Tại sao phải có sugi sấy trên động cơ diesel?

THANHDATSPKTVL
Bình luận: 0Lượt xem: 4,930

THANHDATSPKTVL

Tài xế O-H
Bugi sấy trên động cơ diesel là một bộ phận giúp động cơ khởi động hiệu quả vào sáng sớm, vào những ngày thời tiết lạnh, đặc biệt là ở những nước có khí hậu lạnh.

Động cơ diesel ngày càng được ưu chuộng trên công nghiệp vận tải, máy công trình mà còn trên xe ô tô vì sức mạnh và tính kinh tế của động cơ.

Việc tìm hiểu bugi sấy trên động cơ diesel là một trong những kiến thức cơ bản giúp bạn kiểm soát và sử dụng xe một cách hiệu quả cũng như việc thay thế chúng đúng loại.

bugisay.jpg

Vì sao động cơ diesel phải dùng bugi sấy?
Động cơ diesel không dùng tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp không khí và nhiên liệu mà dùng tỉ số nén cao để kích cháy hỗn hợp, tỉ số nén từ 17 đến 24 trong khi đó tỉ số nén của động cơ xăng vào khoảng 8 đến 12, việc sử dụng bugi xông sẽ giúp động cơ khởi động một cách dễ dàng khi thời tiết lạnh, nhiệt độ động cơ thấp và vòng tua máy khá thấp (khoảng 100 Vòng/phút) làm tăng tổn thất nhiệt trong kỳ nén của động cơ nên nhiên liệu được phun vào buồng đốt rất khó có thể tự bốc cháy.

Có 2 loại thông dụng là:
- Bugi sấy đặt trong buồng đốt phụ: là dạng thông dụng nhất, được gắn trên mỗi xy lanh của động cơ.
- Bugi sấy khí nạp: dạng gắn trên cổ ống nạp động cơ.

vị trí bugi sấy.jpg
Cách lựa chọn bugi sấy:
- Loại động cơ: bugi sấy sử dụng cho động cơ có turbo và loại không có turbo, loại có turbo có kí hiệu chữ “P” ( không nên lẫn lộn 2 loại này với nhau).
- Loại điện áp: có 2 loại thông dụng là loại 12V (dùng cho ô tô dân dụng), loại 24V (dùng cho xe tải)... ngoài ra còn có loại 5,6V đến 9V.
- Kích thước: bugi có kích thước khác nhau để phù hợp với từng loại động cơ.
- Bugi nóng, bugi lạnh: mỗi loại động cơ được tính toán cho mỗi dãy nhiệt khác nhau vì thế không nên nhầm lẫn, không những không giúp ích mà còn làm hại động cơ.

Cấu tạo:
Các bugi sấy có dạng dây đốt, chúng được lắp vào vị trí trong buồng cháy phụ của xi lanh động cơ, cùng phía với vòi phun, các bugi sấy được nối song song với nhau. Rơle bugi sấy, bộ định thời gian sấy và đèn báo sấy.

Nguyên lí hoạt động:
Trước khi khởi động, bật khóa điện về nấc sấy. Lúc đó có dòng điện vào cuộn dây của rơle bugi sấy làm tiếp điểm rơle đóng lại. Dòng điện vào bugi sấy, nung đỏ bugi sấy, thời gian cấp dòng được định sẵn trong bộ định thời gian sấy và báo sấy lên bảng taplo. Khi đèn báo sấy tắt là thời gian sấy đã đủ.

Những hư hỏng thường gặp trên chúng:
- Cháy bugi sấy do thao tác sai (bật đi bật lại nhiều lần trước khi khởi động), bộ định thời gian bị hỏng, thay thế không đúng chủng loại, hàng kém chất lượng.
- Không hoạt động khi bật chìa khóa điện, do rơ le tiếp xúc kém, bộ định thời hoặc dây dẫn bị đứt bên trong, cháy cuộn dây rơ le sấy.
- Đèn báo sáng trên táp lô: đèn luôn sáng hoặc không sáng khi bật chìa khóa điện cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống sấy đang gặp vấn đề.
- Động cơ bị giật cục khi bắt đầu nổ, xả khói trắng một lúc sau đó mới hoạt động bình thường.

bugi sấy.jpg

Chú ý: Khi bật công tắc bugi sấy trên động cơ diesel thì nên có khoảng nghỉ (đối với xe sử dụng công tắc xông), không nên giữ quá lâu sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ dây, sụt áp bình acquy và làm cho bugi nóng quá mức dẫn tới biến dạng.

Ở những động cơ sử dụng hệ thống cung cấp nhiên liệu Common Rail thì bugi sấy sẽ được điều khiển bởi ECU thông qua cảm biến nhiệt độ khí nạp. ECU sẽ điều khiển hoạt động của bugi mà không cần đến người lái.

bugi xông.jpeg
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên