“tầm nhìn xuyên thế kỷ” tuần 2

vancong
Bình luận: 1Lượt xem: 2,047

vancong

Hết mình vì Ô hát!
THÀNH ĐOÀN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TP. HỒ CHÍ MINH


HỘI THI OLYMPIC
CÁC MÔN KHOA HỌC MÁC- LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
“TẦM NHÌN XUYÊN THẾ KỶ”
LẦN V - NĂM 2009


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 4 năm 2009

ĐỀ THI
PHẦN THI CÁ NHÂN
Tuần thứ hai (06/4- 12/4/2009)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (trả lời vào bảng trả lời bên dưới, đánh dấu “X” vào ô phương án đúng, nếu bỏ phương án đã chọn thì khoanh tròn phương án đó, nếu chọn lại phương án đã bỏ thì bôi đen cả ô)

1. Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội trong lịch sử là gì?
a. Lực lượng sản xuất đặc trưng b. Quan hệ sản xuất đặc trưng
c. Phương thức sản xuất chủ yếu d. Tư liệu lao động

2. Triết học Mác ra đời – một phần là kết quả kế thừa trực tiếp:
a. Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của Phơ – bách
b. Thế giới quan duy vật và phép biện chứng của Hêghen
c. Thế giới quan duy vật và phép biện chứng của Hêghen và Phơ – bách
d. Thế giới quan duy vật của Phơ – bách và phép biện chứng của Hêghen

3. Khái niệm nào phản ánh tốc độ tăng giá ở thời điểm này so với thời điểm trước đó?
a. Tỷ lệ lạm phát b. Tỷ lệ giảm phát
c. Chỉ số giá tiêu dùng d. a và c đúng

4. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất:
a. Hao mòn vô hình là hao mòn do ảnh hưởng của tự nhiên làm giảm giá trị tư bản cố định cũ ngay khi giá trị sử dụng của nó vẫn còn nguyên vẹn
b. Hao mòn hữu hình là hao mòn do sự phá hủy của tự nhiên gây ra làm cho tư bản cố định mất giá trị cùng với việc mất giá trị sử dụng.
c. Tư bản lưu động khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ chuyển một phần giá trị sang sản phẩm.
d. Tư bản cố định được sử dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất, giá trị của nó sẽ chuyển hóa toàn bộ vào sản phẩm.


5. Lịch sử phát triển của xã hội loài người là:
a. Lịch sử các cuộc Cách mạng b. Quá trình dựng nước và giữ nước
c. Lịch sử của sản xuất d. Lịch sử các nền văn minh


6. Vị vua nữ xưng vương đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là:
a. Triệu Thị Trinh b. Trưng Trắc – Trưng Nhị
c. Trưng Trắc d. Trưng Nhị

7. Ngày 12/3/1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị lịch sử?
a. “Sửa soạn khởi nghĩa”
b. “Kháng Nhật cứu nước”
c. “Kháng chiến kiến quốc”
d. “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”

8. “Đạo đức Cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết đoạn văn trên trong bài viết nào? Vào năm nào?
a. Bài “Đạo đức Cách mạng” viết năm 1958
b. Bài “Đạo đức Cách mạng” viết năm 1947
c. Bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, năm 1969
d. Bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, năm 1968

9. Ai là người được giao nhiệm vụ chỉ huy Đoàn công tác đặc biệt tìm mở đường Trường Sơn – con đường Hồ Chí Minh huyền thoại từ năm 1959?
a. Thượng tướng Đồng Sĩ Nguyên b. Thượng tướng Đinh Đức Thiện
c. Thiếu tướng Võ Bẩm d. Thiếu tướng Phan Khắc Hy

10.”Vì chủ nghĩa xã hội, vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên”. Khẩu hiệu hành động đó do ai nêu ra? Trong dịp nào?
a. Bác Hồ nói chuyện với Đoàn nhân dịp 26/3/1966
b. Đ/c Lê Duẩn nói chuyện với Đoàn nhân dịp 26/3/1965
c. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn với toàn thể đoàn viên thanh niên nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đoàn
d. Phát biểu của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn (26/3/1966).

11. “…với vị trí là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, mỗi thuận lợi hay khó khăn, mỗi thành công hay không thành công, mỗi bước đi nhanh hay chậm, bền vững hay thiếu bền vững của Thành phố đều có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp phát triển chung của khu vực và cả nước. Thành phố “vì cả nước và cùng cả nước” đi lên. Đó vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm của các đồng chí !” Đoạn văn trên khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của TP. Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đoạn văn được trích trong văn bản nào?
a. Thư của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gửi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố
b. Nghị quyết số 20 - NQ/T.Ư của Bộ Chính trị (khóa IX) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP Hồ Chí Minh đến năm 2010
c. Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại Lễ đón nhận danh hiệu “Thành phố anh hùng” của TP. Hồ Chí Minh.
d. Bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ VIII.

12. Tỉnh, thành nào sau đây hiện nay có 02 thành phố trực thuộc:
a. Quảng Nam b. Hà Nội c. Bà Rịa – Vũng Tàu d. Đắc Lắc

13. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VIII (2009 – 2013) diễn ra từ ngày 13 đến 16/2/2009 tại thủ đô Hà Nội đã đề ra bao nhiêu cuộc vận động và chương trình hành động?
a. 5 cuộc vận động và phong trào “Sinh viên 5 tốt”
b. 2 cuộc vận động, 5 chương trình
c. 5 cuộc vận động, 2 chương trình
d. 2 cuộc vận động, 5 chương trình, 1 phong trào

14. Ai là tác giả của câu nói "Chủ nghĩa xã hội hay là chết":
a. Cac Mac b. V.I.Lenin c. Hồ Chí Minh d. Fidel Castro

15. Anh chị nào sau đây được bình chọn gương Công dân trẻ tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh năm 2008:
a. Anh Trần Tuấn Anh b. Chị Trần Phương Ngọc Thảo
b. Anh Đặng Hồng Anh d. Anh Hồ Quốc Thống

B. CÂU HỎI TỰ LUẬN: (trả lời trên 1 mặt giấy, tối đa 1.500 chữ, nếu đánh máy sử dụng cỡ chữ 13, font Times New Roman)

Với hàng triệu người Việt Nam, địa danh Trường Sơn đã trở thành huyền thoại. Chỉ là một cái tên thôi nhưng sao mỗi khi nghe nhắc tới, lòng ta lại xao xuyến lạ thường: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Trường Sơn, biểu tượng nổi bật của sức mạnh tinh thần và trí tuệ Việt Nam. Biết bao chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi đã ngã xuống để làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại. Đã 50 năm kể từ ngày mở con đường lịch sử, nhưng những gì diễn ra trên con đường huyền thoại ấy vẫn còn sống mãi trong lòng những người dân Việt Nam và sẽ được truyền lại từ thế hệ này qua thế thế hệ khác

Theo bạn, chúng ta – những thế hệ đi sau và những người trẻ, học gì ở tinh thần đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại hôm qua trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hôm nay?

_________________

• Lưu ý:
- Bài dự thi ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, mã số sinh viên, lớp, khoa, trường, địa chỉ liên lạc nhanh nhất, điện thoại liên lạc. (theo mẫu)
- Nộp bài dự thi bằng 1 trong các cách sau: tại Văn phòng Đoàn trường bạn đang theo học; gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, ngoài bì thư ghi rõ bài dự thi “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần V – 2009, về địa chỉ Ban Thanh niên Trường học Thành Đoàn Tp. Hồ Chí Minh – Phòng A3 – Số 01, Phạm Ngọc Thạch - Quận 1; gửi qua thư điện tử đến địa chỉ tamnhinxuyentheky@hoisinhvien.vn.
- Hạn chót nhận bài dự thi là 17h00 ngày chủ nhật 12/4/2009. Các bài thi gửi qua đường bưu điện căn cứ vào dấu bưu điện, bài dự thi gửi qua thư điện tử căn cứ vào thời gian gửi.
- Ban tổ chức nhận bài dự thi từ các Đoàn trường chuyển về hạn chót 17g00 ngày thứ hai 13/4/2009.
BAN TỔ CHỨC HỘI THI

BÀI DỰ THI
HỘI THI OLYMPIC CÁC MÔN KHOA HỌC MÁC – LÊNIN
VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
“TẦM NHÌN XUYÊN THẾ KỶ” LẦN V – 2009
_____

Họ và tên :……………………………………………………………….. NTNS:………………….
Lớp : Khoa:…………………………….Mã số SV:
Trường :
Địa chỉ liên lạc:…………………………………………………………… Điện thoại: ……………..

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (đánh dấu x vào ô đáp án lựa chọn)

Câu
TL 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
a.
b.
c.
d.


B. PHẦN TỰ LUẬN: (các bạn có thể viết thêm trên tờ giấy khác, đảm bảo không quá 1500 từ)
 

cnotvip

Tài xế O-H
trời tưởng cái gì ^^! cái này dân ô tô trường mình giỏi nhất dòi thi là đậu 100% hạng cuối keke ô tô mà chơi lenin hả bác ^^! có trương trình zì về xe thông báo tham gia cho zui ^^!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên