Sự khác biệt giữa động cơ DOHC và SOHC

phamvanhieu280894
Bình luận: 25Lượt xem: 18,798

phamvanhieu280894

Tài xế O-H
Bên trong động cơ, có một cơ chế kiểm soát bộ truyền động van bao gồm trục cam, cam nâng, thanh truyền, van và lò xo. Sơ đồ bố trí trục cam phổ biến nhất trên động cơ xe máy hiện nay là SOHC và DOHC.
- SOHC và DOHC là gì?
Cả hai loại động cơ đốt trong SOHC và DOHC đều sử dụng con đội, trục cam, cò mổ, xu páp và lò xo trong quá trình phân khối khí nhưng SOHC chỉ sử dụng một trục cam duy nhất, còn DOHC sử dụng 2 trục cam tạo nên một cơ cấu phối khí khác biệt.


Cách bố trí khác nhau của động cơ SOHC và DOHC
- SOHC (Single OverHead Camshaft ) nghĩa là động cơ chỉ có duy nhất một trục cam bố trí ở nắp máy, phía trên các van. Trục cam này dẫn động đóng mở trực tiếp cả xu páp nạp lẫn xả thông qua con đội hoặc cò mổ tùy theo các hình dạng cam khác nhau. Động cơ SOHC thông thường chỉ được bố trí 2 van cho mỗi xi lanh, vẫn có thể dùng 3 van hoặc 4 van nhưng kết cấu truyền động sẽ rất phức tạp nên hiếm khi được áp dụng.

Cơ cấu của động cơ cam đơn SOHC
- DOHC (Double OverHead Camshaft) là động cơ sử dụng 2 trục cam bố trí trên nắp máy, mỗi trục dẫn động một bên xu páp hút hoặc xả riêng biệt. Mục đích chính của việc sử dụng động cơ DOHC nhằm tăng số lượng van trên mỗi xi lanh do loại động cơ này có thể bố trí 4 van trên mỗi xi lanh tương đối đơn giản, nhờ đó dễ dàng đạt tốc độ vòng quay lớn, đồng thời cho phép đặt xu páp ở các vị trí tối ưu giúp tăng khả năng vận hành.

Cơ cấu của động cơ cam kép DOHC
- Ưu nhược điểm của hai loại động cơ DOHC và SOHC
DOHC có thể lắp 4 van hoặc nhiều hơn nên khi cùng một mức dung tích sẽ cho công suất lớn hơn nhiều so với động cơ SOHC chỉ cho phép sử dụng 2 van trên mỗi xi lanh. Việc có 2 trục cam riêng biệt cho 2 van hút và xả trong động cơ DOHC cũng giúp xe hoạt động êm ái và ít nóng máy hơn những xe sử dụng động cơ SOHC. Ở tốc độ thấp, động cơ SOHC sẽ tạo ra mô men cao hơn loại DOHC có cùng dung tích, nhưng ở tốc độ cao, mô men và công suất tối đa của DOHC lại cao hơn, giúp máy khỏe hơn.


Động cơ DOHC có thể bố trí 4 van trên mỗi xi lanh

Động cơ SOHC chỉ bố trí được 2 van trên mỗi xi lanh
Ngoài ra, việc bố trí được bu gi ở chính giữa đỉnh buồng đốt giúp cho động cơ DOHC có hiệu quả đốt cháy nhiên liệu tốt hơn. Ngược lại, động cơ SOHC do trục cam phải đặt chính giữa buồng đốt để truyền động cho cả van nạp/xả nên bu gi phải đặt sang bên cạnh khiến hiệu quả sử dụng nhiên liệu kém hơn hẳn, do vậy xe sử dụng động cơ SOHC thường hao xăng hơn động cơ DOHC.
Động cơ DOHC còn sở hữu ưu thế về khả năng ứng dụng công nghệ van biến thiên, điều chỉnh trục cam giúp tối ưu hóa chế độ vận hành. Trong khi đó, việc áp dụng hệ thống này trên SOHC lại gặp nhiều khó khăn.
Thế nhưng, những chiếc xe trang bị động cơ DOHC thường có giá thành cao hơn vì cấu tạo động cơ phức tạp với nhiều chi tiết và yêu cầu công nghệ cao hơn. Khi gặp hư hỏng phải sửa đòi hỏi sự tỉ mỉ và người thợ có tay nghề cao, chi phí sửa chữa thay thế đắt đỏ. Kết cấu cồng kềnh làm trọng lượng xe tăng lên, điều này ảnh hưởng một phần đến khả năng vận hành, hoặc buộc nhà sản xuất phải tối giản một số chi tiết để cân bằng.
Ngược lại, SOHC với cấu tạo đơn giản kéo theo việc giảm giá bán, hoặc thay vào đó sẽ đầu tư hơn vào thiết kế, tiện ích. Vì đây là loại động cơ thông dụng nên khi bị hỏng hóc dễ tìm được nơi sửa chữa, chi phí sửa chữa và thay thế cũng thấp hơn nhiều.
Dù trên lý thuyết, SOHC có ưu thế hơn ở vòng tua thấp, còn DOHC vượt trội ở vòng tua cao. Nhưng để so sánh loại động cơ nào hiệu quả hơn còn phải dựa vào vật liệu và độ chính xác khi chế tạo, do đó chạy thử trên điều kiện thực tế phù hợp luôn là cách đánh giá chuẩn xác nhất. Ngoài ra, với tính chất thị trường như Việt Nam, một chiếc xe trang bị động cơ SOHC sẽ có nhiều lợi thế hơn bởi giá thành và chi phí sửa chữa thay thế không quá tốn kém.

 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bên trong động cơ, có một cơ chế kiểm soát bộ truyền động van bao gồm trục cam, cam nâng, thanh truyền, van và lò xo. Sơ đồ bố trí trục cam phổ biến nhất trên động cơ xe máy hiện nay là SOHC và DOHC.
- SOHC và DOHC là gì?
Cả hai loại động cơ đốt trong SOHC và DOHC đều sử dụng con đội, trục cam, cò mổ, xu páp và lò xo trong quá trình phân khối khí nhưng SOHC chỉ sử dụng một trục cam duy nhất, còn DOHC sử dụng 2 trục cam tạo nên một cơ cấu phối khí khác biệt.


Cách bố trí khác nhau của động cơ SOHC và DOHC
- SOHC (Single OverHead Camshaft ) nghĩa là động cơ chỉ có duy nhất một trục cam bố trí ở nắp máy, phía trên các van. Trục cam này dẫn động đóng mở trực tiếp cả xu páp nạp lẫn xả thông qua con đội hoặc cò mổ tùy theo các hình dạng cam khác nhau. Động cơ SOHC thông thường chỉ được bố trí 2 van cho mỗi xi lanh, vẫn có thể dùng 3 van hoặc 4 van nhưng kết cấu truyền động sẽ rất phức tạp nên hiếm khi được áp dụng.

Cơ cấu của động cơ cam đơn SOHC
- DOHC (Double OverHead Camshaft) là động cơ sử dụng 2 trục cam bố trí trên nắp máy, mỗi trục dẫn động một bên xu páp hút hoặc xả riêng biệt. Mục đích chính của việc sử dụng động cơ DOHC nhằm tăng số lượng van trên mỗi xi lanh do loại động cơ này có thể bố trí 4 van trên mỗi xi lanh tương đối đơn giản, nhờ đó dễ dàng đạt tốc độ vòng quay lớn, đồng thời cho phép đặt xu páp ở các vị trí tối ưu giúp tăng khả năng vận hành.

Cơ cấu của động cơ cam kép DOHC
- Ưu nhược điểm của hai loại động cơ DOHC và SOHC
DOHC có thể lắp 4 van hoặc nhiều hơn nên khi cùng một mức dung tích sẽ cho công suất lớn hơn nhiều so với động cơ SOHC chỉ cho phép sử dụng 2 van trên mỗi xi lanh. Việc có 2 trục cam riêng biệt cho 2 van hút và xả trong động cơ DOHC cũng giúp xe hoạt động êm ái và ít nóng máy hơn những xe sử dụng động cơ SOHC. Ở tốc độ thấp, động cơ SOHC sẽ tạo ra mô men cao hơn loại DOHC có cùng dung tích, nhưng ở tốc độ cao, mô men và công suất tối đa của DOHC lại cao hơn, giúp máy khỏe hơn.


Động cơ DOHC có thể bố trí 4 van trên mỗi xi lanh

Động cơ SOHC chỉ bố trí được 2 van trên mỗi xi lanh
Ngoài ra, việc bố trí được bu gi ở chính giữa đỉnh buồng đốt giúp cho động cơ DOHC có hiệu quả đốt cháy nhiên liệu tốt hơn. Ngược lại, động cơ SOHC do trục cam phải đặt chính giữa buồng đốt để truyền động cho cả van nạp/xả nên bu gi phải đặt sang bên cạnh khiến hiệu quả sử dụng nhiên liệu kém hơn hẳn, do vậy xe sử dụng động cơ SOHC thường hao xăng hơn động cơ DOHC.
Động cơ DOHC còn sở hữu ưu thế về khả năng ứng dụng công nghệ van biến thiên, điều chỉnh trục cam giúp tối ưu hóa chế độ vận hành. Trong khi đó, việc áp dụng hệ thống này trên SOHC lại gặp nhiều khó khăn.
Thế nhưng, những chiếc xe trang bị động cơ DOHC thường có giá thành cao hơn vì cấu tạo động cơ phức tạp với nhiều chi tiết và yêu cầu công nghệ cao hơn. Khi gặp hư hỏng phải sửa đòi hỏi sự tỉ mỉ và người thợ có tay nghề cao, chi phí sửa chữa thay thế đắt đỏ. Kết cấu cồng kềnh làm trọng lượng xe tăng lên, điều này ảnh hưởng một phần đến khả năng vận hành, hoặc buộc nhà sản xuất phải tối giản một số chi tiết để cân bằng.
Ngược lại, SOHC với cấu tạo đơn giản kéo theo việc giảm giá bán, hoặc thay vào đó sẽ đầu tư hơn vào thiết kế, tiện ích. Vì đây là loại động cơ thông dụng nên khi bị hỏng hóc dễ tìm được nơi sửa chữa, chi phí sửa chữa và thay thế cũng thấp hơn nhiều.
Dù trên lý thuyết, SOHC có ưu thế hơn ở vòng tua thấp, còn DOHC vượt trội ở vòng tua cao. Nhưng để so sánh loại động cơ nào hiệu quả hơn còn phải dựa vào vật liệu và độ chính xác khi chế tạo, do đó chạy thử trên điều kiện thực tế phù hợp luôn là cách đánh giá chuẩn xác nhất. Ngoài ra, với tính chất thị trường như Việt Nam, một chiếc xe trang bị động cơ SOHC sẽ có nhiều lợi thế hơn bởi giá thành và chi phí sửa chữa thay thế không quá tốn kém.

Bác có thể giải thích (tất nhiên về lý thuyết thôi):
- Tại sao SOHC lại nóng máy hơn DOHC?
- Tại sao SOHC lại khỏe hơn (mô men cao hơn) DOHC ở tua thấp?
 

trongite

Tài xế O-H
Mình xin có 1 vài ý kiến góp ý về nội dung bài viết:
- Việc động cơ nóng hay nguội khi làm việc phụ thuộc nhiều vào hiệu quả làm mát do dầu bôi trơn, hệ thống làm mát và lượng nhiên liệu đốt cháy trong một chu trình, góc đánh lửa sớm cũng ảnh hưởng. SOHC nóng máy hơn DOHC hay không mình không dám tranh luận. Cũng có thể do thực nghiệm mà các hãng đã kết luận vậy
- SOHC khỏe hơn ở tốc độ thấp: theo ý mình là do lượng công suất tiêu hao để làm cơ cấu phân phối khí hoạt động ít. và khối lượng quán tính của các chi tiết trong cc ppk của DOHC lớn hơn do ở tốc độ thấp thì ưu việt DOHC không thắng được tiêu hao của hệ thống DOHC chạy từ đó nên SOHC khỏe hơn.
- Cảm ơn tác giả có bài viết lý thuyết khá hay.
 

phamvanhieu280894

Tài xế O-H
Bác có thể giải thích (tất nhiên về lý thuyết thôi):
- Tại sao SOHC lại nóng máy hơn DOHC?
- Tại sao SOHC lại khỏe hơn (mô men cao hơn) DOHC ở tua thấp?
Theo em nghĩ về vấn đề nóng máy thì do DOHC được bố trí lượng xupap nạp và xả nhiều hơn SOHC nên khi xả thì lượng nhiệt sẽ thoát ra nhanh hơn. Và khi nạp thì lượng không khí nạp vào nhiều và nhanh hơn SOHC khi cùng nạp và xả trong 1 khoảng thời gian.Khi ở góc trùng điệp thì lượng khí nạp giúp cho việc thải diễn ra nhanh hơn giúp giảm được nhiệt độ nhanh hơn. Ý kiến của em vậy không biết đúng không nữa.
Còn về vấn đề thứ 2 thì em cũng đồng ý với ý kiến của cụ trongite.Còn khi ở tốc độ cao thì lượng nạp vào của DOHC nó nhiều hơn. Việc bố trí bugi của DOHC là ở giữa đỉnh giúp đốt cháy nhiên liệu triệt để hơn nên DOHC sẽ tạo được momen lớn hơn
 

bluesail102

Tài xế O-H
- Thực tế bây giờ các hãng xe con đều chuyển dùng kiểu DOHC vì có 2 cam xả và hút riêng biết xẽ dễ dàng tối ưu hóa quá trình nạp xả của động cơ, ngoài việc trang bị 2 trục cam động cơ bây giờ còn trang bị thêm cơ cấu soay cam tự động (có thể bằng điện hoặc dầu và trang bị trên 1 hoặc cả 2 trục cam tùy động cơ) để hiệu chỉnh góc lệch trục cam cho phù hợp với từng tóc độ và giảm hiện tượng gõ máy.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Theo em nghĩ về vấn đề nóng máy thì do DOHC được bố trí lượng xupap nạp và xả nhiều hơn SOHC nên khi xả thì lượng nhiệt sẽ thoát ra nhanh hơn. Và khi nạp thì lượng không khí nạp vào nhiều và nhanh hơn SOHC khi cùng nạp và xả trong 1 khoảng thời gian.Khi ở góc trùng điệp thì lượng khí nạp giúp cho việc thải diễn ra nhanh hơn giúp giảm được nhiệt độ nhanh hơn. Ý kiến của em vậy không biết đúng không nữa.
Còn về vấn đề thứ 2 thì em cũng đồng ý với ý kiến của cụ trongite.Còn khi ở tốc độ cao thì lượng nạp vào của DOHC nó nhiều hơn. Việc bố trí bugi của DOHC là ở giữa đỉnh giúp đốt cháy nhiên liệu triệt để hơn nên DOHC sẽ tạo được momen lớn hơn
Ở tua cao, DOHC có mô men lớn hơn SOHC thì hiểu thế được, nhưng tại sao mà SOHC lại có mô men lớn hơn DOHC thì không thể suy ngược lại được
 

trongite

Tài xế O-H
- Theo ý hiểu của mình:
+ Nếu chỉ xét riêng về khả năng nạp xả; thì ở tốc độ cao hay tốc độ thấp thi DOHC đều hơn được SOHC. Vì tiết diện lưu thông của khí nạp xả lớn hơn. DOHC sẽ có quá trình cháy tốt hơn SOHC. Do vậy công suất DOHC tăng N1 so với SOHC. Do vậy lượng khí lưu thông qua cửa nạp xả tốt hơn.( xin phép gọi sự tăng công suất là N1)
+ Nhưng tác giả đang xét Là công suất phát ra ( Mô men ở đầu trục cơ) thì ngoài lượng không khí nạp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa. Trong đó ở tốc độ thấp thì phải kể đến Khối lượng của cơ cấu phân phối khí ( và khối lượng DOHC > khối lượng của SOHC). Từ đó khi vận hành động cơ ta sẽ phải mất 1 lượng công suất N2 để thắng sự chênh lệch khối lượng này.
+ Khi ở tốc độ thấp: N1> N2. SOHC thắng DOHC
+ Khi ở tốc độ cao: N2> N1: DOHC sẽ phát ra công suất lớn hơn
( Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố để ảnh hưởng đến công suất của động cơ hay công suất kéo tại bánh xe)
- Xin mọi người chỉ giáo, mình chỉ so sánh lý thuyết thôi.
 

haclongtamduong

Tài xế O-H
Bên trong động cơ, có một cơ chế kiểm soát bộ truyền động van bao gồm trục cam, cam nâng, thanh truyền, van và lò xo. Sơ đồ bố trí trục cam phổ biến nhất trên động cơ xe máy hiện nay là SOHC và DOHC.
- SOHC và DOHC là gì?
Cả hai loại động cơ đốt trong SOHC và DOHC đều sử dụng con đội, trục cam, cò mổ, xu páp và lò xo trong quá trình phân khối khí nhưng SOHC chỉ sử dụng một trục cam duy nhất, còn DOHC sử dụng 2 trục cam tạo nên một cơ cấu phối khí khác biệt.


Cách bố trí khác nhau của động cơ SOHC và DOHC
- SOHC (Single OverHead Camshaft ) nghĩa là động cơ chỉ có duy nhất một trục cam bố trí ở nắp máy, phía trên các van. Trục cam này dẫn động đóng mở trực tiếp cả xu páp nạp lẫn xả thông qua con đội hoặc cò mổ tùy theo các hình dạng cam khác nhau. Động cơ SOHC thông thường chỉ được bố trí 2 van cho mỗi xi lanh, vẫn có thể dùng 3 van hoặc 4 van nhưng kết cấu truyền động sẽ rất phức tạp nên hiếm khi được áp dụng.

Cơ cấu của động cơ cam đơn SOHC
- DOHC (Double OverHead Camshaft) là động cơ sử dụng 2 trục cam bố trí trên nắp máy, mỗi trục dẫn động một bên xu páp hút hoặc xả riêng biệt. Mục đích chính của việc sử dụng động cơ DOHC nhằm tăng số lượng van trên mỗi xi lanh do loại động cơ này có thể bố trí 4 van trên mỗi xi lanh tương đối đơn giản, nhờ đó dễ dàng đạt tốc độ vòng quay lớn, đồng thời cho phép đặt xu páp ở các vị trí tối ưu giúp tăng khả năng vận hành.

Cơ cấu của động cơ cam kép DOHC
- Ưu nhược điểm của hai loại động cơ DOHC và SOHC
DOHC có thể lắp 4 van hoặc nhiều hơn nên khi cùng một mức dung tích sẽ cho công suất lớn hơn nhiều so với động cơ SOHC chỉ cho phép sử dụng 2 van trên mỗi xi lanh. Việc có 2 trục cam riêng biệt cho 2 van hút và xả trong động cơ DOHC cũng giúp xe hoạt động êm ái và ít nóng máy hơn những xe sử dụng động cơ SOHC. Ở tốc độ thấp, động cơ SOHC sẽ tạo ra mô men cao hơn loại DOHC có cùng dung tích, nhưng ở tốc độ cao, mô men và công suất tối đa của DOHC lại cao hơn, giúp máy khỏe hơn.


Động cơ DOHC có thể bố trí 4 van trên mỗi xi lanh

Động cơ SOHC chỉ bố trí được 2 van trên mỗi xi lanh
Ngoài ra, việc bố trí được bu gi ở chính giữa đỉnh buồng đốt giúp cho động cơ DOHC có hiệu quả đốt cháy nhiên liệu tốt hơn. Ngược lại, động cơ SOHC do trục cam phải đặt chính giữa buồng đốt để truyền động cho cả van nạp/xả nên bu gi phải đặt sang bên cạnh khiến hiệu quả sử dụng nhiên liệu kém hơn hẳn, do vậy xe sử dụng động cơ SOHC thường hao xăng hơn động cơ DOHC.
Động cơ DOHC còn sở hữu ưu thế về khả năng ứng dụng công nghệ van biến thiên, điều chỉnh trục cam giúp tối ưu hóa chế độ vận hành. Trong khi đó, việc áp dụng hệ thống này trên SOHC lại gặp nhiều khó khăn.
Thế nhưng, những chiếc xe trang bị động cơ DOHC thường có giá thành cao hơn vì cấu tạo động cơ phức tạp với nhiều chi tiết và yêu cầu công nghệ cao hơn. Khi gặp hư hỏng phải sửa đòi hỏi sự tỉ mỉ và người thợ có tay nghề cao, chi phí sửa chữa thay thế đắt đỏ. Kết cấu cồng kềnh làm trọng lượng xe tăng lên, điều này ảnh hưởng một phần đến khả năng vận hành, hoặc buộc nhà sản xuất phải tối giản một số chi tiết để cân bằng.
Ngược lại, SOHC với cấu tạo đơn giản kéo theo việc giảm giá bán, hoặc thay vào đó sẽ đầu tư hơn vào thiết kế, tiện ích. Vì đây là loại động cơ thông dụng nên khi bị hỏng hóc dễ tìm được nơi sửa chữa, chi phí sửa chữa và thay thế cũng thấp hơn nhiều.
Dù trên lý thuyết, SOHC có ưu thế hơn ở vòng tua thấp, còn DOHC vượt trội ở vòng tua cao. Nhưng để so sánh loại động cơ nào hiệu quả hơn còn phải dựa vào vật liệu và độ chính xác khi chế tạo, do đó chạy thử trên điều kiện thực tế phù hợp luôn là cách đánh giá chuẩn xác nhất. Ngoài ra, với tính chất thị trường như Việt Nam, một chiếc xe trang bị động cơ SOHC sẽ có nhiều lợi thế hơn bởi giá thành và chi phí sửa chữa thay thế không quá tốn kém.
mong b cống hiến nhiều nữa :)) rất cam ơn bác ạ
 

AET_Lam

Tài xế O-H
Bác có thể giải thích (tất nhiên về lý thuyết thôi):
- Tại sao SOHC lại nóng máy hơn DOHC?
- Tại sao SOHC lại khỏe hơn (mô men cao hơn) DOHC ở tua thấp?
Em xin trả lời ý thứ nhất, nếu có gì anh giúp em. Theo em nghĩ SOHC nóng máy hơn DOHC là vì một phần cơ cấu phối khí của SOHC phức tạp hơn. cụ thể hơn là DOHC có cam điều khiển trực tiếp lên xupap còn SOHC thì cam điều khiển qua cò mổ sau đó cò mổ điều khiển việc đóng mở xu pap => nhiều ma sát hơn nên lượng nhiệt sinh ra nhiều hơn.
 

phamvanhieu280894

Tài xế O-H
Em xin trả lời ý thứ nhất, nếu có gì anh giúp em. Theo em nghĩ SOHC nóng máy hơn DOHC là vì một phần cơ cấu phối khí của SOHC phức tạp hơn. cụ thể hơn là DOHC có cam điều khiển trực tiếp lên xupap còn SOHC thì cam điều khiển qua cò mổ sau đó cò mổ điều khiển việc đóng mở xu pap => nhiều ma sát hơn nên lượng nhiệt sinh ra nhiều hơn.
Mời bác đọc kỹ lại bài viết. Xem kỹ lại hình rồi phán ạ. SOHC cũng được đội trực tiếp từ cam mà không cần cò mổ. SOHC thiết kế không thể phức tạp bằng DOHC được nha cụ
 

AET_Lam

Tài xế O-H
Bên trong động cơ, có một cơ chế kiểm soát bộ truyền động van bao gồm trục cam, cam nâng, thanh truyền, van và lò xo. Sơ đồ bố trí trục cam phổ biến nhất trên động cơ xe máy hiện nay là SOHC và DOHC.
- SOHC và DOHC là gì?
Cả hai loại động cơ đốt trong SOHC và DOHC đều sử dụng con đội, trục cam, cò mổ, xu páp và lò xo trong quá trình phân khối khí nhưng SOHC chỉ sử dụng một trục cam duy nhất, còn DOHC sử dụng 2 trục cam tạo nên một cơ cấu phối khí khác biệt.


Cách bố trí khác nhau của động cơ SOHC và DOHC
- SOHC (Single OverHead Camshaft ) nghĩa là động cơ chỉ có duy nhất một trục cam bố trí ở nắp máy, phía trên các van. Trục cam này dẫn động đóng mở trực tiếp cả xu páp nạp lẫn xả thông qua con đội hoặc cò mổ tùy theo các hình dạng cam khác nhau. Động cơ SOHC thông thường chỉ được bố trí 2 van cho mỗi xi lanh, vẫn có thể dùng 3 van hoặc 4 van nhưng kết cấu truyền động sẽ rất phức tạp nên hiếm khi được áp dụng.

Cơ cấu của động cơ cam đơn SOHC
- DOHC (Double OverHead Camshaft) là động cơ sử dụng 2 trục cam bố trí trên nắp máy, mỗi trục dẫn động một bên xu páp hút hoặc xả riêng biệt. Mục đích chính của việc sử dụng động cơ DOHC nhằm tăng số lượng van trên mỗi xi lanh do loại động cơ này có thể bố trí 4 van trên mỗi xi lanh tương đối đơn giản, nhờ đó dễ dàng đạt tốc độ vòng quay lớn, đồng thời cho phép đặt xu páp ở các vị trí tối ưu giúp tăng khả năng vận hành.

Cơ cấu của động cơ cam kép DOHC
- Ưu nhược điểm của hai loại động cơ DOHC và SOHC
DOHC có thể lắp 4 van hoặc nhiều hơn nên khi cùng một mức dung tích sẽ cho công suất lớn hơn nhiều so với động cơ SOHC chỉ cho phép sử dụng 2 van trên mỗi xi lanh. Việc có 2 trục cam riêng biệt cho 2 van hút và xả trong động cơ DOHC cũng giúp xe hoạt động êm ái và ít nóng máy hơn những xe sử dụng động cơ SOHC. Ở tốc độ thấp, động cơ SOHC sẽ tạo ra mô men cao hơn loại DOHC có cùng dung tích, nhưng ở tốc độ cao, mô men và công suất tối đa của DOHC lại cao hơn, giúp máy khỏe hơn.


Động cơ DOHC có thể bố trí 4 van trên mỗi xi lanh

Động cơ SOHC chỉ bố trí được 2 van trên mỗi xi lanh
Ngoài ra, việc bố trí được bu gi ở chính giữa đỉnh buồng đốt giúp cho động cơ DOHC có hiệu quả đốt cháy nhiên liệu tốt hơn. Ngược lại, động cơ SOHC do trục cam phải đặt chính giữa buồng đốt để truyền động cho cả van nạp/xả nên bu gi phải đặt sang bên cạnh khiến hiệu quả sử dụng nhiên liệu kém hơn hẳn, do vậy xe sử dụng động cơ SOHC thường hao xăng hơn động cơ DOHC.
Động cơ DOHC còn sở hữu ưu thế về khả năng ứng dụng công nghệ van biến thiên, điều chỉnh trục cam giúp tối ưu hóa chế độ vận hành. Trong khi đó, việc áp dụng hệ thống này trên SOHC lại gặp nhiều khó khăn.
Thế nhưng, những chiếc xe trang bị động cơ DOHC thường có giá thành cao hơn vì cấu tạo động cơ phức tạp với nhiều chi tiết và yêu cầu công nghệ cao hơn. Khi gặp hư hỏng phải sửa đòi hỏi sự tỉ mỉ và người thợ có tay nghề cao, chi phí sửa chữa thay thế đắt đỏ. Kết cấu cồng kềnh làm trọng lượng xe tăng lên, điều này ảnh hưởng một phần đến khả năng vận hành, hoặc buộc nhà sản xuất phải tối giản một số chi tiết để cân bằng.
Ngược lại, SOHC với cấu tạo đơn giản kéo theo việc giảm giá bán, hoặc thay vào đó sẽ đầu tư hơn vào thiết kế, tiện ích. Vì đây là loại động cơ thông dụng nên khi bị hỏng hóc dễ tìm được nơi sửa chữa, chi phí sửa chữa và thay thế cũng thấp hơn nhiều.
Dù trên lý thuyết, SOHC có ưu thế hơn ở vòng tua thấp, còn DOHC vượt trội ở vòng tua cao. Nhưng để so sánh loại động cơ nào hiệu quả hơn còn phải dựa vào vật liệu và độ chính xác khi chế tạo, do đó chạy thử trên điều kiện thực tế phù hợp luôn là cách đánh giá chuẩn xác nhất. Ngoài ra, với tính chất thị trường như Việt Nam, một chiếc xe trang bị động cơ SOHC sẽ có nhiều lợi thế hơn bởi giá thành và chi phí sửa chữa thay thế không quá tốn kém.
Anh ơi trong bài nói là hệ thống SOHC chỉ có thể gắn 2 xupap thôi và 1 ý là DOHC có buzi gắn ở giữa đỉnh nhưng em thấy exciter 150 là động cơ SOHC nhưng có 4 cây xupap va2buzi đặt ở giữa đỉnh luôn. anh xem và trả lời giúp em.

ex.jpg
 

phamvanhieu280894

Tài xế O-H
Anh ơi trong bài nói là hệ thống SOHC chỉ có thể gắn 2 xupap thôi và 1 ý là DOHC có buzi gắn ở giữa đỉnh nhưng em thấy exciter 150 là động cơ SOHC nhưng có 4 cây xupap va2buzi đặt ở giữa đỉnh luôn. anh xem và trả lời giúp em.

View attachment 46536
- SOHC (Single OverHead Camshaft ) nghĩa là động cơ chỉ có duy nhất một trục cam bố trí ở nắp máy, phía trên các van. Trục cam này dẫn động đóng mở trực tiếp cả xu páp nạp lẫn xả thông qua con đội hoặc cò mổ tùy theo các hình dạng cam khác nhau. Động cơ SOHC thông thường chỉ được bố trí 2 van cho mỗi xi lanh, vẫn có thể dùng 3 van hoặc 4 van nhưng kết cấu truyền động sẽ rất phức tạp nên hiếm khi được áp dụng.
Trong bài cũng có nói nha bác
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Em xin trả lời ý thứ nhất, nếu có gì anh giúp em. Theo em nghĩ SOHC nóng máy hơn DOHC là vì một phần cơ cấu phối khí của SOHC phức tạp hơn. cụ thể hơn là DOHC có cam điều khiển trực tiếp lên xupap còn SOHC thì cam điều khiển qua cò mổ sau đó cò mổ điều khiển việc đóng mở xu pap => nhiều ma sát hơn nên lượng nhiệt sinh ra nhiều hơn.
Không nên trói buộc là cứ phức tạp là nóng
 

AET_Lam

Tài xế O-H
- SOHC (Single OverHead Camshaft ) nghĩa là động cơ chỉ có duy nhất một trục cam bố trí ở nắp máy, phía trên các van. Trục cam này dẫn động đóng mở trực tiếp cả xu páp nạp lẫn xả thông qua con đội hoặc cò mổ tùy theo các hình dạng cam khác nhau. Động cơ SOHC thông thường chỉ được bố trí 2 van cho mỗi xi lanh, vẫn có thể dùng 3 van hoặc 4 van nhưng kết cấu truyền động sẽ rất phức tạp nên hiếm khi được áp dụng.
Trong bài cũng có nói nha bác
Dạ em hiểu rồi! còn 1 ý buzi thì sao anh
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên