Thị trường xe điện lớn nhất thế giới có xu hướng suy giảm

triduong010201
Bình luận: 1Lượt xem: 1,477

triduong010201

Tài xế O-H

2022 có lẽ sẽ là năm mà thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới bắt đầu suy yếu. Doanh số bán ra èo uột vì chính sách phong tỏa. Khi trở lại bình thường, nhà máy lại không hoạt động đủ công suất.​

Chính sách phong tỏa kéo dài đến hai tháng của Thượng Hải và các quy định hạn chế tiếp xúc nghiêm ngặt ở các thành phố từ Bắc Kinh đến Thiên Tân đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của người tiêu dùng, khiến nền kinh tế lao đao. Trên thực tế, không có một chiếc xe nào được bán ra ở Thượng Hải trong tháng 4 - điều này cũng dễ hiểu vì không ai có thể rời khỏi nhà, còn các đại lý thì hoàn toàn đóng cửa.

Vào đầu năm, Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc đã dự đoán 5,5 triệu chiếc EV sẽ được bán trong năm nay, tăng so với 3,3 triệu chiếc năm ngoái. Tuy vậy, dự đoán lạc quan đó đang bị đe dọa - ngay cả khi nhu cầu nhanh chóng mua xe tăng trở lại, các nhà sản xuất ô tô cũng đang phải vật lộn mới có thể hoạt động hết công suất, do các hạn chế của dịch Covid-19 khiến nhà máy gặp khó khăn về lực lượng lao động và các ràng buộc về chuỗi cung ứng.

Chỉ cần nhìn vào số liệu bán hàng gần đây của những công ty xe điện Trung Quốc như Xpeng và Li Auto để biết ngành công nghiệp ô tô đã đạt được thành công lớn như thế nào. Số lượng giao hàng của Xpeng đã giảm 42% trong tháng 4 so với tháng 3, xuống chỉ còn hơn 9.000 chiếc. Li Auto chỉ xuất xưởng 4.167 xe trong tháng 4 và đầu tháng này họ cho biết sẽ giao được từ 21.000 đến 24.000 xe trong quý II, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của các nhà phân tích là 29.750.
Ngay cả Tesla cũng không ngoại lệ, chỉ xuất xưởng được 1.512 xe từ nhà máy ở Thượng Hải vào tháng 4 khi nhà máy phải đóng cửa trong ba tuần. Hoạt động sản xuất hiện đã tiếp tục trở lại, nhưng hãng xe điện tiên phong sẽ phải trải qua một khoảng thời gian dài để trở lại công suất khoảng 2.100 xe mỗi ngày.
1653992071696.png

Việc nới lỏng chính sách phong tỏa của Thượng Hải và các biện pháp của chính phủ trung ương được công bố gần đây nhằm khởi động nền kinh tế và phục hồi doanh số bán ô tô, song có thể cũng không giúp được nhiều cho các nhà sản xuất xe điện.

Theo Fitch Ratings, chính sách giảm thuế trị giá 60 tỷ nhân dân tệ (9 tỷ USD) đối với việc bán ô tô mới sẽ chủ yếu hỗ trợ ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, do xe ô tô điện hiện đang được miễn thuế mua hàng 10% (một khoản trợ cấp sẽ hết hạn vào cuối năm nay). Việc trợ giá xe điện hết hạn vào cuối năm là một lời nhắc nhở kịp thời về việc những chiếc ô tô chạy bằng pin vốn đã đắt đỏ có thể sẽ đắt hơn nếu không có sự hỗ trợ thêm của chính phủ, đặc biệt là với áp lực gần đây về giá pin.

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ xe điện không phải chỉ toàn tin xấu. Các chính phủ địa phương ở Trung Quốc vẫn nỗ lực trợ giúp các nhà sản xuất xe điện. Tỉnh Sơn Đông cung cấp trợ cấp cho xe điện và nhiên liệu hóa thạch, trong khi Thâm Quyến và Quảng Châu cung cấp trợ cấp 10.000 nhân dân tệ cho xe điện và mở rộng hạn ngạch cấp biển số cho xe ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel. Cuối tuần qua, Thượng Hải đã tăng hạn ngạch sở hữu ô tô trong năm nay lên 40.000 và đưa ra các khoản trợ cấp cho người mua xe điện.

Mặc dù vậy, nhà phân tích ô tô Trung Quốc cho biết dự báo mức tăng trưởng 50% trong giao hàng xe điện trong năm nay có thể phải được "xem xét lại". Nhu cầu mua xe có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá xe điện đã trở nên đắt hơn nhiều so với xe động cơ đốt trong, sau khi hết các khoản trợ cấp và giảm thuế mới, đặc biệt trong bối cảnh chi phí pin tăng cao. Đặc biệt, trong bối cảnh phong tỏa quá lâu, việc mua bán xe hơi được cho là sẽ khó bình thường trở lại. Bởi vì, các nhà phân tích cho rằng mọi người không chi tiêu khi họ chán nản. Doanh số bán ô tô bằng không ở Thượng Hải vào tháng 4 là hình ảnh thu nhỏ cho thấy hậu quả của chính sách phong tỏa gây ra.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên