Tầm nhìn tiềm năng từ thị trường ô tô Việt Nam

Phóng Viên Ô Hát
Bình luận: 2Lượt xem: 2,181
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện đang trên đà phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Đồng thời, ngành công nghiệp này còn được coi là nhân tố tác động tích cực và tạo động lực để xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
thi-truong-o-to-viet-nam-rong-mo-canh-cong-vang-cua-nen-cong-nghiep-o-to-the-gioi (4).jpg

1. Sản lượng xe theo xu thế:

Theo số liệu được Bộ Công Thương công bố, trong 7 tháng đầu năm 2021, toàn bộ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đạt sản lượng 185.300 xe. Như vậy, trung bình tất cả các nhà sản xuất xe trong nước đã đạt năng suất 838 xe mỗi ngày. So với cùng kỳ tổng 7 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng xe đã tăng gần 40%.

Việc sản xuất, lắp ráp xe trong nước đang trở thành xu thế của nhiều nhà sản xuất ô tô trong nước. Bởi dịch bệnh lan rộng, chuỗi cung ứng linh kiện tại các nước Đông Nam Á bị ảnh hưởng. Nhiều nhà máy trong khu vực sản xuất xe cho thị trường Việt Nam phải đóng cửa hoặc tạm dừng sản xuất.
thi-truong-o-to-viet-nam-rong-mo-canh-cong-vang-cua-nen-cong-nghiep-o-to-the-gioi (5).jpg

2. Thị trường ô tô tiềm năng:

Doanh số ô tô của năm 2020 tại Việt Nam là 296.634 chiếc, cao hơn 3,3% so với mức dự báo là 287.231 chiếc. Doanh số ô tô vào 1/2021 tăng mạnh lên 26.216 chiếc, đánh dấu tháng thứ 6 liên tiếp tăng trưởng và phát triển YoY. Kết quả kinh doanh năm 2020 của ngành ô tô: Lũy kế 9T2020, doanh thu của các công ty ô tô đã được niêm yết trên sàn chứng khoáng đạt 21.504 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận ròng nhận được 4.028 tỷ đồng.
thi-truong-o-to-viet-nam-rong-mo-canh-cong-vang-cua-nen-cong-nghiep-o-to-the-gioi (1).jpg

Năm 2020, thị trường mua bán xe ô tô vẫn phát triển bất chấp khó khăn kinh tế toàn cầu.

3. Ngành đào tạo lái xe hứa hẹn hấp dẫn:

Đào tạo lái xe, với tính chất là đào tạo nghề, là một nội dung của công tác giáo dục đào tạo. Trước thị trường tiềm năng hiện tại, rất cần việc mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn.
Hiện nay cả nước có 137 trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, trong đó có 60 cơ sở do các Bộ, ngành đầu tư, 77 cơ sở do các tổ chức, cá nhân khác đầu tư. Với 343 cơ sở đào tạo lái xe ô tô với 19.714 giáo viên dạy lái xe cơ bản đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định mà nhà nước đề ra.

Được biết, trong năm 2020 cả nước cấp 596.783 giấy phép lái xe ô tô và dự kiến hàng năm tăng trưởng 30% số lượng giấy phép lái xe ô tô
thi-truong-o-to-viet-nam-rong-mo-canh-cong-vang-cua-nen-cong-nghiep-o-to-the-gioi (2).jpg

Hệ thống trung tâm sát hạch hiện nay được cơ bản xây dựng theo hình thức xã hội hóa, hoạt động độc lập, là một loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện, được tự chủ thu chi, nguồn nhân lực.
Xuất phát từ việc thành công với mô hình chuẩn hóa công nghệ, tiên phong là đơn vị đưa số hóa vào đào tạo lái xe ô tô, đặt chất lượng giảng dạy lên hàng đầu, giúp người học tự tin nắm vững tay lái sau khóa học các Trung tâm dạy nghề lái xe thuộc hệ thống dạy lái xe 3T (11 trường trên khắp cả nước) đã chiếm được sự tin cậy của người dân địa phương. Tự tin với mô hình đào tạo của mình, ông Hồ Đình Thái Hòa – Chủ tịch HĐQT hệ thống dạy lái xe 3T chia sẻ việc chuyển đổi số trong đào tạo và quản lý dịch vụ là tất yếu để đảm bảo kiểm soát và nâng cao chất lượng.

4. Kinh doanh phụ kiện tăng trưởng cao:

Cùng với kinh doanh ô tô, ngành phụ kiện cũng phát triển tươi bền vững hơn so với các ngành còn lại. Hoạt động xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô của Việt Nam đang được ghi nhận có mức tăng trưởng cực cao cho đóng góp tích cực của doanh nghiệp.

Trong năm 2020 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu linh kiện phụ tùng và cơ khí của doanh nghiệp này đã tăng đến 25% so với năm trước, từ đó kéo theo doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh phụ tùng ô tô tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
thi-truong-o-to-viet-nam-rong-mo-canh-cong-vang-cua-nen-cong-nghiep-o-to-the-gioi (6).jpg

5. Vận tải hành khách vẫn còn hạn chế do ảnh hưởng đại dịch:


Nhiều tháng qua, vận tải hành khách ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Hiện nay, hoạt động vận tải hành khách đã mở cửa một phần, cho phép một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, nội tỉnh hoạt động trở lại, tuy nhiên phải đảm bảo một cách nghiêm ngặt các yếu tố an toàn.
thi-truong-o-to-viet-nam-rong-mo-canh-cong-vang-cua-nen-cong-nghiep-o-to-the-gioi (3).jpg

Kinh doanh vận tải hành khách theo dự thảo sẽ sớm được khôi phục hoạt động trở lại.
Được biết, hàng loạt các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải đang vô cùng khó khăn trước tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Trong thời điểm này, họ rất cần sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn, khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì xem xét, đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vận tải hành khách gặp khó khăn do dịch COVID-19. Trong bối cảnh khó khăn, ngân sách Nhà nước đang rất eo hẹp nhưng Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động từ COVID-19. Mặc dù còn một số vướng mắc trong quá trình thực hiện nhưng các chính sách này đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thêm nguồn lực cho các doanh nghiệp để có thể duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn do COVID-19 gây ra.
Theo VTV
 

tichphan

Tài xế O-H
Vấn đề đường xã chưa được giải quyết thì ngành công oto vẫn chưa thể có đà tăng trưởng. Đặc biệt là vấn đề tắc đường
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên