Tại sao ôtô Nhật giá rẻ lại ít hỏng hóc, đáng tin cậy hơn ôtô đắt tiền của Đức?

chien.bkhcm
Bình luận: 6Lượt xem: 7,316

chien.bkhcm

Tài xế O-H
Nếu xét tổng thể tất cả các chi tiết, ô tô Đức thường xuyên hỏng hóc hơn ô tô Nhật Bản. Điều này không phải vì chúng không được thiết kế phù hợp mà bởi vì người Đức yêu thích các quy tắc, họ tuân theo các quy tắc của họ, và cứ như vậy, họ mong muốn mọi người khác cũng tuân theo các quy tắc đó. Mặt khác, khi một người Nhật thiết kế một sản phẩm, họ tự đặt ra câu hỏi rằng khách hàng của mình sẽ sử dụng sản phẩm đó như thế nào và họ có thể làm gì để ngăn chặn sự cố hỏng hóc của ô tô hoặc sản phẩm.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà những chiếc xe giá rẻ của Nhật Bản (Honda, Toyota) lại rất đáng tin cậy và không dễ hỏng hóc, nhưng những chiếc xe đắt tiền của Đức (BMW, Mercedes) lại cần sửa chữa nhiều?
tai-sao-oto-nhat-gia-re-lai-it-hong-hoc-dang-tin-cay-hon-oto-dat-tien-cua-duc (8).jpg

Văn hóa của ngành tại mỗi quốc gia là khác nhau.

Dù bước ra từ đống đổ nát sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản được biết đến là nơi sản xuất rất nhiều đồ phế thải rẻ tiền. Chững lại một khoản thời gian, khi họ nhận ra rằng họ sẽ không bao giờ có thể vực dậy được thị trường trong nước và thoát ra khỏi sự kìm hãm của các thị trường khác trong khu vực bằng việc cứ tiếp tục sản xuất những món đồ phế thải rẻ tiền trên. Người Nhật đã nỗ lực phối hợp với nhau, tin tưởng vào nhau ở những năm 1960 để cải thiện chất lượng sản phẩm của mình, trong số đó có ô tô.

Mặc khác, người Nhật nhận ra một trong những lý do khiến họ thua trận là do các sản phẩm thời Chiến tranh của họ không có chất lượng. Họ chỉ có chất lượng trong một lĩnh vực duy nhất, Hải quân của họ.

Và đây cũng là thời điểm đầu tiên mà người Nhật đã "thức tỉnh" đến việc quan tâm đến chất lượng ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Nhật Bản là một quốc gia nhỏ, chỉ có khoảng 110 triệu người vào những năm 1970, chỉ bằng một nửa dân số Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Vào thời điểm này, có khá nhiều nhà sản xuất ô tô lớn mà chúng ta thấy ngày nay: Toyota, Nissan, Honda, Mitsubishi, Subaru (Fuji Heavy) và Mazda.
tai-sao-oto-nhat-gia-re-lai-it-hong-hoc-dang-tin-cay-hon-oto-dat-tien-cua-duc (4).jpg

Triết lý sản xuất giữa Nhật Bản và Đức.​

Trong nước Nhật, đã năm công ty ô tô chiến đấu với nhau ở trong một thị trường nhỏ mà người tiêu dùng bị ám ảnh bởi CHẤT LƯỢNG và SỰ TIN CẬY. Đây là chiến trường khốc liệt nhất ảnh hưởng mạnh mẽ đến các công ty Nhật Bản sau này, khiến họ luôn mài dũa, trao chuốt cho từng sản phẩm và quy trình sản xuất. Việc chế tạo ô tô của người Nhật bắt đầu xuất khẩu sang thị trường khác vào cuối những năm 1970.

Các mẫu ô tô Nhật Bản thường đi sau về độ tinh xảo hơn các thương hiệu ô tô ở Đức. Tuy nhiên, việc này không hẳn là tệ bởi vì họ hiểu cái mà người tiêu dùng muốn hơn là một chiếc xe chỉ biết trao chuốt đi vẻ ngoài bóng bẩy. Một khi đã chắc chắn về nhu cầu thị trường, họ sẽ cân nhắc đến việc trên.

tai-sao-oto-nhat-gia-re-lai-it-hong-hoc-dang-tin-cay-hon-oto-dat-tien-cua-duc (7).jpg

Triết lý sản xuất ô tô của người Nhật như Toyota và Honda được xây dựng với giả định rằng không cần phải bảo dưỡng xe thường xuyên. Người Nhật coi phần lớn những chiếc ô tô mà họ tạo ra luôn là công cụ để họ có thể khai thác triệt để.

Ở triết lý sản xuất, nếu một sản phẩm của người Nhật bị lỗi, họ sẽ dừng lại tất cả và nghiên cứu cách khắc phục chúng một cách triệt để nhất. Tuy nhiên, người Đức thì không, họ tạo ra sản phẩm mới.

Các hãng xe Nhật Bản không cung cấp nhiều công nghệ hiện đại mà họ tối ưu ở các phần cứng hơn. Sẽ không có vấn đề gì lớn nếu ta bỏ qua việc bảo dưỡng định kỳ cho một chiếc Honda hoặc Toyota, nhưng sẽ rất tệ nếu bỏ lỡ nó ở một chiếc BMW hoặc Mercedes-Benz.

Một ý khiến cho rằng xe hơi của Nhật Bản là rẻ. Tuy nhiên, ý kiến này không hẳn đúng. Các ô tô ở Nhật hiện nay không còn rẻ nữa, có nhiều chiếc xe đắt tiền hơn hẳn (có thể tìm kiếm những chiếc Lexus, Acura,...). Một phần vì số lượng xe họ sản xuất nhiều hơn những người Châu Âu sản xuất nên ta mới thấy có giá rẻ như thế. Bài viết này cũng không phủ định nhận định: So sánh thì nên chọn giữa Toyota và Volkswagen hoặc Lexus giữa Mercedes-Benz, hay Porsche mới thật sự công bằng. Tuy nhiên, vẫn như nguyên luận điểm của bài: Độ tin cậy về xe giá rẻ của Nhật Bản hơn hẳn xe đắt tiền của Đức.

Đối với hãng xe Đức như Mercedes-Benz hay BMW ngày nay, mỗi chiếc xe được chế tạo ra luôn nhắm tới đối tượng người dùng cao cấp hơn. Có những thứ tưởng chừng như được thiết kế để hỏng hóc ngay ở cột mốc 100.000km, và việc sửa chữa hay bảo dưỡng, chi phí cho phụ tùng hay nhân công không hề đắt đối với đối tượng khách hàng trên. Sự sang trọng, sức mạnh và khả năng xử lý là trên hết và dường như không có suy nghĩ nào được đưa ra khi làm việc trên chúng.

tai-sao-oto-nhat-gia-re-lai-it-hong-hoc-dang-tin-cay-hon-oto-dat-tien-cua-duc (2).jpg

Mặt khác, Đức đang tập trung vào chất lượng, đặc biệt là hiệu suất và ngoại hình. Hầu hết các hãng xe Đức đều muốn những chiếc xe hơi mà mình sản xuất đều phải có công nghệ mới nhất, hiện đại nhất. Đây chính là lý do mà người Đức luôn muốn chứng minh rằng người tiêu dùng thời nay sẽ đánh đổi việc mua xe vì công nghệ chứ không phải vì độ tin cậy như người Nhật đã làm trước đó. Bởi vì họ muốn có công nghệ an toàn mới nhất.

Thế nhưng, đã là đồ điện tử thì không thể tránh khỏi hư hỏng. Ô tô cũng như thế, có hàng ngàn linh kiện điện tử trên xe, và đặt biệt hơn nếu so với các xe Đức nó lại nhiều gấp bội lần so với xe Nhật.

Mọi người không mua ô tô Đức vì độ tin cậy, họ mua chúng vì hiệu suất. Nên nhớ, ở Đức có đường cao tốc Autobahn. Đây là lý do người Đức cũng cân nhắc khi mua xe giữa Nhật và xe trong nước. Một bên là hiệu suất, một bên là độ tin cậy, bên nào sẽ quyết định?

Nếu bạn hiểu về ô tô của người Đức, ví dụ như chiếc Mercedes Benz S Class cao cấp, mọi người đều phàn nàn về độ tin cậy (đặc biệt với thiết bị/ linh kiện điện tử), chi phí sửa chữa và bảo dưỡng khá cao. Nhưng rất nhiều mẫu xe trong số đó lại được cho thuê và người dùng sẽ chuyển sang xe khác của Đức chỉ sau 5 năm sử dụng. Những người lái xe Mercedes-Benz không mua xe vì độ tin cậy hoặc chi phí bảo dưỡng thấp, họ mua chúng vì "hiệu suất".

tai-sao-oto-nhat-gia-re-lai-it-hong-hoc-dang-tin-cay-hon-oto-dat-tien-cua-duc (5).jpg

Mỗi sản phẩm mà người Đức tạo ra luôn là một tác phẩm nghệ thuật, và họ biết điều đó. Các bộ phận sửa chữa và thay thế chắc chắn sẽ không thể rẻ hơn ở Nhật, một phần khác là các kỹ thuật viên họ phải trả một khoản tiền lớn cho các máy chẩn đoán đặc biệt hơn mà họ sử dụng để chẩn đoán những gì sai sót trong ô tô và họ phải lấy lại tiền bằng cách nào đó! Do đó, việc bảo dưỡng xe Đức sẽ luôn tốn tiền hơn là bảo dưỡng xe Nhật.

Sự khác biệt cơ bản giữa các hãng ô tô Nhật và Đức.​


Chi phí gần như bằng nhau (ngoài chi phí lao động - giá theo giờ - và một số nguyên vật liệu) để sản xuất một chiếc ô tô cho dù nó được sản xuất ở đâu. Có 3 điều tạo nên sự khác biệt giữa các hãng ô tô ở từng thị trường:

- Chất lượng của các bộ phận: Các linh kiện trong ô tô của hãng xe Nhật Bản được chế tạo với mục đích để tồn tại lâu dài nhất có thể. Có thể tốn thêm 10% nguyên vật liệu hiếm để chế tạo một bộ phận có tuổi thọ 15 năm so với một bộ phận có tuổi thọ 10 năm, nhưng nếu khách hàng không phải thay thế nó thì khoản chênh lệch chi phí nhỏ này có giá trị hơn 10%.

- Chú ý đến từng chi tiết trong quá trình sản xuất: Một nhân viên làm việc việc trong nhà máy sản xuất ô tô của Nhật Bản có thể dừng dây chuyền lắp ráp nếu họ xảy ra điều gì đó không ổn. Những hãy thử điều đó tại BMW hoặc Mercedes đi. Nếu đã từng quan sát qua nhà máy BMW, nơi toàn bộ công việc được tự động hóa và không ai nhìn thấy điều gì đang xảy ra.

- Khẩu hiệu quảng cáo: BMW có khẩu hiệu quảng cáo không thay đổi đến ngày nay: “Cỗ máy lái xe tối tân nhất - The Ultimate Driving Machine”. Mercedes, VW và Audi đều nói về sự tinh tuý của “Kỹ sư người Đức - German Engineering”. Trong khi những người Nhật Bản thường nói đến: "Tính thực dụng".

tai-sao-oto-nhat-gia-re-lai-it-hong-hoc-dang-tin-cay-hon-oto-dat-tien-cua-duc (6).jpg
Theo Quora
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên