Tại sao hình nộm nữ ít được sử dụng trong thử nghiệm va chạm ô tô?

chien.bkhcm
Bình luận: 5Lượt xem: 7,375

chien.bkhcm

Tài xế O-H
Hầu hết, các hình nộm trong các cuộc thử nghiệm va chạm ô tô hiện nay ở các trung tâm thử nghiệm như NHTSA và IIHS đều sử dụng phiên bản nam. Và ta sẽ không bao giờ bắt gặp các hình nộm nữ trong các cuộc thử nghiệm cả vì có nhiều vấn đề xảy ra đến việc quyết định chọn loại hình nộm. Không phải vì "phân biệt giới tính" mà các nhà khoa họa chỉ cho phép sử dụng hình nộm nam trong hầu hết các cuộc va chạm.

Hybrid-III 5F không có quần áo, không có tóc, chỉ đi một đôi giày đen trơn mà các đầu bếp hay dùng. Cô cười nhẹ, biểu hiện của sự hài lòng. Được làm từ nhôm và thép, Hybrid-III 5F cùng "cô em họ" nhỏ hơn SID-II là những hình nộm thử nghiệm va chạm thường được sử dụng.
tai-sao-hinh-nom-nu-it-duoc-su-dung-trong-thu-nghiem-va-cham-o-to (1).jpg

Hình nộm trong một vụ thử nghiệm va chạm - Ảnh: Discovery Magazine

Hình nộm thử nghiệm va chạm không sát thực

Hai "chị em" phản ánh chiều cao trung bình của phụ nữ phương Tây từ hơn 30 năm trước. Với chiều cao chừng 150 cm, nặng 49 kg, Hybrid-III 5F nhẹ hơn một chút so với trung bình các bé gái 12 tuổi ở phương Tây ngày nay, cũng không đại diện tốt cho phụ nữ phương Đông. Chẳng hạn, chiều cao trung bình của phụ nữ Việt Nam năm 2021 là 156,2 cm, trong khi cân nặng là 51,2 kg. Còn SID-II thì không có tay, nặng chừng 44 kg.

Theo Discovery Magazine, các hệ thống đánh giá an toàn chính được sử dụng trên khắp thế giới không hề cập nhật vóc dáng cho hình nộm thử nghiệm va chạm. Thậm chí, nếu có hãng nào mang xe đến thử nghiệm ở Mỹ, sẽ chẳng bao giờ hình nộm phụ nữ được đặt ở ghế lái. Vậy là, nhiều phụ nữ đi mua xe mà không hề biết rằng những chiếc xe không được thiết kế tối ưu cho họ.
tai-sao-hinh-nom-nu-it-duoc-su-dung-trong-thu-nghiem-va-cham-o-to (2).jpg

Hình nộm thử nghiệm Hybrid-III 5F có từ năm 1988 và được nâng cấp 2 lần đến nay - Ảnh: Humanetics Group

Xe không an toàn với phụ nữ?

Có lẽ điều này xuất phát từ quan niệm nam giới thường lái xe nhiều hơn và có xu hướng mạo hiểm hơn (chạy nhanh, không thắt dây an toàn, say rượu…), do đó nam giới cũng dễ gặp tai nạn hơn. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Virginia năm 2019, phụ nữ có nguy cơ tử vong cao hơn 17% và bị thương nặng trong các vụ va chạm phía trước cao hơn 73%.

Nguyên nhân được đổ cho phụ nữ có xu hướng chọn xe nhỏ và nhẹ hơn nam giới. Song theo Jessica Jermakian, phó chủ tịch nghiên cứu về xe tại Viện Bảo hiểm An toàn Giao thông IIHS, nguyên nhân thực sự nằm ở độ an toàn của xe hay tất cả các hình nộm thử nghiệm va chạm đều là nam giới.

Ngay cả những hình nộm nữ được yêu cầu trong các cuộc thử nghiệm cũng chỉ là những phiên bản nhỏ hơn của những hình nộm nam.

Cả NHTSA và IIHS đều không đưa hình nộm nữ vào ghế lái trong bài kiểm tra va chạm trực diện, thuộc nhóm tai nạn dễ gây tử vong nhất.
tai-sao-hinh-nom-nu-it-duoc-su-dung-trong-thu-nghiem-va-cham-o-to (3).jpg

Trong các thử nghiệm va chạm, ngồi ghế lái thường là hình nộm nam - Ảnh: thoughtco
Trong các bài kiểm tra có hình nộm nữ như va chạm bên hông hay những thử nghiệm không tính vào gắn sao xếp hạng, họ cũng không sử dụng hình nộm phản ánh đúng phụ nữ ngày nay. Bởi hình nộm đó không hề tồn tại.

=> Do đó, nhiều chiếc xe không được thiết kế để giữ an toàn cho phụ nữ.

Tại sao hình nộm nữ không được chú trọng phát triển trong các cuộc thử nghiệm va chạm?

Thứ nhất, lịch sử. Hình nộm thử nghiệm va chạm đầu tiên Sierra Sam được phát triển từ những năm 1940 dùng trong không quân Mỹ, phù hợp với tiêu chuẩn thể trạng khi đó và xuất phát từ thực tế phi công thường là nam.
tai-sao-hinh-nom-nu-it-duoc-su-dung-trong-thu-nghiem-va-cham-o-to (4).jpg

Hyundai/Kia có 27 dòng hình nộm thử nghiệm va chạm khác nhau - Ảnh: Hyundai
Sau đó, Sam được phát triển thành Hybrid I, mô phỏng theo thể trạng trung bình của nam giới thập niên 70, dùng cho ôtô. Ngày nay, NHTSA và IIHS thường sử dụng Hybrid III với chiều cao 175 cm, nặng 78 kg.

Thứ hai, chi phí. Nhà khoa học Jason Forman ở Đại học Virginia cho biết: Việc thiết kế và chế tạo hình nộm thử nghiệm va chạm phải mất nhiều năm và hàng triệu đô la. Một hình nộm hiện nay có giá từ 10.000 USD đến 1 triệu USD.

Thứ ba, theo các tổ chức thử nghiệm, hình nộm nữ không quá cần thiết. NHTSA email cho Discover Magazine rằng, họ nếu chế tạo ra chiếc ôtô bảo vệ được người to nhất và bé nhất thì những người ở giữa cũng được bảo vệ. NHTSA còn cho biết những phụ nữ nhỏ bé, không phải những người vóc dáng phổ thông, có nhiều khả năng bị thương hơn trong các vụ va chạm trực diện.

Tuy nhiên, Astrid Linder - giám đốc an toàn giao thông tại Viện Nghiên cứu Giao thông và Đường bộ Quốc gia Thụy Điển - nói rằng trẻ em được bảo vệ không có nghĩa là mẹ của chúng cũng vậy.
tai-sao-hinh-nom-nu-it-duoc-su-dung-trong-thu-nghiem-va-cham-o-to (5).jpg

Hình nộm thử nghiệm va chạm của General Motors - Ảnh: Washington Post

Xét trên quan điểm phòng ngừa chấn thương, câu chuyện không chỉ đơn giản là về chiều cao và cân nặng. Sự khác biệt giữa nam và nữ cũng ảnh hưởng. Jermakian phát hiện ra rằng mặc dù ôtô an toàn hơn, phụ nữ vẫn có nhiều khả năng bị thương ở chân và bàn chân hơn.

Thứ tư, những thành phần thủ cựu. Một chuyên gia nói với Discover Magazine rằng thực tế công nghệ đã sẵn sàng (chẳng hạn dòng THOR đã có phiên bản nữ sát thực hơn) nhưng việc áp dụng là chuyện khác. Bởi các tập đoàn lớn, những thành phần thủ cựu thường không muốn thay đổi. Tuy nhiên, bà Linder cho rằng sớm muộn thế giới cũng phải tiến về điểm cân bằng.
Theo Tuoitre
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên