Thảo luận về Thời điểm đánh lửa (hay góc đánh lửa sớm) ở động cơ xăng

Phạm Vỵ
Bình luận: 36Lượt xem: 16,691

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Về hệ thống đánh lửa có rất nhiều vấn đề. Trước hết tôi muốn mời các bạn cùng trao đổi về góc đánh lửa sớm, bằng cách trả lời 3 câu hỏi sau:
Câu 1: Vì sao phải có góc đánh lửa sớm?giải thích?
Câu 2: Khi số vòng quay động cơ tăng thì góc đánh lửa sớm cần tăng hay giảm? vì sao?
Câu 3: Khi số mức tải động cơ (độ mở bưỡm ga) tăng thì góc đánh lửa sớm cần tăng hay giảm? vì sao?
1660106207990.png
 

anhnv_2411

Don't give up
Ý kiến của em như sau
Câu 1 : Theo em được hiểu đánh lửa sớm là hiện tượng nhiên liệu bắt đầu được đốt cháy trước khi pittong lên tới điểm chết trên, phải có đánh lửa sớm để hỗn hợp hòa khí có thời gian đốt cháy hoàn toàn, sinh ra công tối đa và đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về khí thải. Còn các kiểu đánh lửa sớm sẽ đề cập đến trong threat khác.
Câu 2,3: Khi vòng tua động cơ tăng, hay tải tăng hỗn hợp nhiên liệu sẽ được đưa vào nhiều hơn vì vậy góc đánh lửa sớm sẽ tăng lên.
Các cụ vào bổ sung ý kiến để anh em được mở mang
 

bugativeyon

Tài xế O-H
bác anhnv_2411 trả lời khá đầy đủ em mạo muội xin lí giải những vấn đề đó:
câu 1: các bác cứ tưởng tượng giả sử không có đánh lửa sớm: khi piston lên đến điểm chết trên(vị trí cao nhất) cùng lúc đó bugi đánh lửa sinh công nhưng sự sinh công không xảy ra đúng lúc đó do thời gian nhiên liệu cháy và chuyển động của piston có sự chênh lệch( piston dịch chuyển rất nhanh), nên khi piston đi xuống được một khoảng thì bugi đánh lửa sinh công mới có tác dụng, điều này làm giảm công suất như các bác nói, vì thế phải có đánh lửa sớm để khi piston vừa lên đến đỉnh thì bugi đánh lửa trước đó sinh công kịp thời, và công dụng của nó như bác anhnv_2411 đã nói.
câu 2,3: cũng tương tự vậy khi tốc độ động cơ tăng thì tốc độ của piston củng chuyển động nhanh theo vì thế góc đánh lửa tất nhiên phải đánh sớm hơn lúc tốc độ thấp để kịp sinh công đúng lúc như trên đã nói.
em có vài ý kiến như vậy mong các bác bổ sung thêm!
 

starauto24

<font color="blue">Club CEA</br></font>
Đánh lửa sớm để đốt cháy hoàn toàn hòa khí đưa vào, nên tăng công suất. tốc độ cao thì hòa khí vào nhiều, tốc độ cao nên tải cao, tải cao thì cần công suất cao, giống như tải nặng ở tốc độ thấp vậy. tương tự ở động cơ dầu cũng có góc phun dầu sớm.
 

Engine 16

Thợ Phụ !
Đây là nần đầu em trả lời tô pic của bác PHAMVI .hân hạnh quá .theo em 3 câu hỏi bác đặt ra đều chung có 1 ý .chỉ là hỏi để anh em trả lời có chiều sâu hơn về góc đánh lửa xớm mà thui. em cũng có chút hiểu biết nông cạn xin góp phần sức lực . theo em
Trong động cơ xăng, hỗn hợp không khí-nhiên liệu được đánh lửa để đốt cháy (nổ), và áp lực sinh ra từ sự bốc cháy sẽ đẩy píttông xuống.
Năng lượng nhiệt được biến thành động lực có hiệu quả cao nhất khi áp lực nổ cực đại được phát sinh vào thời điểm trục khuỷu ở vị trí 10o sau Điểm Chết Trên .Động cơ không tạo ra áp lực nổ cực đại vào thời điểm đánh lửa; nó phát ra áp lực nổ cực đại chậm một chút, sau khi đánh lửa.Vì vậy, phải đánh lửa sớm, sao cho áp lực nổ cực đại được tạo ra vào thời điểm 10o .Thời điểm đánh lửa để động cơ có thể sản ra áp lực nổ cực đại vào 10o trước điểm chết trên lại thường xuyên thay đổi, tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc của động cơ.Vì thế, hệ thống đánh lửa phải có khả năng đánh lửa vào thời điểm để động cơ tạo ra áp lực nổ một cách có hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện làm việc của động cơ.
Động cơ được coi là phát công suất hiệu quả nhất khi áp lực nổ tối đa xuất hiện ở 10o , khi đó thời điểm đánh lửa tối ưu là 10o , với tốc độ 1000 v/ph.
Giả sử tốc độ động cơ tăng lên đến 2000 v/ph, giai đoạn cháy trễ vẫn gần như không đổi với mọi tốc độ động cơ. Vì thế góc quay của trục khuỷu sẽ tăng lên so với khi động cơ chạy với tốc độ 1000 v/ph. Nếu vẫn sử dụng thời điểm đánh lửa đó cho tốc độ 2000 v/ph thì thời điểm mà động cơ sản ra áp lực nổ cực đại sẽ bị trễ hơn 10o .
từ xe còn sử dụng đánh lửa xớm ly tâm và bằng chân không khi hé mở bướm ga động cơ sẽ có tốc độ cao hơn lực văng ly tâm và sức hút chân không cũng cao lên thì góc đánh lửa xớm cũng phải tăng xớm hơn không còn là 10o nữa để chánh sự chậm chễ sao cho động cơ phát ra công xuất cao nhất .hệ thống đánh lửa xớm bằng điện tử cũng dựa trên nguyên lý này

hê hê .các bác cho em tí xăng động viên em nha .Thanks !
 

phanminhnhat

Học việc
Em xin đóng góp một ý:
Khi tải (độ mở bướm ga) tăng thì mật độ hòa khí dày sẽ đặc hơn làm tăng tốc độ lan tràn màng lửa (rút ngắn thời gian cháy) nên góc đánh lửa sớm phải giảm xuống.
Ngoài ra tốc độ lan tràn màng lửa còn tỉ lệ thuận với tốc độ động cơ, khi tốc độ tăng thì sự xoáy lốc hòa khí càng mạnh, màng lửa lan tràn càng nhanh
 

starauto24

<font color="blue">Club CEA</br></font>
kaka, theo mình nghĩ thì góc đánh lửa phải giống nhau ở mọi tốc độ chứ bạn. ví dụ động cơ dầu, có góc phun riêng, góc đặt heo riêng. động cơ xăng có góc đặt delco riêng, chẳng lẽ ở tốc độ cao hơn, mình canh chỉnh góc ak?xin chỉ giáo thêm!
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Trước hết càm ơn tất cả mọi người đã tham gia đọc và trả lời chuyên mục này. Lẽ ra tôi muốn để anh em tiếp tục trao đổi để nhiều người cùng trả lời nữa. Nhưng tối nay tôi rời diễn đàn sớm nên tôi post đáp án luôn. Ai chưa biết thì đọc để biết, ai biết rồi thì chia xẻ tiếp nhé!
Câu 1: Vì sao phải có góc đánh lửa sớm?giải thích?
Theo nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong thì kì nổ là kì sinh công. Bằng cả lý thuyết và thực nghiệm, người ta đã xác định rằng động cơ sinh công lớn nhất khi áp suất cháy của hỗn hợp đạt cực đại ở 10 độ sau ĐCT. (điểm C trên hình vẽ).

Quá trình cháy của hỗn hợp không phải tức thời mà có thời gian và được chia ra các giai đoạn sau.
- Giai đoạn cháy trễ: Đoạn AB, tại A bắt đầu đánh lửa thì phải đến điểm B hỗn hợp mới bén lửa để bắt đầu cháy. (hình a).
- Giai đoạn lan truyền ngọn lửa để tăng áp suất: Đoạn BCD, hỗn hợp cháy áp suất tăng và đạt cực đại tại C và kết thúc cháy tại D. (hình b).
Như vậy, muốn có áp suất cháy đạt cực đại tại C để động cơ sinh công lớn nhất thì phải cho đánh lửa tại A, trước khi piston tới ĐCT và góc quay của trục khuỷu động cơ tính từ A tới ĐCT gọi là góc đánh lửa sớm.

Câu 2: Khi số vòng quay động cơ tăng thì góc đánh lửa sớm cần tăng hay giảm? vì sao?
Giả sử động cơ đang làm việc ở số vòng quay 1000Vg/ph (hình trái), để có áp suất cháy của hỗn hợp đạt cực đại ở 10 độ sau ĐCT, điểm B, thì thời điểm đánh lửa được bắt đầu ở A.

Khi số vòng quay tăng lên là 2000Vg/ph (hình giữa). Khi số vòng quay tăng lên thì trong cùng một khoảng thời gian như nhau, trục khuỷu sẽ quay một góc lớn hơn. Vì vậy nếu thời điểm đánh lửa vẫn bắt đầu ở A thì áp suất cháy sẽ đạt cực đại tại B2, sau 10 độ so với ĐCT, như vậy là không đúng với mong muốn. Vì vậy khi số vòng quay tăng lên là 2000Vg/ph muốn đưa điểm có áp suất cháy cực đại B2 về điểm B (hình phải) ứng với 10 độ sau ĐCT thì phải bắt đầu cho đánh lửa tại điểm A3 có góc đánh lửa sớm hơn so với điểm A, tức là phải tăng góc đánh lửa sớm khi số vòng quay động cơ tăng.

Câu 3: Khi số mức tải động cơ (độ mở bướm ga) tăng thì góc đánh lửa sớm cần tăng hay giảm? vì sao?
Giả sử động cơ đang làm việc ở mức tải thấp (hình trái), để có áp suất cháy của hỗn hợp đạt cực đại ở 10 độ sau ĐCT, điểm B, thì thời điểm đánh lửa được bắt đầu ở A.

Khi mức tải động cơ tăng lên (hình giữa) tức là độ mở bướm ga tăng, do đó hỗn hợp cháy đi vào xi lanh nhiều hơn. Vì vậy mật độ hỗn hợp tăng, áp suất nén tăng làm tốc độ cháy của hỗn hợp tăng lên, do đó nếu thời điểm đánh lửa vẫn bắt đầu ở A thì áp suất cháy sẽ đạt cực đại tại B2, ngay ở ĐCT, như vậy là không đúng với mong muốn. Muốn đưa điểm có áp suất cháy cực đại B2 về điểm B (hình phải) ứng với 10 độ sau ĐCT thì phải bắt đầu cho đánh lửa tại điểm A3 có góc đánh lửa muộn hơn so với điểm A, tức là phải giảm góc đánh lửa sớm khi mức tải động cơ tăng.
 

subinnamkha

Tài xế O-H
Sẵn dịp cho em hỏi vấn đề mà em thắc mắc mười mấy năm nay. Chưa có câu trả lời nào là coi được, mong các bác giải thích?
Xe gắn máy đánh lửa CDI, đánh lửa sớm bằng gì? và tại sao nó lại chạy ổn ở mọi tốc độ? (lưa ý CDI xe gắn máy không có lập trình vi điều khiển để điều khiển đánh lửa sớm).
Mong các bác cho câu trả lời?
kính cảm ơn.
 

MyPower

Tài xế O-H
kaka, theo mình nghĩ thì góc đánh lửa phải giống nhau ở mọi tốc độ chứ bạn. ví dụ động cơ dầu, có góc phun riêng, góc đặt heo riêng. động cơ xăng có góc đặt delco riêng, chẳng lẽ ở tốc độ cao hơn, mình canh chỉnh góc ak?xin chỉ giáo thêm!

Bác đã xem cấu tạo của bơm cao áp và bộ chia điện chưa?
Góc mà bác nói đến là góc đặt ban đầu.
- Nhưng sau đó các bộ phận trong bơm cao áp và bộ chia điện sẽ tự động điều chỉnh góc đánh lửa và phun dầu phù hợp.
+ Ví dụ: Trong bộ chia điện loại cũ có bộ điều chỉnh đánh lửa sớm chân không (dành cho tốc độ thấp) và bộ điều chỉnh ly tâm dành cho tốc độ cao. Nó điều chỉnh bằng cách xoay trục của bộ chia điện.
+ Còn ở bơm cao áp thì có bộ điều chỉnh bằng quả văng ly tâm đối với bơm dãy và điều chỉnh bằng áp suất dầu thấp áp đối với loại bơm chia (VE)
Em chỉ nói qua như vậy nếu bác muốn tìm hiểu kỹ thì tìm đọc trong sách cấu tạo ấy.

---------- Post added at 02:22 AM ---------- Previous post was at 12:33 AM ----------

Sẵn dịp cho em hỏi vấn đề mà em thắc mắc mười mấy năm nay. Chưa có câu trả lời nào là coi được, mong các bác giải thích?
Xe gắn máy đánh lửa CDI, đánh lửa sớm bằng gì? và tại sao nó lại chạy ổn ở mọi tốc độ? (lưa ý CDI xe gắn máy không có lập trình vi điều khiển để điều khiển đánh lửa sớm).
Mong các bác cho câu trả lời?
kính cảm ơn.

(lưa ý CDI xe gắn máy không có lập trình vi điều khiển để điều khiển đánh lửa sớm). Cái này nó nằm luôn trong IC đánh lửa cụ ạ.
- Từ xung điều khiển đánh lửa nó được trích và một bộ tạo xung trong IC Xung này được chia là 2 loại Xung A và xung B. Xung A dùng để đối chiếu còn xung B dùng để điều chỉnh SCR đóng mở sớm muộn theo tốc độ của động cơ.
- Cái này em nhớ đọc ở sách nào đó. Nếu cần bác để lại Mail, hôm nào em tìm thấy sách đó em gửi cho bác.
 

subinnamkha

Tài xế O-H
Mình đang đề cập đến các CDI đời cũ, CDI tàu, (CDI thông minh bây h nó có lập trình đánh lửa sớm bằng vdk rồi). Không tin bác có thể ra chợ mua cho mình một CDI về đập ra xem, không có lập trình đánh lửa sớm đâu, nó chỉ cho phép đánh lửa có một thời điểm thôi. Ngày xưa khi phá phách chiếc xe máy của mình, mình đành phải khoét 1 lỗ trẹn block máy để thêm một cuộn kích trước thời điểm chuẩn của nhà chế tạo, để khi chạy đến tốc độ cho phép thì mình bật công tắc xài kích phụ nầy cho nó đánh lửa sớm và kết quả là xe chạy rất bốc, ngọt. Nay sau nhiều năm mày mò mình cũng đã chế được IC đánh lửa bằng vi dk rồi, nhưng mình vẫn thắc mắc vì sao một số lượng lớn xe gắn máy ở VN xử dụng CDI không có điều chỉnh góc đánh lửa sớm vẫn hoạt động bình thường.? Mình nghĩ đến sườn xung. khi chạy tốc độ cao thì sườn xung sẽ thay đổi, điều nầy ảnh hưởng đến góc đánh lửa (không nhiều lắm) nhưng không biết có đúng không? mong các bác góp ý, cho ý kiến nhằm giải thích vấn đề nầy.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Sẵn dịp cho em hỏi vấn đề mà em thắc mắc mười mấy năm nay. Chưa có câu trả lời nào là coi được, mong các bác giải thích?
Xe gắn máy đánh lửa CDI, đánh lửa sớm bằng gì? và tại sao nó lại chạy ổn ở mọi tốc độ? (lưa ý CDI xe gắn máy không có lập trình vi điều khiển để điều khiển đánh lửa sớm).
Mong các bác cho câu trả lời?
kính cảm ơn.
Qua ý kiến của bạn tôi thấy cần trả lời 2 vấn đề:
1. Thắc mắc mười mấy năm của bạn thì MyPower đã trả lời đúng rồi đấy.
2. Qua chuyên mục này ta rút ra 2 kết luận sau:
- Việc đánh lửa sớm ở động cơ xăng là luôn tồn tại (bất di bất dịch) ở mọi loại động cơ.
- Để cải thiện tối ưu điều kiện làm việc của động cơ thì góc đánh lửa sớm phải được điều chỉnh (tăng/giảm) theo điều kiện làm việc cụ thể của động cơ. Những động cơ trước đây hầu hết có 3 cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm, đó là;
+ Cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo số vòng quay, kiểu ly tâm;
+ Cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo phụ tải, kiểu chân không;
+ Cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo trị số ôc tan của xăng.
Ngày nay khi kỹ thuật và công nghệ phát triển, hầu hết trên đông cơ ô tô dùng hệ thống đánh lửa ESA (điều khiển góc đánh lửa sớm bằng điện tử). Có nghĩa là góc đánh lửa sớm được kể đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng và là tối ưu nhất.
Tuy nhiên như thắc mắc của bạn, thì không phải tất cả các loại động cơ xăng đều có cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm. Ví dụ trên các động cơ xe máy ngày xưa, loại đánh lửa bằng má vít thì làm gì có cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm nào, mà chỉ có góc đánh lửa sớm cân đặt ban đầu mà thôi. Trong trường hợp này động cơ vẫn làm việc bình thường, nhưng sẽ không phải là hợp lý nhất, tối ưu nhất.
 

subinnamkha

Tài xế O-H
Bác có thể ra chợ mua một con CDI Tàu, hoặc đời cũ về đập ra xem thử nó có con vi điều khiển lập trình đánh lửa sớm không nhé?
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Mình đang đề cập đến các CDI đời cũ, CDI tàu, (CDI thông minh bây h nó có lập trình đánh lửa sớm bằng vdk rồi). Không tin bác có thể ra chợ mua cho mình một CDI về đập ra xem, không có lập trình đánh lửa sớm đâu, nó chỉ cho phép đánh lửa có một thời điểm thôi. Ngày xưa khi phá phách chiếc xe máy của mình, mình đành phải khoét 1 lỗ trẹn block máy để thêm một cuộn kích trước thời điểm chuẩn của nhà chế tạo, để khi chạy đến tốc độ cho phép thì mình bật công tắc xài kích phụ nầy cho nó đánh lửa sớm và kết quả là xe chạy rất bốc, ngọt. Nay sau nhiều năm mày mò mình cũng đã chế được IC đánh lửa bằng vi dk rồi, nhưng mình vẫn thắc mắc vì sao một số lượng lớn xe gắn máy ở VN xử dụng CDI không có điều chỉnh góc đánh lửa sớm vẫn hoạt động bình thường.? Mình nghĩ đến sườn xung. khi chạy tốc độ cao thì sườn xung sẽ thay đổi, điều nầy ảnh hưởng đến góc đánh lửa (không nhiều lắm) nhưng không biết có đúng không? mong các bác góp ý, cho ý kiến nhằm giải thích vấn đề nầy.
Bạn nắm khá chắc hệ thống đánh lửa động cơ xe máy đấy. Cái "sườn xung" mà bạn nói là đúng rồi đấy. Tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của nó rất nhỏ, nhưng nhỏ còn hơn không có.
 

subinnamkha

Tài xế O-H
Vậy là bác cũng cùng quan điểm với mình, điều nầy mình đem hỏi rất nhiều thầy giáo chuyên ngành Ôto, thậm chí co người là Tiến sĩ nhưng nhận được câu trả lời chung chung, lâu nay mình chỉ nghĩ đền cái sườn xung nhưng cứ sợ không có nhiều người cùng quan điểm, nay có thêm một cao thủ như bác có quan điểm nầy nên đã cũng cố niền tin cho mình, Cảm ơn bác Phạm Vỵ, chúc bác (thầy) luôn khỏe mạnh.
 

MyPower

Tài xế O-H
Mình đang đề cập đến các CDI đời cũ, CDI tàu, (CDI thông minh bây h nó có lập trình đánh lửa sớm bằng vdk rồi). Không tin bác có thể ra chợ mua cho mình một CDI về đập ra xem, không có lập trình đánh lửa sớm đâu, nó chỉ cho phép đánh lửa có một thời điểm thôi. Ngày xưa khi phá phách chiếc xe máy của mình, mình đành phải khoét 1 lỗ trẹn block máy để thêm một cuộn kích trước thời điểm chuẩn của nhà chế tạo, để khi chạy đến tốc độ cho phép thì mình bật công tắc xài kích phụ nầy cho nó đánh lửa sớm và kết quả là xe chạy rất bốc, ngọt. Nay sau nhiều năm mày mò mình cũng đã chế được IC đánh lửa bằng vi dk rồi, nhưng mình vẫn thắc mắc vì sao một số lượng lớn xe gắn máy ở VN xử dụng CDI không có điều chỉnh góc đánh lửa sớm vẫn hoạt động bình thường.? Mình nghĩ đến sườn xung. khi chạy tốc độ cao thì sườn xung sẽ thay đổi, điều nầy ảnh hưởng đến góc đánh lửa (không nhiều lắm) nhưng không biết có đúng không? mong các bác góp ý, cho ý kiến nhằm giải thích vấn đề nầy.

Vâng thưa bác. Nếu là loại đời cũ không có điều chỉnh thì tất nhiên vẫn hoạt động bình thường. Nhưng cũng như bác PHẠM VỴ nói là các chế độ hoạt động của động cơ sẽ không được đảm bảo làm việc tốt.
- Với góc đặt ban đầu thì xe sẽ chỉ hoạt động tốt ở một dải tốc độ nào đó.
- Ngay cả oto cũng vậy. Nhiều xe đời cũ bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm chân không hỏng gần hết lò xo của bộ điều chỉnh ly tâm cũng kém thế mà xe vẫn chạy bình thường đó.
=> Tất nhiên là máy sẽ yếu hơn.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên