mạnh để theo đuổi được hoài bão,
chào cụ,
 

nguyenvan77

Tài xế O-H
Bác nói đúng, xã hội phân công, nhưng nó phân công dựa trên sự lựa chọn của mỗi người thôi ạ. Dù muốn dù không, xã hội vẫn có quy luật của nó, vẫn có nâng đỡ, vẫn có tranh giành dẫm đạp. Cái sự thương đau mà tôi nói đến chính là cái mục đích trong nghề và sự đạt được nó xa nhau quá, trong khi đó, chỉ cần chúng ta điều chỉnh lại mình là khoảng cách đó giảm rất nhiều, thậm chí gần như tiệm cận. Cái sai lầm là do quan niệm của mình sai, dẫn đến suy nghĩ lệch. Trong bài ở trên, như bác nói, tôi xin trích dẫn và bình luận như sau:
- "Với bác có khả năng theo đuổi thì nó thành công." Thực ra, tại thời điểm đó, chả ai có thể chắc chắn đánh giá được là có đủ khả năng để theo đuổi hay không cả, bác ạ. Theo thì cứ theo thôi, có niềm tin soi đường, chứ cũng chả biết nó soi đi đến đâu, tin là đi thôi. Chấp nhận, 1 xanh cỏ, 2 đỏ ngực
- "Nhiều anh em học chung ngành nhưng khi ra trường nhà tuyển dụng họ thấy có tiềm năng thì chuyển sang đào tạo làm các công việc khác nhau." Thực tế vẫn xảy ra, đúng như bác nói. Nhưng xảy ra trên cơ sở là chúng ta buông thả, chấp nhận sự đưa đẩy của nhà tuyển dụng chứ không hẳn theo dự kiến của bản thân. Có thể là bất lực, chấp nhận hoàn toàn vì ta chả biết làm thế nào, kể cả nó khác hoàn toàn như dự kiến; cũng có thể lúc đó, ta mới nhận thấy rằng sự đưa đẩy của họ có thể là hay hơn (lúc trước đó, ta không đủ trình để nghĩ ra điều ấy), coi như 1 hướng mới để ta theo hoặc thử theo; cũng có thể, lúc đó sự đưa đẩy này giúp ta giải quyết 1 phần lộ trình của ta, cứ theo đã, sau đó ta trở lại đường cũ...Nhìn chung, nó chứng tỏ ta chưa chuẩn bị đầy đủ, chưa hoàn toàn hiểu mình muốn gì, cần gì, chưa hiểu xã hội có gì và cần gì, và ta có thể giải quyết đến đâu
- "Việc chọn người là do người sử dụng lao động quyết định." Cái này thực sự là sai lầm. Ta yêu nàng, không có nghĩa là nàng phải yêu ta. Họ có quyền đề nghị, còn ta có quyền đồng ý hoặc không đồng ý
- "Một vài công việc đòi hỏi tính kỹ luật cao thì bạn không dễ dàng gì mà chon được." Tại sao lại không nhỉ, ta học ô tô thì sao những việc khó về ô tô ta lại không chọn được nhỉ, trừ khi ta kém cỏi hoặc tự nghĩ là ta kém cỏi. Có ai ngủ 1 giấc mà thành tài, mà làm được việc khó đâu. Nó là 1 quá trình tu dưỡng, và ta cũng có thể tu dưỡng để làm được việc đó
- "Nghề ô tô được xem là nghề phổ thông thì lương không cao như các ngành khác." Cái này bác đúng. Vấn đề là ta cần làm gì để nó không phải là nghề phổ thông nữa
- "Do nhu cầu của thì trường lao động thì việc phải chọn người." Bác đúng, nhưng chỉ đúng khi người đã chọn và làm nghề rồi
Tôi cố tình trích dẫn để chúng ta tranh luận với nhau cho chặt chẽ. Chẳng phải để hơn thua, cũng chả lợi lộc vì tôi với bác chả biết nhau. Chúng ta tranh luận vậy chỉ để cho người khác hưởng lợi thôi, để các bạn trẻ hiểu rõ hơn và tự quyết định một cách đúng đắn, phù hợp với họ. Và đó là điều tốt. Hy vọng chúng ta còn được tranh luận tiếp
Cảm ơn bác đã tiếp chuyện!
---
cụ "Cai Binh Xe" uyên thâm quá,
 

Hoangbaoviet

Tài xế O-H
Vào nghề gì ban đầu cũng có cái giá của nó quan trọng là mình kiên trì chịu khó học hỏi mới thì phải vất vả sau mới an nhàn được
 

_VIGOR_

Tài xế O-H
Con đường em đang đi cũng có nhiều điểm giống câu chuyện của Bác. Đã có rất nhiều người hỏi em tại sao lại cứ theo nghề này, mà không đi làm công ty với mức lương khá hơn vì có bằng kĩ sư (cũng đã có những cái cười kiểu kinh thường khi em nói ra tiền lương của em). Em cũng chỉ nói với họ, mỗi người có 1 con đường đi cho riêng mình và đó là đam mê từ lúc học lớp 10 của em . Cũng rất may là em luôn được hậu phương là bố mẹ (em vẫn ế.) hết lòng ủng hộ. Vẫn luôn tin vào 1 tương lai tươi sáng ở phía trước.
Em cũng giống bác. Đang cố gắng theo nghề mặc dù lương khá thấp. bạn bè kích động, nhiều khi cũng stress. Nhưng may sao có bố mẹ ủng hộ. Em cũng vẫn tin 1 tương lai tươi sáng =))
 

doinfinity

Tài xế O-H
Em cũng giống bác. Đang cố gắng theo nghề mặc dù lương khá thấp. bạn bè kích động, nhiều khi cũng stress. Nhưng may sao có bố mẹ ủng hộ. Em cũng vẫn tin 1 tương lai tươi sáng =))
Quan trọng là đam mê bác ạ, kệ đời. Cuộc sống này cứ được làm những điều mình thích là vui rồi.
 

THANHLONG555

Tài xế O-H
"THU NHẬP BAO NHIÊU LÀ ĐỦ ?"
Một câu hỏi thật khó để trả lời.


Hôm vừa rồi, vào 1 ngày nắng gần 40 độ ở đường phố Sài Gòn tôi có đi xe của một bạn trẻ bỏ công ty để đi chạy xe ôm công nghệ. Hai anh em có nói chuyện trên đường đi, tôi bắt chuyện và hỏi thăm sao bỏ công ty, thì em ấy nói “trước em làm trong 1 công ty lương thấp quá anh, làm vất vả mà họ trả em có 5 triệu, nên em đi chạy cái này, có nắng gió chút nhưng thu nhập khá hơn, tự do hơn”. Có lẽ với bạn ấy 5 triệu không đủ để nuôi bản thân hiện tại nên bạn chọn con đường tắt, ngắn nhất. Nhưng tôi tự hỏi, nếu sau thành phố cấm xe máy (kiểu gì rồi cũng sẽ cấm) thì bạn chạy ở đâu ? hay vài năm sau hãng xe ôm công nghệ họ giải thể hay bán lại như UBER thì bạn làm gì ? Thu nhập sẽ ra sao ? Lúc đó có lẽ cũng khó để bạn học cho mình 1 nghề gì khác, và 4 năm đại học có lẽ lúc đó chỉ còn là tờ giấy. Sinh viên ra trường thì đông như quân Nguyên, những doanh nghiệp nào cũng chung cảnh thiếu nhân sự. Một phần vì chất lượng sinh viên ra trường còn yếu cần đào tạo thêm, một phần thấy kiếm tiền “ăn xổi” dễ quá nên các bạn không chấp nhận lương thấp mà phải chịu khó, chịu khổ cho các doanh nghiệp đào tạo.

Ngày trước hồi mới chập chững bước chân đi làm, không, phải nói là đi học việc thì đúng hơn, bởi ngày đó bước chân ra khỏi ghế nhà trường tôi chẳng biết gì ngoài 1 vài kiến thức cơ khí rất nhỏ mà tôi học được khi đi thực hành, nhưng không phải trên động cơ sống hay xe hoàn thiện như các bạn sinh viên học bây giờ mà chỉ là 1 cái động cơ mà thiếu ốc, thiếu cả piston, thiếu đủ thứ.

Cảnh xin đi học việc ngày đó thật khó khăn, tôi làm hồ sơ rất đầy đủ, đơn xin việc là viết tay làm nhiều bản, sau đó đi rải khắp nơi nhưng lúc nhận hồ sơ họ hỏi xin làm gì, tôi bảo xin phụ việc thì chủ họ xua tay và đuổi đi, vì họ hỏi mình chẳng biết gì nên họ bảo “giờ nhận mày vào anh lại mất thời gian dạy mày nữa thì anh còn làm được gì”.
Vậy là tôi lủi thủi bỏ về mà cũng không nói được gì, vì người ta nói đúng, đến con ốc mình còn đang chưa phân biệt nổi các loại ốc, loại cờ lê, hay khẩu tuýp, ... chứ nói gì làm được việc khác.
Cũng may mắn cho tôi là sau 1 thời gian rải hồ sơ không được, tôi gặp được một bác mới quen nhưng tốt bụng xin cho tôi vào học việc ở 1 gara.

Thế là tôi bắt đầu dấn thân vào nghề, ngày đầu tiên đi học nghề cũng thật là hoang mang, nhiệm vụ chính của tôi là đi kiếm ốc, kiếm đồ nghề, cứ tưởng công việc đơn giản mà ngờ đâu nó chẳng đơn giản chút nào. Trước đó tôi không nghĩ có nhiều loại đồ nghề như vậy dù rằng ngày bé hay theo bố đi sửa xe đạp, xe máy nhưng có quá nhiều thứ tôi chưa từng nhìn thấy. Vậy là cả ngày tôi chạy loăng quăng khắp xưởng mà nó rộng cả 2000m2, và kèm theo đó là những tiếng cười chê bai, chửi mắng của các anh thợ vì lấy đồ chậm trễ, tìm không thấy đồ. Lúc đó thật ra cũng “cay” lắm, nhưng “cay” vì bị mắng 1 thì “cay” vì bản thân không biết gì nhiều hơn. Đến cuối ngày đôi chân mềm nhũn, không còn cảm giác (dù rằng thời sinh viên đi bưng bê nhà hàng, bốc vác vật liệu xây dựng cũng loăng quăng khắp nơi) mà không hiểu sao thấy mệt như vậy, chắc có lẽ mệt do tinh thần vì thất vọng bản thân.


Tôi cố lết ra cách đó khoảng 1km để bắt xe bus về xóm trọ cách đó 15km, rồi tiếp tục 2km nữa từ trạm dừng xe bus vào đến chỗ trọ. Suốt 1 tuần đầu ngày nào cũng vậy, chạy loăng quăng khắp xưởng, rồi đứng xe bus, đi bộ đến nỗi chân trái bị mất cảm giác, đi đá bóng không còn cảm giác bóng khi sút chân trái nữa (tôi sút bóng được cả 2 chân).

Cũng may cho tôi có được chút bản tính kiên trì không bao giờ biết nản chí và chịu thua cuộc, thêm chút nhanh nhẹn, dễ gần, chịu khó làm quen với mọi người, nên dần được mọi người quý mến và chỉ bảo, tôi cũng sớm làm được gì đó đóng góp vào những chiếc xe xuất xưởng. Lúc đó cảm thấy thích cái nghề này lắm, vì được học hỏi nhiều, khám phá nhiều cái mình chưa biết.

May mắn nữa ngày đó tham gia OTO-HUI.COM - một diễn đàn kỹ thuật ô tô, một kho tàng kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ hàn lâm tới thực tế hàng ngày, lúc đó với tôi như cá gặp nước. Ban ngày đi làm có gì không biết tôi đều hỏi các anh thợ, nhưng không phải ai cũng chỉ, chưa nói đến việc hỏi nhiều các anh đăng làm cáu lên là lại ăn chửi (biết cách “hỏi” cũng là một nghệ thuật, 1 kỹ năng quan trọng). Thế là tôi lên diễn đàn OTO-HUI và đọc các bài viết chia sẻ trên đó, tôi tải tài liệu về đọc, rồi chép hết những câu hỏi anh em hỏi về 1 file word sau đó ngồi tự trả lời, cái nào không trả lời được ngày mai đến xưởng hỏi các anh. Còn nữa, những gì ở xưởng tôi không hỏi được, hoặc các anh giải đáp chưa hiểu, tôi lại đăng lên OTO-HUI để hỏi, và được các anh trên đó chia sẻ, phân tích rất chi tiết và nhiệt tình mặc dù họ không hề biết tôi là ai, tốt hay xấu. Lúc đó tôi chỉ biết lên hỏi và hỏi, chứ cũng không biết gì mà trả lời. Nhưng nhờ vậy tôi thu về cho mình được một lượng kiến thức vô cùng hữu ích cho sự phát triển nghề nghiệp của mình. Đặc biệt quen được các anh em OTO-HUI là một may mắn lớn cho tôi.

Thế là tôi cũng có cho mình tháng lương đầu tiên và không phải xòe tay xin tiền bố mẹ. Ngày đó với tôi 1,8 triệu không nhiều nhưng đó là thành quả của những gì mình làm ra được. Nhiều người nói, rồi bạn bè nói, một số đứa bạn đi làm công nhân ở khu công nghiệp thu nhập cũng khá, hay mọi người ở quê nói bằng đó tiền sao sống được, tuy cũng thấy chút buồn và tủi thân nhưng rồi tôi vẫn quyết tâm theo nghề bởi với tôi 1,8 triệu đó chỉ là khởi đầu cho 1 hành trình dài phía trước hướng tới những giá trị lớn lao hơn rất nhiều.

Ngày đó 1,8 triệu tôi vẫn tạm gọi là đủ chi tiêu do cũng gọi là tằn tiện. Nhớ hồi đó lần đầu tiên tổ chức sinh nhật OTO-HUI ở đường Hoàng Quốc Việt, chi phí tham gia là 500.000, với tôi đó là một chi phí rất lớn, bằng cả 1/3 tháng lương của tôi, nhưng tôi vẫn quyết tâm tham gia. Đó với tôi là một quyết định sáng suốt, bởi 500.000 là quá rẻ để tôi được gặp anh em trong nghề, được quen biết, được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và hơn hết, tôi tìm được niềm vui sướng nơi đây. Sau lần đó khi về, trong túi tôi không còn đồng nào, phải vay 1 người anh cũng mới gặp trước sự kiện mấy hôm để trả tiền nhà nghỉ, biết là sau đó phải cày cuốc, nhịn ăn tiêu để trả lại và bù tiền ăn cả tháng tới nhưng lòng vẫn không hề thấy tiếc, thậm chí là rất vui. Sự nghiệp của tôi bắt đầu từ đó, sau này do cũng chịu khó, ham học hỏi nên tôi nắm bắt công việc cũng tương đối tốt, vì thế mức lương dần thay đổi.

Sau gần 5 năm theo đuổi nghề mức lương của tôi cũng chỉ hơn 7 triệu, mức lương chưa phải là cao, nhưng nói chung với tôi vẫn đủ sống và tích lũy dù là khi đó tôi đã có 1 mái ấm nhỏ với 1 cậu con trai mới sinh. Có lẽ cũng vẫn do tôi biết cân đối chi tiêu, và có 1 người vợ biết chăm lo cho gia đình.

Có lẽ ngày đó tôi vẫn làm ở đó thì chắc thu nhập của tôi cũng khá bởi tôi cũng làm được việc và chủ xưởng quý mến. Tuy nhiên hồi đó tôi bắt đầu nhen nhóm ý định xây dựng cho mình một nơi để mình có thể tự làm chủ được, không phải làm công cho ai hết mà cho chính mình. Rồi tôi quyết tâm xin nghỉ với lý do về quê hương phát triển. Hồi đó trước khi thực hiện ý định, tôi cùng gia đình nhỏ của mình quyết định đi chơi một chuyến, và nơi tôi chọn là Sài Gòn, nơi mà tôi ao ước từ ngày còn nhỏ, do được nghe người nhà trong đó kể.

Và đó cũng là một chuyến đi định mệnh với tôi. Vào Sài Gòn tôi gặp lại một người anh là người sáng lập ra diễn đàn OTO-HUI, và hiện giờ là sếp tổng của tôi. Do gặp anh nhiều lần trước đó, đã từng cùng nhau rong ruổi những nẻo đường Tây Bắc, nhiều đêm nằm cùng nhau tâm sự, tôi thấy được những khát vọng lớn lao, một ý chí mạnh mẽ, một nghị lực phi thường, một tầm nhìn tôi không biết đâu là giới hạn với anh, và hơn hết là mong ước tạo nên những giá trị to lớn cho cộng đồng, cho xã hội không màng đến bản thân của anh. Anh nói với tôi ở lại làm cùng anh, cùng anh xây dựng và tạo ra giá trị cho cộng đồng này, xã hội này. Tôi mất 1 đêm suy nghĩ để trả lời anh, một đêm này không phải là đắn đo suy nghĩ xem nên làm hay không, mà một đêm này là tôi suy nghĩ là giữ vợ con ở lại hay đưa vợ con về quê, còn mình ở lại. Cũng may cho cuộc đời tôi là có được 1 người vợ chịu thương, chịu khó lại hiểu chuyện, luôn ủng hộ và tin tưởng tôi vô điều kiện. Thế là tôi từ bỏ giấc mơ mở gara. Sau đó tôi chia tay vợ con ở sân bay và nhận công việc hoàn toàn mới, một môi trường mới, những con người mới, và cả mức lương mới.

Mức lương mới tôi nhận ở đây không phải cao hơn mà là thấp hơn 1 nửa. Có lẽ nói ra có thể có người không tin, nhưng đó là sự thật, và tôi đã đồng ý trước khi nhận việc, cả vợ tôi cũng thế. Dẫu biết rằng có con nhỏ (khi đó 1 tuổi) sẽ vất vả, nhưng chúng tôi đều chấp nhận, vì vợ tôi tin tôi, còn tôi thì tin về một tương lai xa sẽ tốt đẹp hơn, ấm no hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn, và tạo nên được nhiều giá trị hơn. Vợ tôi về quê chọn cho mình 1 công việc tạm bợ là buôn tôm cá ngoài chợ, sáng ra biển, chiều ra chợ. Còn tôi cố gắng chi tiêu để nuôi bản thân mình, chứ nói thật cũng không có tiền mua sữa cho con. Hồi đó gia đình phản đối, mọi người dè bỉu, có người khinh thường thấy rõ, bạn bè thì lên mặt dạy dỗ, chưa kể thấy bạn bè đứa mua xe, đứa xây nhà, ... nhưng tôi cũng không lấy đó làm chạnh lòng, cũng chẳng mảy may để ý, bởi tôi có trong mình niềm tin mãnh liệt đủ lớn về tương lai phía trước.

Đến bây giờ đã hơn 3 năm tôi làm việc ở đây, nhờ quyết tâm, cầu tiến, phấn đấu, dành trọn tâm huyết, sức lực và trách nhiệm cho con đường mình chọn, và nhờ có một hậu phương vững chắc luôn ủng hộ, cũng như được làm việc cùng đội ngũ trẻ trung, năng động và nhiệt huyết, thu nhập của tôi dần được cải thiện, vị trí cũng được cải thiện, tôi được tin tưởng nên trách nhiệm và trọng trách cao hơn, tất nhiên khó khăn, thử thách cũng nhiều hơn. Chắc chắn rồi, vì sau mỗi khó khăn là nhiều khó khăn hơn nữa, sau mỗi thử thách là nhiều thử thách hơn nữa. Tôi hiểu rằng muốn đánh được những mẻ cá lớn phải ra khơi xa thì việc vượt qua lớp lớp sóng dữ, tầng tầng bão tố là điều không thể tránh khỏi. Việc của tôi lúc đó là đóng cho mình những chiếc thuyền thật chắc chắn, tức là trau dồi và tích lũy nội lực cho mình thật tốt (kiến thức, bài học, kinh nghiệm, kỹ năng và niềm tin vào chính bản thân mình) để chinh phục biển lớn.

Còn né tránh nó ư, tôi không chọn, không có gì là dễ dàng cả, cái gì có càng dễ, mất cũng dễ. Dù là ao, sông, hồ thì cũng đều đổ ra biển lớn chứ không có chuyện ngược lại. Tại sao biển lớn bao la cho ta khai thác không chọn, lại đi chọn ao hồ bé nhỏ mà biết bao người bon chen khai thác đến cạn kiệt ? Đó là lý do vì sao tôi chọn nơi đây để cống hiến và xây dựng.

Người ta nói muốn biết bạn có thành công hay không thì qua 40 mới thấy. Tuổi đời tôi mới chỉ đầu 3, nên còn quá trẻ để suy nghĩ về những gì trước mắt, về bữa ăn hàng ngày, về những con cá nhỏ bé mà hàng ngày người người tranh nhau. Cũng như các cụ nói “ Giấc mơ con (nhỏ), đè nát cuộc đời con”, tôi không chọn những gì hiện tại, tôi không bằng lòng với nó, tôi chọn dám mơ, dám nghĩ, dám làm những gì lớn lao hơn, đem lại nhiều giá trị hơn cho gia đình, cho mọi người, cho xã hội, cho đất nước này.


Một cuộc sống ổn định là cuộc sống thường chỉ xuất hiện sau năm 40 tuổi, vậy thì bây giờ thu nhập bao nhiêu là đủ ? là ổn định ? Thật khó để trả lời, bởi từ “đủ” nó có 2 chữ cái thôi nhưng ý của nó thì rộng lắm, ý nghĩa nó ứng với từng người và không có giới hạn tùy vào suy nghĩ. Với tôi 1,8 triệu tôi vẫn thấy đủ, 3 triệu, 5 triệu, 7 triệu, 10 triệu, 15 triệu, ... cũng vẫn chỉ là đủ, đủ để tôi nuôi ước mơ, đủ để tôi nuôi hoài bão, phấn đấu cho một tương lai tươi sáng hơn, gia đình ấm no, hạnh phúc hơn.

Nguồn: Đinh Thế Chinh​
trải lòng dk có thoải mái k cụ.em nghĩ chắc bây giờ tâm trạng cụ lâng lâng nhỉ. nhưng cụ có biết cụ lại gieo bao u sâu lên cho nhiều người k @@hihi
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Muốn giàu thì về quê nuôi lợn, bán chổi đót may ra mới sung túc. Thu nhập thì trả lương tăng dần theo hiệu quả kinh tế mang lại. Trả lương theo chức danh thang bậc thì tìm công ty nhà nước. Kỹ sư về làm kinh tế gia đình thiếu gì. Em được biết 1 anh chỉ làm cái nồi nấu cám lợn bán thôi mà giàu sụ.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên